Hôm nay,  

Chuyện Làm Mẹ: Tôi Học Lớp 4

15/05/200700:00:00(Xem: 116568)

Tác giả: Mai Tran

Bài số 1265-1876-581vb3150507

*

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Mai Trân là tự truyện về một buổi họp phụ huynh với thầy giáo dạy lớo 4 của chương trình GATE (Gifted and Talented Education) dành cho các học sinh tài năng. Bài viết rất tinh tế, giản dị, ích lợi. Mong bà tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm ít dòng tiểu sử cùngh địa chỉ liên lạc.

*

Năm 1986 cháu Lan Hương lên lớp Bốn. 

Một buổi chiều đi làm về, tôi vội vã làm cơm và dọn ra cho bà nội và hai cháu ăn.  Cháu Mai Hương khi ấy 5 tuổi mới học mẫu giáo. 

Dặn dò Lan Hương làm home work xong, tôi lật đật khoác cái jacket vắt ở lưng ghế bàn ăn trong bếp, tất tả chạy ra xe để đến trường Walnut Ạcres họp PTA.  Nhà tôi chờ tôi ở trong xe.  Mặt anh khó khăn vì chờ lâu, vì mệt mỏi sau một ngày dài làm việc, lại còn phải họp hành.  Chúng tôi không nói với nhau lời nào. 

Con đường từ nhà đến trường khoảng một cây số qua một cái đèn đỏ sao mà dài thế.  Tôi sốt ruột vì giờ họp đã rất gần.

Mới bảy giờ chiều mà trời đã tối.  Cái áo khoác không đủ ngăn cái lạnh cuối thu.  Tôi rùng mình cảm thấy như có con gì bò từ gáy xuống sống lưng khi bước ra khỏi xe.  Tôi nhắm vội hai con mắt cay xè, chỉ sợ cơn gió thốc đột ngột vừa rồi làm bay cái vảy kính sát tròng trong hai con mắt khô cứng.  Như cái máy, tôi thò tay vào ví lần mò tìm cặp kính cận. Tôi bị cận thị nặng từ khi học thi Tú Tài.

Mắt tôi loé lên vì ánh đèn trong phòng họp.  Không còn chỗ cho hai người, nhà tôi chỉ cho tôi một cái ghế phía trên, còn anh ngồi lại cái ghế trống ở hàng dưới. Tôi đặt mình xuống ghế, thở phào nhẽ nhõm và cảm thấy yên tâm trong căn phòng ấm đầy ắp người. 

Tựa vào lưng ghế, người tôi như chìm xuống rồi lại bồng bềnh như chơi vơi trên không.  Đang cố chống lại cơn buồn ngủ, tôi chợt tỉnh, người lạnh toát khi có bàn tay sờ vào tay tôi. Người đàn bà trẻ tuổi ngồi bên cạnh mỉm cười dịu dàng đưa cho tôi một mảnh giấy và cây bút bi.  May quá buổi họp vừa mới bắt đầu.  Thuyết trình viên là một thầy giáo lớp 4 của chương trình GATE   Gifted And Talented Education.  Ông nói sơ qua mục đích buổi họp và trình bày cho phụ huynh một vài thí dụ trong cách giảng dạy các em học chương trình này.  Ông nói:

Đây là một bài toán trong lớp chúng tôi,   "A man bought a horse for 300 dollars,  He sold it for 500 dollars.  What is his financial outcome""

(Xin tạm dịch:  "Một người mua một con ngựa với giá 300 Mỹ Kim.  Ông ta bán no với giá 500 Mỹ Kim.  Tình trạng tài chính của ông ta là thế nào"")

Xin quý vị hãy suy nghĩ về bài toán này và tìm câu trả lời.  Tôi không có ý thách đố quý vị.  Chỉ xin quý vị suy nghĩ một chút về một câu hỏi và câu trả lời của quý vị. Trong năm phút nữa, tôi sẽ chia sẻ với quý vị những câu trả lời của các em trong lớp.  Xin quý vị nhớ cho là các em chỉ mới 10 tuổi và các em chính là con em của quý vị.

Tôi đã tỉnh hẳn, cảm thấy đầu óc minh mẫn và thích thú vô cùng vì bài toán lạ lùng này.  Tôi nghĩ bài toán này có cái gì không ổn, nó thiếu một vài yếu tố nào đó và mơ hồ đoán rằng bọn trẻ con sẽ nghĩ như tôi, sẽ không có đáp án nếu thầy không cho thêm cái "missing element" v.v... Tôi nhìn quanh.  Trong phòng im phăng phắc, ai cũng nhìn xuống mảnh giấy cầm tay, có người hí hoáy viết, nhiều người trầm tư.  Tôi ngoái nhìn ra sau tìm nhà tôi nhưng không thấy, không hiểu anh ngồi đâu.  Giá có anh bên cạnh để tôi được thì thầm trao đổi một đôi câu, nhất là cái excitement trong người tôi, như đứa trẻ con háo hức và tò mò trước một cái gì lạ lùng và kỳ ảo. Năm phút qua.  Mọi người đếu ngẩng lên nhìn thuyết trình viên vừa phá tan bầu không khí yên lặng và trang nghiêm bằng câu chào mở đầu, « Hello ... »

Miệng cười tươi, giọng nói như reo vui, ông thong thả kể:

- Cho tôi được chia sẻ với quý vị vài câu trả lời, vài đáp án được tuyển chọn vừa ngẫu nhiên, vừa tiêu biểu của các em.  Đây là câu trả lời ngắn gọn và đơn giản của một em:  « Ông ta mua con ngựa 300$, bán 500$.  Tình trạng tài chính của ông ta là 500$. » 

Một em khác:  «Ông ta mua con ngựa 300$ rồi dắt ngựa về nhà.  Trên đường về ông gặp một người bạn làm nghề nuôi ngựa.  Người bạn này xin mua lại với giá 500$.  Tình trạng tài chính của ông ta là 200$. »

Một em nữa:  « Ông ta mua con ngựa giá 300$.  Mang về nuôi phải mua cỏ cho nó ăn, mất 100$.  Nó bị ốm, đưa đi thú y công với tiền thuốc men mất 100$ nữa.  Bán lại với giá 500$.  Tính trạng tài chính của ông ta là 0$.»

Em thứ tư, em này rất sophisticated, có lẽ bố em là một người của Wall Street (thầy giáo nói đùa.):  Ông ta mua con ngựa 300$.  Tuy nhiên ông không có tiền, phải vay tiền để mua ngựa và phải trả tiền lời 50$.  Ông ta không có chuồng tốt, phải đem gửi ở một nơi mất 50$.  Tiền cỏ cho nó ăn mất 100$. Rồi con ngựa khốn khổ (the poor horse) lại bị ốm.   Tiền thú y và tiền thuốc mất 100$ nữa.  Giá của con ngựa bây giờ thành 600$.  Bán với giá 500$.  Ông ta bị lỗ 100$. »

Ngừng lại một phút để những tiếng ồ thán phục của chúng tôi lắng xuống, thầy tiếp tục nói:

- Thưa quý vị, chắc quý vị đã lưu ý từ FINANCIAL OUTCOME.  Đây là một bài toán không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ có câu trả lời hợp lý.  Không có đáp án nhất định, mà là đáp án uyển chuyển tuỳ thuộc vào những dữ kiện khác, vào những yếu tố xung quanh do chính các em tưởng tượng và tự đặt ra.  Và một điều quan trọng là tuỳ sự định nghĩa của từ Financial Outcome mà mỗi em hiểu theo ý riêng.  Đầu óc các em trong trắng, óc sáng tạo của các em mạnh mẽ.  Chương trình giáo dục này khuyến khích sự sáng tạo (creativity), làm nảy nở khả năng giải đáp những vấn đề được đặt ra (problem solving.)  Thú vị hơn cả là khi nghe các em giải thích những lý luận để hỗ trợ câu trả lời hay đáp án của các em.

Buổi họp kéo dài hai tiếng đồng hồ với nhiều câu hỏi và gợi ý cùng những đề nghị của các phụ huynh.  Tôi định nấn ná ở lại hỏi chuyện thêm, nhưng nhà tôi đã đến bên cạnh, túm lấy tay tôi lôi ra xe.  Anh hết sức tức giận vì không thể signal cho tôi về sớm vì tôi ngồi tuốt ở hàng ghế trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,301,555
“Mẹ ơi, em đi bô rồi », tiếng cu Beo gọi tôi đi rửa cho em
Sau bốn mươi ngày lênh đênh trên biển, vô đảo Thái Lan vài tháng
Truyện cho mùa xuân Nhâm Thìn của tác giả là bản ngợi ca tình thân yêu và cuộc sống tươi đẹp. Trước 1975, Cam Li từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa,
Tác giả đã có dịp cùng người thân dự sinh hoạt Viết Về Nước Mỹ từ lâu nhưng chỉ mới góp bài từ năm thứ 11 của giải thưởng. Bài viết đầu tiên là “Hồng Điểm”, bài thứ hai là một truyện vui, “Ông Già Vợ Trúng Số Độc Đắc”ï Bài viết thứ ba của Ý Thảo kể về ông bảo trợ người Mỹ và kỷ niệm về chuyện nghỉ Tết Nguyên Đán của người Việt trong cơ sở Mỹ thời mới định cư.
Tháng 8 năm 2010, vì công tác nơi vùng cát nóng sa mạc Úc Châu, tôi không bay về tham gia ngày họp mặt Viết Về Nước Mỹ
Rồng thật ra không phài là một con vật có thật
Tác giả đã hai lần nhận giải viết về nước Mỹ. Ngay từ năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận giải vinh danh tác phẩm 2005, với bài về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà và bài về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam.
Ước vọng của Tin là trở thành Bác sĩ nhi đồng
Sau hơn 15 năm làm ở hãng máy bay ở tiểu bang Kansas, anh Ba tôi về hưu ở tuổi 65 rồi trở về VN sanh sống
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, với bài viết "Nước Mỹ, Thiên đường Đại học." Trứớc 1975, ông từng du học Mỹ lấy bằng Master về Kinh tế Ngân hàng; Chuyên viên Phủ Phó Thủ Tướng Kinh tế Tài chánh VNCH; Giám đốc Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp; Đinh cư tại Mỹ 1980; Kỹ sư Điện toán tại Los Angeles từ 1983 đến lúc về hưu 2005. Sau đây là bài viết mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến