Hôm nay,  

Tiễn Biệt Thầy Nguyễn Văn Diên

10/01/200700:00:00(Xem: 122530)

Tiễn Biệt Thầy Nguyễn Văn Diên

Người viết: NGUYỄN QUANG

Bài số 1172-1784-492-v3090107

*

Tác giả Nguyễn Quang sinh năm 1947 tại thị xã Quảng Trị, cư dân Nam California , là chủ tịch Hội Ái Hữu Quảng Trị. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là viết về người thầy dạy Việt văn tại trường  trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị gần nửa thế kỷ trước. 

*

Mùa hè năm 2004, nhóm cựu học sinh trường Trung học Nguyễn Hoàng-Quảng Trị tại Bắc California tổ chức Đại Hội, chúng tôi cựu học sinh Nguyễn Hoàng ở Nam Cali. chuẩn bị khăn gói qủa mướp, cơm nắm, gạo bới lên miền Bắc để dự Hội tại thành phố San Jose.

Chiều thứ bảy ở điểm hẹn Santa Ana chúng tôi lên đường, đi 5 tiếng đồng hồ lái xe, tới San Jose khoảng nửa đêm. Anh Lê Thanh Toàn chở chúng tôi đến ở lại xóm nhà lá "Thuận An". Mọi người trong nhà đâu có để chúng tôi nghỉ, họ bắt nhậu cho đến gần sáng, đứa nào cũng mệt.

Sáng hôm sau, tôi cùng Lê Thanh Toàn, Lê Xuân Hùng và Hiệp bạn Hùng ở San Jose đi kiếm càfê và ăn sáng cho tỉnh người trước khi đi dự Đại Hội. Bốn anh em chúng tôi đang uống càfê tán ngẫu, bỗng thấy một người đàn ông gầy hơi cao, mặc quần blue Jean, áo sơ-mi  lam, đội nón kết đi vào quán kiếm chỗ ngồi gần bàn chúng tôi.

Người đàn ông nghe chúng tôi nói chuyện về trường Nguyễn Hoàng và ông ta qua hỏi đường đi đến chỗ Hội trường họp mặt Nguyễn Hoàng sáng hôm đó. Tôi nhìn ông thấy quen quen, liền  mạnh dạn hỏi, anh có phải là Thầy Diên dạy Nguyễn Hoàng hồi xưa không"

“Vâng! Tôi là NguyễnVăn Diên trước đây có dạy học trường THNH Quảng Trị, tôi vừa về từ Sacramento để đi dự Đại Hội Nguyễn Hoàng đây, vậy các anh em đều là học sinh Nguyễn Hoàng cả hả"” Người đàn ông nói. 

“Dạ, chúng em đều là học sinh Nguyễn Hoàng.” Tôi nói, “Mời Thầy ngồi vào chung bàn với chúng em.”

Tôi giới thiệu Thầy Diên với các anh trong bàn, mọi người đứng dậy bắt tay chào Thầy thân mật như đã quen từ xa xưa. Thầy Diên vui vẻ ngồi chung. Tôi nói em là Quang, Nguyễn Quang có học với Thầy, còn anh Toàn, anh Hùng, anh Hiệp là thế hệ sau em, không biết có học với Thầy không" 

 Tôi cũng nói với các bạn là sau 45 năm nay mới gặp lại Thầy. Hồi đó Thầy dạy tôi môn Quốc văn, Thầy là người gốc Quảng Nam, tôi thích nhất là Thầy dạy về thơ Hàn Mạc Tử.

45 năm quả đã xoá nhoà ranh giới tuổi tác giữa thầy và trò.

Anh Toàn nói “Thầy anh Quang mô mà trẻ vậy!”

Thầy mặc quần Jean, áo sơ-mi nên Thầy trông còn trẻ hẳn và có lẽ Thầy mới nhuộm tóc, nên nhìn rất bảnh trai. Cũng may nhờ nước da của Thầy không nhả được nắng ấm Cali cho lắm... mái tóc vẫn chải piantine bóng mướt như xưa và nhờ giọng nói Quảng Nam nên tôi còn nhận ra Thầy! Chớ Thầy làm răng mà nhận ra tôi! Có cả hàng ngàn học sinh Thầy dạy làm sao nhớ hết, họa chăng học sinh đó qúa giỏi hoặc qúa nghịch ngợm, tôi thuộc loại trung bình nên Thầy không để ý và không biết đến. Tuy vậy! sau khi giới thiệu tôi là cháu của Thầy Thành dạy Bồ Đề và cháu của cô Quỳnh Hoa thì Thầy nhớ lại mang máng. Thầy cho biết năm nay 72 tuổi rồi nhưng vẫn còn khoẻ.

Sau kỳ Đại Hội Nguyễn Hoàng lần đó, Thầy Diên có về lo công việc ở Santa-Ana, Nam Cali,  và chúng tôi có dịp được gặp lại Thầy nhiều lần. Thầy nói với chúng tôi là Thầy đang làm truyền thông cho đài phát thanh “Tiếng Nước Tôi” ở Sacramento.

Thầy Diên là bạn thân của anh Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm báo "Văn Hóa" VN ở Santa-Ana. Lê Xuân Hùng và tôi cũng thân với anh Trúc nên chúng tôi thường xuyên gặp nhau tâm sự và dùng cơm trưa với nhau khi Thầy về công tác ở Nam Cali này.

Nghe đâu hoàn cảnh gia đình Thầy rất buồn, đã ly dị vợ, con cái sống mỗi đứa một nơi, hoàn cảnh chí cố vô thân, nên tôi không muốn hỏi và nhắc lại qúa khứ đau thương của Thầy.

Thầy có hỏi thăm tôi về gia cảnh và công ăn việc làm! Tôi cho Thầy biết là tôi cũng vượt biên qua đây 1980 đi làm cho các hãng Mỹ từ đó đến bây giờ (hiện đang làm Marketing) cuộc sống cũng OK, nuôi nổi một vợ nhưng con thì chưa...

Tôi cũng khoe với Thầy Diên, tôi được bà con Đồng hương Ái Hữu Quảng Trị Nam California bầu làm Chủ tịch Hội gần 10 năm nay, Thầy nghe kể chuyện sinh hoạt ái hữu của hội cũng có vẻ vui và bằng lòng với tên học trò cũ của mình thủa nào!

Tôi nhớ có nhiều lần bàn luận với Thầy ở nhà anh Lê X. Hùng, ăn cơm trưa nói về quan điểm chính trị, tới hồi gay cấn  thì Thầy có bảo tôi: Quang ơi! Không có ai giống nhau về quan điểm vì mỗi người đều có cái nhìn khác nhau, ví dụ như lớp học có 50 học sinh, đều biết đến cái bảng đen hình chữ nhật, nhưng vì chỗ ngồi góc độ khác nhau nên cái bảng đen bị nhìn lệch lạc không đúng, do đó khác nhau về quan điểm là đúng thôi.

Bặt đi một thời gian vào khoảng tháng 9 năm 2006 tình cờ tôi đọc báo thấy có đăng tin Phân ưu Thầy Nguyễn Văn Diên đã từ trần tại Santa-Ana và quan tài chuyển về chôn cất ở Sacramento. Lòng tôi như chùng xuống, bồi hồi xúc động, tôi liền điện thoại cho Lê X. Hùng hỏi cho ra lẽ. Hùng cho tôi biết tin trên là đúng sự thật.

Trước khi về Santa-Ana Thầy Diên có điện thoại cho Hùng nói là nếu đến Santa-Ana sẽ tìm Quang đi ăn sáng, uống càfê, nhưng đã vài hôm rồi Hùng không thấy tin Thầy gọi phone, đến mấy hôm sau nghe được tin phân ưu Thầy Diên trên radio và các báo đăng tin chia buồn.

Thế là Thầy Diên đã vĩnh viễn ra đi một cách thầm lặng, ngay tối đầu tiên đến Santa-Ana, nghe đâu Thầy bị heart-attack đứng tim!

Viết đôi dòng về cuộc hội ngộ với Thầy Nguyễn Văn Diên ở trên đất My, tôi nhớ lại một quãng thời gian thơ ấu dưới mái học đường khi còn ở quê nhà, đó là trường Trung Học Nguyễn Hoàng - Quảng Trị, trong khoảng thời gian 1962-1967 và tình cảm Thầy trò thân thiết nhau trên xứ lạ quê người.

Xin tạm biệt Thầy Nguyễn Văn Diên, mặc dù có thể không cùng chung quan điểm chính trị, nhưng Thầy-Trò ta vẫn có chung một tình thương yêu Quê Hương, yêu Quê cha đất tổ,  có chung một niềm tin của giống nòi của Vua Hùng Vương dựng nước mà Thầy-Trò tôi rất lấy làm hãnh diện.

Tưởng nhớ đến công ơn Thầy Diên, tôi xin dâng lên hương hồn Thầy một nén hương lòng để cảm ơn Thầy đã dạy dỗ, và kính cầu chúc hương linh Thầy sớm siêu thoát về miền tiên cảnh.

Tôi hy vọng Thầy sẽ được gặp thi sĩ Hàn Mạc Tử, một thi hào của Việt Nam mà Thầy đã từng yêu kính và lấy đó làm ra những áng văn hay mà truyền tụng cho những thế hệ nối tiếp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,787,270
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến