Hôm nay,  

Thái Sơn Trên Lòng Đất Mỹ

21/06/200700:00:00(Xem: 129579)

Người viết: Mây Bạt

Bài số 1268-1879-584vb2110607

*

Tác giả tên thật là Nguyễn Cảnh, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù Cộng sản.  Vào năm 1989, khi nước Mỹ đón những người H.O. đầu tiên đền định cư, nhật báo PEOPLE, tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đã dành trọn một trang đầu cho bài phỏng vấn người sĩ quan miền Nam ,  do nhà báo Nancy Stier thực hiện. Trong bài viết cho dịp 30 tháng Tư năm 2006, tác giả đã kể lại chuyện trên. Sau đây là bài viết mới của ông, nhân dịp Ngày Lễ Cha đang trở lại.*

Mặc dầu tuổi thơ qua mau, tôi tưởng chừng như khoảng cách, ngày ba tôi ra tù, tôi tròn 11 tuổi, giờ thì gia đình tôi sống trên đất Mỹ, tôi đã 38 cái tuổi xuân xanh.

 Tôi nhớ như nét mực in, chưa phai mờ theo năm tháng, khi nghĩ về quê hương nước Việt mến yêu, và ngày ba tôi lê gót ra khỏi tù, ba tôi nói gì và làm gì. Cho dầu tuổi 11 là lứa tuổi thả diều bắt dế, nhưng cái gọi là "Giải Phóng" đã làm cho hàng triệu gia đình Miền Nam, tan nhà nát cửa, khiến một đứa trẻ như tôi lúc đó, cho đến nay vẫn chưa thể quên được cái mùi chua chát, đáng ca. Kể từ khi ba tôi bước chân vào tù cọng sản,  mẹ tôi phải tảo tần nuôi chồng, xuôi ngược nuôi con, tôi vừa lên 4, phải lo chăm giữ ba em nhỏ giúp mẹ, có những lúc, tôi bị mẹ tôi đánh những trận đòn tơi tả, vì không làm tròn bổn phận. Mẹ tôi đánh tôi, rồi mẹ tôi ôm tôi vào lòng mà khóc nức nở.

 Làng tôi nghèo lắm, nằm sát bên đường tỉnh lộ bảy, con đường mà ngày trước Miền Nam dùng để rút quân. Sau ngày thống nhất đất nước, làng tôi thuộc vùng quê nghèo thêm  xơ xác hơn. Đặc biệt dân làng nơi đây, không có ai liên hệ đến rễ cái, rễ chùm, hay rễ phụ đối với con cháu "Bác".

Vì thế tình thương người "trong cuộc," ai ai cũng yêu thương, và muốn bày tỏ lòng yêu thương với mọi người, nhất là người có cùng chung một hoàn cảnh.

Buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi ra chợ mua thúng bán bưng, ở trong nhà, chỉ có bốn anh em tôi và ông nội chúng tôi. Mắt ông tôi lúc đó đã mờ, ông bảo chúng tôi, "cháu ra đóng cửa lại, để ông ăn mày thấy nhà đóng cửa khỏi tới ăn xin!” Tôi làm theo lời nói ông tôi, và đứng sau khe hở tấm cửa, nheo mắt nhìn người đàn ông nọ, vai mang cái bị, tay kia cầm gậy bước khập khễnh, đang hướng về cửa ngỏ nhà ông nội tôi. Tôi la lên "ba chúng con về ông nội ơi! Ba con về mà, con không lầm! không phải người ăn xin đâu"!

Thế là ông cháu, cha con nhảy vào ôm chầm lấy nhau, bên ngoài cửa. Những giọt nước mắt nhớ thương cũng là giọt nước mắt vui mừng đang trùng phùng, nay không còn là giấc mơ nữa. Ông nội nhìn ba tôi sót thương "Con  nay đã thân tàn ma dại".

Ngày ba tôi về cả nhà quên ngủ, nửa đêm chuyện nước chuyện tù, bà con xóm làng đến thăm chật chiếu, kẻ đem cho sắn, người đem cho khoai, cho chuối, cho dừa v.v... Anh em tôi giành nhau mà đứng trong lòng ba, tôi âu yếm nắm lấy tay ba, tôi tưởng chừng, như cầm phải một miếng sắt, đen nhám xù xì, chứ  không còn như bàn tay thuở nào.  Tôi sờ xuống hai đầu gối, đầu gối cũng xơ cứng, đen thui thủi như hai cục than hầm. Ba tôi nói như kể chuyện vui, "ngày nầy qua tháng no trong tù, ba đã phải khum lưng quỳ gối, để tay móc vào hang cua, ổ rắn, cải thiện cho bao tử , nên đầu gối vậy đó."   

 Dù tháng năm đã qua đi, nhưng nhắc đến những lời nầy, mắt tôi  không tránh khỏi rưng rưng.

Bà con làng xóm đến mừng ngày về của ba tôi. Nhưng, chắc  không ai mừng bằng mẹ tôi, khi có ba tôi bên cạnh mẹ, thêm đôi bàn tay, để cho chúng tôi có được bữa cơm no bụng, có những chiếc áo che thân. Tuy rằng, sáng cháo, trưa khoai, chiều lại cơm độn mì, chúng tôi cũng cảm thấy ấm lòng, khi được nhìn thấy cha mẹ đầy đủ bên cạnh. Và rồi sau đó có chương trình H.O. dành cho gia đình cựu tù nhân cải tạo.

Đã 18 năm qua, gia đình chúng tôi tỵ nạn trên đất Mỹ, dù quê mẹ xa thẳm nghìn trùng, song trong tôi, không bao giờ quên những bất hạnh  mà ba mẹ tôi gánh chịu khi còn ở VN. Tuy tuổi đời các anh em chúng tôi còn non trẻ, song cảnh đời gian khổ, đã làm cho chúng tôi cảm thấy già hơn trước tuổi. Vì thế , tôi có thể phân biệt, đâu là tủi nhục đời cha, đâu là khổ đau thân mẹ.

Khi ở quê hương, cuộc sống đạm bạc, ba tôi cũng đi khiêng thuê vác mướn, bữa vơi bữa đầy. Thế nhưng, cha tôi vẫn giữ được cái tính nhân đức làm người, đem trải tình thương đến những người bất hạnh.

Một người thầy giáo, quê  Quảng Bình, vừa ra trường, bổ nhiệm vào dạy học ở Sông Cầu thuộc tỉnh Phú yên, trên đường đi, bị kẻ gian trấn lột, chỉ còn một bộ quần áo trong mình. Đến nơi dạy học, ba tháng cũng chưa có lương, thầy chỉ có một bộ đồ đi dạy học, ngày kia qua tháng nọ. Trường cũng không ứng tiền trước cho thầy, các thầy giáo ở đây, mạnh ai nấy lo, các học sinh học lớp thầy dạy, về báo với phụ huynh, tự động kẻ ít người nhiều, biếu thầy may áo quần. Ba chúng tôi không đóng góp tiền biếu thầy, nhưng mời thầy vào nhà chơi và ba tôi nói, "mặc dầu tôi với thầy, trước đây hai giới tuyến khác nhau. Song hoàn cảnh hiện tại của thầy, gia đình chúng tôi muốn giúp thầy về cơm nước, gia đình chúng tôi ăn gì thầy ăn nấy, cho đến khi nào thầy lãnh lương có thể tự túc được thì thôi.

Nhà giáo vốn người mô phạm, thầy xem ba mẹ tôi như anh chị của thầy, mỗi tháng thầy lãnh phiếm mua thực phẩm, như dầu ăn, đường, vải mặc v.v..Thầy muốn đáp lễ trả ơn, thầy giao hết các phiếu thực phẩm đó cho ba mẹ tôi xử dụng, ba mẹ tôi nhất quyết từ chối, để lại cho thầy bán  cho người khác, lấy tiền chi tiêu lặt vặt.

Ba mẹ tôi, thường nói với chúng tôi rằng "ba mẹ giúp ai, không mong người đó trả ơn, nhưng một mai nầy, các con đi đâu, hay làm ăn lưu lạc xứ người, gặp phải hoạn nạn, thì sẽ có kẻ khác giúp lại, ba tin chắc rằng nhân tốt thì gặp quả tốt".

 Tuổi đời ba tôihiện nay là tuổi sống tính từng tháng. Mỗi khi ngồi vào bàn, ba tôi thường nói "con hơn cha là nhà có phúc, tấm lòng các con như tờ giấy trắng, trong vắt như pha lê. Mai nầy các con càng thêm tuổi, ba sẽ mong các con, đời được bình yên, trên đường đời không gặp chông gai như đời ba đã chịu., Tương lai đang chờ đón các con, trên một đất nước nhiều cơ hội. Cho dù, các con không làm được việc lớn, để "lưu danh thiên cổ," thì ít ra các con cũng làm được những việc hữu ích cho xã hội mai sau, để trước khi ba vĩnh biệt, ba còn được nhìn thấy các con, hạnh phúc sum vầy. Chỉ cần vậy là các con  đã hiếu trả ơn đền, đối với đấng sinh thành của các con rồi đó".

Vừa đến Mỹ đúng một năm, ông nội chúng tôi mất. Người cháu gọi ba tôi bằng cậu, từ Việt Nam báo tin buồn trên. Tin buồn đến trễ, song cũng làm cho ba tôi không tránh khỏi cơn bi thống.

Ngày trước khi ra đi, ông nội tôi không chịu đi với gia đình chúng tôi, sợ rằng cọng sản lừa phỉnh, lỡ có gì, còn có chỗ nương tựa, vào tù cả đám là khốn kiếp hết.

Tới được nước Mỹ, ngay ngày đầu định cư, Ba nhắc cả nhà là "vạn sự khởi đầu nan", bắt chúng tôi phải học ăn học nói, học gói học mở. Ba mẹ tôi tìm việc làm ngay, anh em chúng tôi ngoài việc đến trường, còn thức dậy sớm đi bỏ báo, phụ giúp ba mẹ tôi mua được chiếc xe làm phương tiện di chuyển.

 Cho dù xe cũ đối với người, nhưng là xe mới đối với gia đình tôi, vì lẽ, "của không ngon nhà khó cũng ngon" cha tôi thường bắt chúng tôi rửa xe tuần 2 lần. Có khi xe lau chùi xong, kính xe vẫn thấy lốm đốm mốc. Thấy vậy ba tôi la rầy " tụi con, ăn thiệt làm dối," ông đứng nhìn, bắt chúng tôi rửa lại, nhưng rồi xe cũng không sạch.

Ông Mỹ cạnh bên thấy vậy, đem cho một ít nước xà phòng dùng rửa xe, và  chai xịt  loại class cleaner. Và nói "nước ở đây, mặc dầu có máy lọc, song chất vôi vẫn còn, nên có rửa sạch, nó vẫn còn chất xam xám bám vào xe, nếu không dùng loại nầy.” Ba tôi nghe nói, cảm ơn người hàng xóm, và biết rằng ba đã la oan chúng tôi, và nói "ba tưởng như nước ở vùng quê nhà mình, ba la oan tội nghiệp cho các con".

Trên đất Mỹ, ba tôi có lối suy nghĩ về người dân bản xứ, theo đúng nghĩa về sự giàu sang đối với họ, vì lẽ  cuộc sống đầy đủ tiện nghi, họ thường ở nơi các thành phố lớn, họ có bạn bè người thân, cùng một giai cấp phong lưu. Song, họ chỉ bày tỏ tình yêu chân thành, đối với loài chó loài mèo, còn đối với người không cùng chung giai cấp, họ cũng có tấm lòng tốt. Nhưng, họ sinh ra lòng hoài nghi đến mọi người chung quanh, do bởi tội trạng của xã hội xảy ra bất thường, họ sợ liên lụy đến điều bất an, chẳng may đem đến, nên họ có lối sống độc lập, họ muốn tách rời với mọi tầng lớp dưới ho .

Ở vào tuổi về vườn,  bắt đầu công việc chính là dẫn cháu đến trường, ba tôi nhớ lại ngày còn thơ ấu, lúc buổi tựu trường, "mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi..." mà nhà văn Thanh Tịnh cách đây non thế kỷ đã tả. Giờ phút nầy, ba tôi lại thế bà nội tôi, nắm lấy tay cháu, đón đưa các cháu đến trường, ngày hai buổi đi về.

Ngoài việc làm nói trên, ba tôi còn say mê trao đổi tư tưởng qua mạng lưới internet. Ba tôi tiếp tục viết, viết để nói lên nỗi lòng của kẻ lưu vong, Ba tôi hy vọng, chỉ cần được một người nào đó đọc đến, cũng là niềm vinh hạnh và an ủi, cho những gì ba tôi muốn đóng góp, để bày tỏ tâm tư với những người cùng chung cảnh ngộ .

Không có núi nào cao bằng ngọn núi Everet ở Ấn Độ, và không có đáy biển  nào sâu bằng đáy biển ở vịnh Mandanao của Philippines. Thế mà cũng có kẻ trèo đến tận đỉnh, lặn xuống tận đáy thăm dò. Nhưng, tấm lòng của cha ông, chú bác, còn cao hơn núi, lớn hơn biển cả, không thể đo bằng thước, tính từng miles được.

Vì thế, không có hình bóng nào đẹp bằng hình bóng ba, nên người xưa có nói "con có cha như nhà có nóc". Người ta thường ca tụng, công cha như núi Thái Sơn, chúng tôi cảm thấy, trên đất Mỹ hôm nay, đã có vô số tấm lòng người cha VN, là những biểu tượng tinh thần của Núi Thái Sơn trên vùng đất Mỹ vậy.  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,894,770
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến