Hôm nay,  

Thơ Viết Cho Người Bạn Cũ 30 Năm

15/12/200600:00:00(Xem: 203061)

Thơ Viết Cho Người Bạn Cũ 30 Năm

Người viết: N.T.J.

Bài số 1152-1761-473-vb5141206

*

N.T.J. là bút hiệu của một tác giả cư trú và làm việc tại miền Bắc Cali. Bà đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Bài mới nhất, theo tác giả, được viết theo tâm tình của một người bạn kể lại.

*

Anh Ngọc,

Mấy chục năm trước, khi mình quen nhau em đâu có  nghĩ  có ngày mình sẽ trở thành "người xưa" và phải viết thơ thăm nhau. Cứ tưởng sẽ ở gần nhau và cùng nhau chia xẻ ngọt bùi, cùng nhau nương tựa đến ngày răng long,,,,,

Vậy mà mình cũng đã xa nhau gần 30 năm với biết bao nhiêu thay đổi. Lần cuối cùng gặp nhau nhớ như in hình ảnh đen đúa lem luốc của anh, tiễn anh ra bến xe, anh lầm lũi không quay nhìn lui vẫy tay chào em như ngày  nào. Vậy đó mà đã 30 năm…

Bây giờ mình viết thơ cho nhau không phải là chuyện mình nữa mà chuyện của thế hệ sau này. Đúng là cái số của mình còn có dịp gặp lại nhau, khi con gái của em dân thằng bạn trai ve. Tuy thằng nhỏ là dân da vàng nhưng nó có điệu bộ của một đứa con nít Mỹ bởi vì nó lớn lên tại đây. Khi em nhìn nó rõ ràng là thấy nó rất quen. Con gái em thường cười mẹ nó hoài, bởi em hay lẫn lộn mấy thằng bạn ngoại quốc của nó, em nhìn đứa nào cũng giống nhau, thành ra nó nghĩ với thằng con trai Việt thì em cũng lẫn lộn vậy. Em biết nó sai nhưng không muốn đính chánh, bởi vì dân Việt da vàng thì em không nhầm, nhất là với thằng con trai này vì nó là con anh.

Chuyện tình cảm của mấy đứa trẻ ở xứ này không giống như mình ngày xưa, mình chỉ cho nó ký kiến mà thôi, nhưng đó là chuyện của tụi nó. Không phải cả hai mẹ con của em đều phụ phàng hai cha con của anh đâu.

Cho đến giờ nay em vẫn tin tưởng ở số mệnh và càng tin tưởng hơn là vợ chồng ắt hẳn là phải có duyên hay có nợ gì với nhau. Em lấy chồng tưởng là tình yêu bởi em quen với anh ấy, rồi thương rồi lấy nhau, nhưng tới khi về sống chung rồi mới hay là anh theo tán tỉnh em, là vì ảnh nghe lời mẹ ảnh, hèn chi mà ảnh sống với em ảnh thật là lạt lẽo không tình cảm ngay cả đã có mấy mặt con rồi ảnh cũng không thêm mà còn bớt. Đối với con cũng vậy, anh ấy có một tình thương vừa phải cho con thôi, ảnh thương gia đình ảnh lắm vì vậy mà ảnh bị gia đình của ảnh hiểu lầm, anh lo lắng cho mẹ từng chút một trong khi mấy mẹ con dù có bịnh hoạn nằm ra đó, ở chung một nhà mà ảnh cũng chẳng bao giờ hỏi thăm một tiếng. Anh không ngó ngàng tới vợ cũng được đi, mà tới con ảnh cũng chẳng bao giờ để tâm tới, đời ảnh chỉ lo lắng cho mẹ và gia đình ảnh mà thôi. Mẹ con em không phải là gia đình của anh ấy đâu, ảnh có hiếu và tôn sùng mẹ và thương các cháu cực kỳ thương đến độ mẹ ảnh và các cháu đều nghĩ là một người đàn ông như vậy hẳn là phải cưng vợ và cưng con gấp bội phần…. Đứa cháu gái của anh ấy thường nói với con gái em là "cậu ấy cưng tao như vậy chắc với mầy chắc cậu cưng dữ lắm" đứa con gái em tủi thân lắm, mà ngay cả thằng con trai cũng vậy tánh nó vô tư mà còn thấy cái bất công của cha nó, nó nói phải chi mà ba nó tử tế với mẹ nó bằng phân nửa với bà nội và cưng tụi nó bằng phân nữa cưng mấy đứa cháu thì chắc chắn tụi nó sung sướng lắm. Nghe con trẻ nói làm em cũng buồn lây, sống với nhau từ bấy lâu em biết ảnh nhạt nhẽo mà em phải làm sao đây" Chẳng lẽ thôi nhau tại vì anh không cưng mẹ con mình sao"

Nhưng thôi kể lễ dài dòng em chỉ muốn viết thơ này là để thăm hỏi anh, chớ chắc hẳn anh không cần em giải thích là tại sao em lại phụ phàng anh đâu. Anh chắc cũng hiểu dùm em mà, ngày miền Nam đổi đời thì ai cũng đổi, như anh về quê, anh đi vượt biên, anh bị bắt, anh vượt ngục anh trốn tù rồi anh lại bị bắt, em ở ngoài này thì cũng giống như anh, em đi vượt biển, em bị bắt nhưng em không trốn tù. Được thả rồi về chờ anh hoài không thấy anh  trở lại trường, nghe Ngọc Nữ nói anh đã bị bắt, kiếm anh chẳng gặp, đợi hoài không thấy anh trở lại thì em phải làm sao" Em là con gái mà, đành trở về quê quán sống quanh quẩn nơi quê nhà, gia đình là thành phần có tội, tài sản bị tịch thu, các anh em trong nhà đều bị đi cải tạo... Nói đi nói lại, em có duyên mà cũng có nợ với chồng của em mà thôi, còn với anh thì chỉ là có duyên mà không có nợ.

Sau khi lấy chồng em đã ra đi cùng với gia đình và đã lập nghiệp ở đây cho tới ngày nay, cuộc sống của em tạm gọi là yên ổn cho tới khi gia đình bên chồng qua đoàn tụ. Nhiều chuyện xảy ra cho đến khi tan vỡ, bây giờ thì hết duyên mà chắc là cũng hết nợ bởi vì anh ấy có gia đình của ảnh không cần đến mẹ con em.

Thật ra khi sống chung ảnh cũng đầy đủ bổn phận ảnh, đã mang tiền về để lo cho vợ con, nhưng ngoài chuyện đó ảnh sống với mẹ con em mà lòng hướng về gia đình ảnh mà thôi, ảnh chẳng bao giờ nhìn thấy ở vợ con một niềm hạnh phúc nào đâu, em biết điều đó, cả con ảnh cũng biết. Sống với một người chồng và một người cha như vậy thật ra cũng buồn và cô đơn lắm anh ạ,, các con em lại ngoan và học hành tử tế, nhờ vậy mà em mới có niềm vui mà sống với anh ấy cho đến ngày các con khôn lớn. Nghỉ cho cùng là cũng tại nơi em, em ưng anh ấy mà, chớ có ai ép buộc em đâu, rồi vì tự ái khi biết lý do ảnh cưới em như vậy nên khi êm ấm thì thôi còn không êm ấm thì lòng em cũng chán nản lắm

Còn về phần anh, nghe con trai anh kể là chỉ có 2 cha con, cái gì cũng Dad nó lo, thật là tội nghiệp cho cha con anh, thằng bé thật là ngoan ngoãn dễ thương vậy mà mẹ nào nỡ bỏ con chớ. Giờ nó ở đây chắc hẳn anh cũng buồn và nhớ con lắm ha" Em nghe nó định trở về kiếm việc đặng ở gần cha, em thật mừng cho anh sanh được đứa con chí hiếu. Thằng nhỏ thật là giống anh ở cái ít nóng tánh lại lãng mạn, có hơi gàn một chút. Cái tánh gàn gàn của anh đã làm em bực bội biết bao lần. Mấy chục năm nay sống ở xứ người, bon chen xô bồ vội vã, nhưng khi hồi tưởng lại thời thơ ngây đó em cảm thấy như bớt  đi phần nào những nhọc nhằn của cuộc sống. Cảm ơn anh đã yêu em ngày đó, cảm ơn  anh đã cho em biết thêm bao hỉ nộ ái ố của cuộc đời vốn như tờ giấy trắng của người con gái,, dù rằng chúng ta chưa từng là vợ chồng nhưng cảm tưởng như là hiểu nhau sâu sắc, thông cảm và biết ý nhau từng chút. Nước mắt em muốn rơi khi cảm nhận đời mà không có tình người thì thật là vô vị.

Mà thôi, để em trở lại vấn đề của 2 đứa trẻ. Cho đến giờ em cũng không nói cho chúng biết mình là "cố nhân" mà thôi cũng không cần nói ra làm gì phải không"

Chúng nó quen nhau, chỉ mới cảm tình chưa yêu thương nhau gì cả. Thật ra em mới chính là ngừơi cảm mến con anh cho nên cứ nói vô nhưng con gái em tuy có cảm tình cho thằng bé nhưng không thương, mà em cứ chìu chuộng và thương yêu nó như "rể" vậy. Bây giờ em mới biết tại sao em cảm thấy thương mến nó lần đầu tiên gặp là tại vì nó giống anh….vô tình trong tâm thức nên em chọn nó cho con mình. Đó là một sự hiểu lầm tình cảm mà ra. C

on em không phụ con anh đâu, anh đã hiểu ngọn ngành câu chuyện, ngày nào đó anh hãy giải thích cho nó hiểu kẻo mà oan cho con gái em tội nghiệp nó nghe anh, con em là một đứa con gái hiền lành nhân hậu.

Thôi, thư cũng khá dài, rất vui khi nhận tin anh, chúc cha con anh luôn mạnh khỏe yên lành.

Thân bút,

Hoài Thương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,050,493
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông nhân dịp Fathers Day.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài viết mới của Tịnh Tâm là một truyện ngắn nhân ngày Fathers Day sắp tới.
Tác giả sinh năm 1944, định-cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công công của các thành-phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009 và đây là bài viết thứ ba của ông, tự sự của một cựu chiến sĩ về quê cũ tìm thăm mộ đồng đội cũ. Tác giả cho biết ông sinh tháng 10/1939. hiện là cư dân Houston, Texas. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ.
Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Mừng tác giả trở lại trường học và mong ông viết thêm.
Ngày này, tuần tới sẽ là Fathers Day. Nhân dịp này, mời đọc bài viết mới nhất của Cam Li. Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải vinh danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010.
Đây là bài thứ ba của Lê Thị. Tác giả 35 tuổi, cư dân Chicago. Trong email kèm bài đầu tiên, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Với hai bài “Tôi Vẫn Là Tôi” và “Đâu Đó Có Chỗ Cho Chúng Ta” kể chuyện tình đồng tính, Lê Thị hiện dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong 30 ngày qua. Bài viết mới làm bật lên sức quyết định của “hơi ấm gia đình” đối với những lựa chọn sinh từ trong tình huống tuyệt vọng, đồng thời cho thấy sức viết mạnh mẽ của tác giả.
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam.Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Vẫn trong tinh thần ấy, bài mới của bà là chuyện của mùa Fathers Day.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến