Hôm nay,  

Cám Ơn, Xin Lỗi

05/01/200700:00:00(Xem: 178724)

Cám Ơn, Xin lỗi

 

Tác giả: Tân Ngố

Bài số 1168-1780-488-vb5040107

*

Tác giả tên thật Nguyễn Viết Tân, đã góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ đợt II năm 2001. Ông Tân hiện cư trú tại Nam Cali. Công việc: làm lanscaping cho các xa lộ tại Nam-Bắc Cali. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Bài ông góp thêm lần này là hai lá thư bàn về việc mấy chữ “cám ơn”, “xin lỗi” lâu nay hiếm thấy tại Việt Nam.

*

Thư cho Chung

Cách đây khoảng hơn 10 năm, anh có đọc một bài viết ngắn của một người Bắc (Di Cư 54) từ Mỹ về thăm Hà Nội, ông ta nói rằng khi cho quà cáp hay tiền nong, người miền Bắc không hề nói câu cám ơn.

Thấy kỳ quái quá nên trước khi vào Saigon, ông ta mới hỏi nhỏ người bạn thân từ hồi còn thơ ấu, anh bạn mới trả lời như sau:

-Mấy mươi năm nay có ai cho ai cái gì đâu mà cám ơn. Câu cám ơn hầu như đã biến mất trong ngôn ngữ hàng ngày rồi!

Anh cho rằng cái ông tác giả này có ác cảm với người dân VN, nên đặt điều quá đáng.

Hà Nội là nơi chốn ngàn năm văn vật, lẽ nào lại có sự ấy.

Năm 2000 anh về thăm nhà, có gia đình Lam Mỹ về cùng, gặp cha con cậu Đông từ Bắc vào chơi, thằng Lam biếu mỗi người 50 đô la, ông ấy mở tờ giấy bạc ra coi một cách chăm chú rồi bỏ vào túi, thằng Lam tưởng ông chưa bao giờ có tiền đô nên mới giải thích:

-Đây là tờ 50 đô la Mỹ đó ông, tờ này đổi ra tiền Việt được khoảng 700 ngàn.

Không thấy ông ấy nói gì, nên thằng Lam quê quá, lỉnh đi chỗ khác, lát sau gặp anh nó bảo:

-Hình như ông Cậu chê ít hay sao mà không nói với cháu câu nào(")

Anh đành giải thích cho nó hiểu -theo cái bài mà ông Việt Kiều kia đã viết - Thằng Lam ái ngại mà lòng cũng không tin cho lắm, nó cứ lẩm bẩm "Sao kỳ dzậy".

-Năm anh Đức ở ngoài Huế bị bịnh mà chết, O Điểm khóc sưng cả mắt nên hôm sau vào sở người ta hỏi, thì O nói là anh trai mình mới mất đêm qua, họ đi góp tiền phúng điếu được mấy trăm, O gửi về phụ lo đám tang và một cái thư, dặn mấy đứa cháu nên viết một cái thơ, cám ơn những người trong hãng của cô, đã có lòng giúp các cháu.

Đến bây giờ giỗ mãn tang đã lâu lắm rồi, mà cái thư không thấy đâu!

- Gần đây nhất, khi cơn bão Con Voi đổ vào Miền Trung làm nhà tan cửa nát, ông Bảo và ông Nam có ghé nhà thăm hỏi và gửi tiền cứu trợ cho gia đình O Điểm ngoài Huế, anh cũng góp thêm được tổng cộng 1200$.

O Điểm có gọi phone về nói chuyện với con Tài Vân (đã tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm) là lần trước các cháu làm cô mất mặt quá, lần này hãy viết một cái thư, ngắn cũng được, cám ơn hai chú Bảo, Nam đã có lòng ưu ái với gia đình mình.

Bây giờ đã hơn 1 tháng rồi, tiền chắc đã tiêu hết rồi mà thư cũng không, email cũng không, dù chỉ là một vài giòng!

- Việc giúp đỡ Học Sinh Sinh Viên Kinh 5 quê nhà, nhất là những người được nhận học bổng (mà Học bổng cao nhất là 700 usd) để phát cho những học sinh ưu tú, nhưng chỉ có cha Thận lên tiếng cám ơn (mà cha là người không được thụ hưởng).

 Còn các học sinh không em nào viết lấy được một câu cám ơn.

Học sinh giỏi không phải chỉ là làm toán hay, là nhớ bài trong sách vở, mà còn phải là người hiểu biết trước sau, biết sống sao cho phải ở đời, sao thành người con ngoan...

Không phải người bỏ tiền ra họ cần câu nói cám ơn, vì đã có những người đóng tiền hỗ trợ đề là Vô Danh, nhưng đám học sinh ưu tú mà hành xử kiểu này thì làm sao coi được.

Từ ngày các anh rời xa quê hương, mới hơn 20 năm thôi chứ đâu có lâu lắc gì, mà văn hoá hai bên đã có quá nhiều cách biệt.

 Hồi trước 75, cái câu đầu môi là "xin lỗi" và "cám ơn" được nghe mọi nơi mọi chỗ; khi qua đây thì mở miệng ra là:

- Excuse me.

Rồi mới hỏi; rồi mới cầm lấy; rồi mới vượt qua người đang đứng gần mình v v.....

 Thấy người ta mở cửa ra vào giùm là nói thank you.

 Mình mua hàng rồi, tuy phải trả tiền đấy chứ nhưng cũng nói cám ơn, vì người bán hàng vừa cám ơn mình đã mua đồ trong tiệm của họ.

Tóm lại đây là cách hành xử có lễ độ và tôn trọng nhau, không phải vì mình quị luỵ hay khiêm tốn mới nói những câu đó.

Lời nói chẳng mất tiền mua.

Cám ơn nhau rồi, ra về ai nấy trong lòng đều vui vẻ.

Còn ở VN bây giờ, nói ra càng thêm buồn.

Anh có mấy người quen về thăm nhà, họ đều than phiền rằng khi cho quà, cho tiền, chỉ thấy người ta nhận rồi bỏ vô túi, coi như sự cho tiền là bổn phận đương nhiên của Việt Kiều; không cho mới là đáng trách, còn cho thì việc đếch gì mà phải cám ơn.

Than ôi, nền văn hoá bốn ngàn năm văn hiến đã đi đâu mất rồi.

Tân

Thư cô Nụ Trả Lời:

Bác Tân ơi,

Bài viết này sắc xảo và chí lý lắm, bác cứ post lên Web Kinh 5 đi, đừng ngại ngùng gì hết vì đây cũng là ý nghĩ của nhiều người.

Em nghĩ giá mà mình còn ở lại VN, sống trong môi trường như thế thì cũng nhược ra y hệt con cá sống trong nước phù sa thì có màu vàng, trong nước ao tù thì có màu đen, mà nhốt trong cái lu khạp chật chội thì ngáp ngáp.

Cuộc sống mà ít có được lúc nào thảnh thơi, lúc nào cũng phải lo cái ăn cái mặc, tiền sách vở, tiền học, tiền xe cho con, tiền quan hôn tương tế v v.. chẳng còn tâm hồn đâu để lo chuyện cao xa, chuyện hay ho gì nữa cả!

Cuộc sống hối hả, nếu không lọc lừa thì lại sợ người ta lừa lọc mình, ganh ghét, đạp lên đầu lên cổ mình mà tranh sống.

Kết quả là số đông con người sẽ phản ứng chậm chạp với điều tốt, có nhìn thấy họ cũng không còn tin vào điều tốt nữa.

Khi gặp ai có hành động tốt, thí dụ như cho tiền chẳng hạn, họ không biết phản ứng làm sao cho phải; trở nên ngượng ngập, rồi để cho qua phà luôn.

Sự thực khi được giúp đỡ họ cũng mừng, cũng cảm động đấy chứ, nhưng đồng thời cũng mặc cảm nữa.

Anh không tin thì cứ thử hỏi anh Chung hay Năm Tèo đi, đó là những người có của ăn của để đấy, nhưng liệu họ có thoát được mặc cảm đối với những người từ nước ngoài về không(") Nếu không, thì dù họ có thành công hơn những người VN khác, và nhất là họ chững chạc hơn rất nhiều so với các em học sinh, sinh viên kia, chắc họ cũng sẽ gặp sự lúng túng khi phải giao tiếp, qua lại với những Việt Kiều (dù là thân nhân).

Ngược lại, đa số dân chúng đã nhìn, đã nghe thấy quá nhiều điều xấu xa, và bị giao thoa với những tiêu cực này, rồi dần dần có những thói quen đánh đập, cãi cọ, chửi bới ... có nhiều khi đối với ngay những người thân yêu của mình.

 Tệ hơn nữa là họ rụt vòi, tự co cụm lại, bất cộng tác với người khác, đôi khi miệng lưỡi, nói trơn như mỡ, cám ơn cám huệ rối rít mà lại chửi sau lưng.

Ngơi ra là gian manh, coi lương tâm không bằng lương tháng; lương tháng không bằng lương lẹo!

Bác đừng tưởng rằng em đang nói xấu người còn ở VN, dân mình khối người qua đây khá lâu rồi mà vẫn có những tính xấu đó chứ đâu phải ai cũng tốt. Họ không theo kịp sự tiến hoá của nếp sống văn minh nên có phản ứng chẳng hay ho gì.

Ngay cả người Mỹ cũng có những trường hợp cá biệt. Em đang làm việc ở Shelter nên đã từng phải đối phó những chuyện như thế này rồi. Khi hoàn cảnh khó khăn quá, tệ hại quá thì con người dễ trở nên "khô khốc" như thế.Như vậy, suy cho cùng thì em thấy mình nên dùng kế sách "Mưa lâu thấm đất". Khi nước đã thấm nhiều thì nước sẽ tràn đầy lên tạo thành sông thành suối, dần qui tụ lại thành giòng lớn rồi xuôi ra biển cả.

Phú quí sinh lễ nghĩa.

Chữ phú quí bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.

Nếu trong chúng ta, có nhiều người còn nghĩ đến quê hương bản thổ, thì nước VN mình sẽ có ngày phú quí, tươi sáng hơn lên.

Chắc chắn thế, bác ạ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,427,433
Tác giả là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Với nhiều bài viết giá trị, ông là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Bài viết mới nhất của nhà văn linh mục là một truyện ngắn, được tác giả giới thiệu như sau:
Tác giả là một huynh trưởng hướng đạo, đồng thời cũng là một nhà giáo, hiệu trưởng trường trung học St Ignatius College Prep tại Fort Worth, Texas. Nguyễn Đức Thắng là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài đặc biệt kể về "Người Vợ Bắc Kỳ" -hiện đã có trên 60,000 lượt người đọc. Bài viết mới của ông là chuyện về một đêm Halloween, và “mặc cảm phạm tội” của chàng với bà vợ bắc kỳ mà tác giả gọi đúng kiểu bắc kỳ xưa là “nhà tôi”.
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 và đã từ miền Đông bay về Little Saigon dự họp mặt năm thứ 12 của giải thưởng Việt Báo. Bài viết mới nhất của cô kể về trận siêu bão Sandy vừa tàn phá miền Đông, nhìn từ Boston.
Tác giả đang sống tại Saigon, thường viết chuyện về Việt kiều và quê nhà, đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Năm 2007, bài "Gả Con Cho Mỹ" của ông vào danh sách 10 bài được đọc nhiều nhất trên Việt Báo Online. Bài viết mới của ông là một du ký kể chuyện đưa bà con Việt kiều đi từ Nam ra Bắc.
LTS. Năm (5) ngày trước khi bầu Tổng Thống Mỹ 2008, Việt Báo Daily News số đề ngày Thứ Sáu 31-11-2008, có đăng bài của tác giả Quân Nguyễn, "Xem Số Obama."
Tác giả là một kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona. Là con một gia đình H.O., từng trải qua nhiều năm khốn khó khi miền Nam đổi đời, Nguyễn Khánh Vũ đã góp nhiều bài viết xúc động khi tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Bài mới của ông là chuyện bầu cử, nhân ngày tổng tuyển cử 6-11 sắp tới.
Với cách viết tinh tế, sô1ng động, Nguyễn Văn đã nhân giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012, cho biết ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Cho tới nay, ông đã góp các bài: “Chuyện Của Bill”; “Tôi Không Là Ai Cả”; “Ngày Tháng Buồn Hiu”; “Mùa Thu Nashville”; “Đêm Mưa Bong Bóng”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sống ở Canada trước khi qua Mỹ vào năm 2005, hiện là cư dân Riverside và làm việc trong ngành ngân hàng. Bài viết đầu tiên của cô mang tựa đề “Chuyện Thằng Bin Con Bush” đã được trao Giải Đặc Biệt VVNM 2009. Tựa đề bài viết thứ hai của cô trích từ một tiểu thuyết của nhà văn Nodar Dumbatze, có dẫn giải trong bài.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện câu cá đủ loại, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, sang Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến