Hôm nay,  

Những Mảnh Đời Trái Ngược

17/04/200700:00:00(Xem: 152254)

Người viết: Kim Trần

Bài số 1243-1854-560vb3170407

*

Sinh năm 1983, học ngành sư phạm tại Cal State, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Bài trước đây của cô là một tự truyện "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện". Và lần này, là viết về “những nỗi băn khoăn về việc đời và những người xung quanh.”

*

Tôi thích viết văn, làm thơ từ thuở còn bé xíu. Những bài thơ, câu chuyện tôi viết không mang màu sắc tươi vui của cuộc sống đẹp như trong mơ, hoang đường như trong chuyện cổ tích mà thông thường là những dòng suy nghĩ đã khuấy động tâm trí tôi, những nỗi băn khoăn về việc đời và những người xung quanh tôi dù đôi khi chúng chỉ là những sự việc nho nhỏ mà ít ai chú ý.

Có lẽ vì ở Mỹ này- nơi duy nhất mà mọi người rủ nhau đi ăn uống khi bụng đã quá no đầy- mọi người ai nấy lo cho cuộc sống riêng tư của họ, hay lắm lúc vì quá bận rộn kiếm tiềm và hưởng thụ mà có mấy ai quan tâm đến những khoảnh khắc, những số phận của những con người không quen biết bên đời.

Không hiểu từ khi nào, trong tôi đã hình thành thói quen hay chú ý đến những biến đổi của nhịp sống, những số phận con người xung quanh mà viết lên những dòng nhật ký, những câu chuyện tản mạn về việc đời, người đời.

Bây giờ lại ngồi nơi bàn viết, những dòng tin tức, hình ảnh tôi đã vô tình đọc được sáng hôm nay từ một tờ báo Việt Nam đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều về những nghịch lý cuộc đời mà mọi người chúng ta chứng kiến hàng ngày, chỉ có điều, có mấy ai nhận ra những nghiệt ngã quanh đời ấy dù chúng đang diễn ra trước mắt.

Tin tức báo rằng có một cô bé con mới 10 tuổi, học lớp bốn trường làng, đã quyết định từ bỏ cuộc đời mình bằng một bình thuốc xịt rầy. Thoáng đọc tôi không tin nổi, điều mà có lẽ ai nghe cũng phải đau lòng là số phận của cô bé ấy rất bất hạnh, mồ côi từ lúc 1 tuổi, ở với bà ngoại đã hơn 70 tuổi, lưng còng, sức đã cạn không thể làm việc gì ngoài việc bán mấy bó rau ngoài chợ kiếm năm ba ngàn mua gạo nuôi em mỗi ngày. Bức thư tuyệt mạng của em đã làm tôi quá xúc động đến bật khóc. Viết bằng giấy tập kẻ hàng, với nhiều lỗi chính tả, câu văn mang vỏn vẹn nội dung "Ngoại ơi con thương ngoại lắm, ngoại không còn đủ xứt nui con, mà con nhỏ quá người ta trê hông mướn. Con chết để ngoại dở lo…" Đoạn cuối bức thư là dòng chữ cong queo "sin làm ơn làm phước nui dùm bà ngoại của con".

Cả ngày hôm ấy, tôi đã rất buồn vì bản tin ngắn kia, có một nỗi hối tiếc cứ ray rứt trong lòng. Chiều đến, tôi sang nhà nội dự sinh nhật thằng nhóc cháu tôi, năm nay cũng lên 10 tuổi. Là đứa con duy nhất trong nhà, nó được ba mẹ cưng chiều hết lòng, và nhất là bà nội tôi. Sinh nhật chú nhóc đầy ấp hoa quả, trái cây, đồ ăn thức uống, có đến 2, 3 cái bánh kem đủ loại chờ chú. Thằng nhóc tự dưng chạy sang nhõng nhẽo bà nội bảo "con muốn ăn ice cream, nội" bà nội tôi bảo "một lát ăn bánh kem đi con, hết ice cream rồi, có bánh khác nhiều lắm nè." Nó la thét lên nhất định vòi cho được ice cream bảo "con ghét bà lắm, không thương bà nữa đâu, con muốn ice cream mà…"

Chứng kiến chú nhóc xử sự với bà như thế, tôi đau lòng nhớ lại bản tin tức ban sáng…

Một mục khác trong tờ báo nêu lên tấm gương hiếu học của một học sinh tật nguyền  mồ côi từ bé, anh mất cả đôi chân. Thật đáng khâm phục cho một nghị lực phi thường, vượt qua bao khó khăn cuộc sống để có được danh hiệu thủ khoa trường.

Điều làm tôi xúc động là câu trả lời chân thật của anh khi được hỏi từ một phóng viên nhà báo: "Tại sao em thích học và ước mơ của em hiện tại là gì""  Anh đáp: "Em biết bản thân mình thiệt thòi trong cuộc sống vì bị tật nguyền và mồ côi, em chỉ có thể đem hết sức mình học tập để làm cho bản thân có giá trị. Và còn cho ba mẹ em đã yên nghỉ, nếu họ biết được em có ngày hôm nay, họ sẽ yên tâm hơn. Hiện tại, em chỉ ước nhận được học bổng để tiếp tục học. Em không có tiền đóng học phí đại học…"

Những tấm gương hiếu học như thế không ít, điều đáng buồn là tương lai nào có hứa hẹn cho họ một cuộc đời tươi sáng.

Câu chuyện này có lẽ không làm tôi suy nghĩ nhiều nếu như tôi không đến nhà bạn dự lễ ra trường trung học của đứa em trai của một bạn thân cuối tuần qua. Nhà bạn tôi rất giàu, đứa em là con trai duy nhất trong nhà nên được "cưng như trứng, hứng như hoa", dù rằng cậu ta suốt ngày ăn chơi, may mắn lắm mới được ra trường. Buổi tiệc thật long trọng, có nhiều người đến dự, ba mẹ cậu ra vẻ hãnh diện về sự việc này. Quà ra trường của cậu từ ba mẹ là một chiếc BMW M3 mà cậu đã vòi bấy lâu nay, theo tôi biết chiếc xe này không dưới 60 ngàn dola. Trao chiếc chìa khóa xe, mẹ cậu dặn dò: "Ba mẹ chìu con mua chiếc xe này, con phải học hành đàng hoàng nghe chưa" Cậu bé giựt chìa khóa từ tay mẹ, cằn nhằn bảo "mẹ nói hoài, mệt quá, học hành con biết lo mà." Nói xong cậu chạy vội ra cửa, lấy xe vọt thử, bỏ mặc bà mẹ đáng thương đứng nhìn theo lắc đầu. Lúc ấy, tự dưng tôi thầm nghĩ "phải chi cậu con trai tật nguyền hiếu học kia được sinh ra trong một gia đình khá hơn một chút.

Một mục khác trong tờ báo là câu chuyện kể về nỗi đau của một người vợ mất chồng.

Hai người đang sống bên nhau hạnh phúc, có với nhau 2 đứa con kháu khỉnh, tuy không giàu có nhưng người chồng không để cho vợ phải đi làm, ngày ngày anh đi làm 2 việc từ sáng đến gần khuya mới về. Cuộc sống cực khổ nhưng tình yêu đã khiến họ vượt qua khó khăn hướng về tương lai cho hai đứa nhỏ. Rồi anh bị xe cán chết khi đang trên đường chạy về. Người vợ bây giờ đang kiệt sức vì đau khổ và nước mắt. Rồi đây hai đứa con ai lo" Chị chỉ nghĩ đến một điều duy nhất là đi theo anh lúc này…

Tôi thở dài buồn bả bỏ tờ báo sang một bên dù chưa đọc hết đoạn cuối câu chuyện, tôi sợ đoạn kết của câu chuyện làm tôi không chịu nổi. Lật tờ báo US People của Mỹ đang ở kế bên xem, cũng lại hình ảnh những ngôi sao Holywood thật lộng lẫy, những tin tức về họ làm tôi thấy chán ngấy: Jennifer đã chia tay với Vin, Paris Hilton quen bạn trai mới, Justin… không biết chọn ai.

Ở Mỹ, những ngôi sao nổi tiếng là như thế, thề nguyện bên nhau mãi mãi đến suốt đời trong ngày hôn lễ, hôm sau lại file giấy ly hôn. Tôi nghĩ thầm, phải chi họ cũng đọc được câu chuyện tôi vừa mới đọc và hiểu được tình yêu thật sự là thế nào, để biết cùng nhau trân trọng tình yêu, niềm vui, chia sẻ những khổ đau, cay đắng trong đời.

Những bất hạnh quanh đời làm tôi ray rứt. Thầm nghĩ cuộc đời có lẽ sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều biết quan tâm đến nhau và biết thông cảm với những nổi cay đắng của những người bất hạnh. Bởi sinh ra đời ai lại không muốn giàu có và hạnh phúc, nào ai lại muốn những nghiệt ngã, khổ đau, trắc trở úp chụp xuống đời mình.

Chúng ta, những số phận may mắn hơn, hãy cố gắng trân trọng lấy những gì mình đã và đang có. Thật hạnh phúc cho những ai còn nghe xung quanh nồng ấm tình người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,418,239
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của   Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005,   "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Nhạc sĩ Cung Tiến