Hôm nay,  

Nhân Ngày Lễ Mẹ , Viết Cho Má

11/05/200700:00:00(Xem: 30107)

Người viết: NGỌC ANH

Bài số 1261-1872-577vb6110507

*

Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á Âu, Do Thái... sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng giải thưởng danh dự năm 2002. Sau đây là bài mới viết của Ngọc Anh, dành cho mùa lễ Mẹ đang tới.

*

Mấy hôm nay nhận được tin buồn từ người bạn gái Gia Long: mẹ vừa mới mất .

Lòng nôn nôn cảm giác buồn, buồn tới muốn bịnh. Không muốn làm gì hết.

Email an ủi bạn, thì nhận được thư trả lời của bạn:

"Bạn hiền ơi, QH mất mẹ là mất tất cả rồi!

Mình nhớ Má của mình quá.

Mấy năm trước còn thấy Má nhanh nhẹn nấu nướng, trồng trọt sân trước vườn sau. Mảnh sân nhỏ tí teo của căn nhà town house lúc nào cũng xanh um màu lá cây. Phía sau, dàn khổ qua, chen lấn dàn su lá mướt như ngọc, lung linh che mát khoảnh sân nhỏ, dọc bờ tường còn mấy hàng chậu bonsai qua bàn tay chăm sóc của Má ra bông kết lá rất đẹp.

Cuối tuần qua chơi với má, mấy chị em xúm xít nhau hái su hái khổ qua, còn la hét sợ trùn sợ sâu cười rộn rã.

Năm nay, dàn su trống trơn. Mùa lạnh vừa qua làm những trái su già tắt luôn nguồn sống, những hột khổ qua không nẩy mầm nỗi cũng chết theo luôn.

Tuổi già của má quanh quẩn bên miếng đất nhỏ bé, bây giờ nâng niu mấy cây đu đủ đang đơm những trái nặng chịch trên đỉnh ngọn. Những cây bạc hà, rau thơm lúc nhúc chen lấn với bụi lá cẩm vừa trổ những bông tim tím dễ thương, để lâu lâu má nấu một nồi xôi lá cẩm màu tím thiệt đẹp cho đám con ăn. Dàn bông giấy màu đỏ chói chan má cũng chiết được cho mình một cây con, đang trổ bông tươi thắm ngòai sân .

Lúc nầy má hơi mệt mõi, không đủ sức khỏe để tưới bón rau cải cây trái nữa thì Má ngồi viết hồi ký.

Má viết hấp dẩn quá, mấy chị em lại xúm xít đọc, rồi đốc thúc:

" Má viết nữa ...viết nữa đi ...hay quá , chời , má viết hết xẫy ..."

Cả bầy con gái ồn ào quanh Má như Má đã thành ...nhà văn.

Má viết lại đoạn đời mình, từng khúc từng khúc ...nhớ chỗ nào viết chỗ đó. Má nói :

"Sao lúc nầy Má nhớ lung tung chiện, chắc Má sắp đi rồi".

Trời đất ơi, nghe mà trái tim thắt thỏm muốn ngừng đập. Sao mình cứ luôn tưởng rằng Má mình cứ sống hoài sống mãi với mấy chị em. Má làm sao chết được. Mình không thể tưỡng tượng nỗi một ngày nào đó ...Má không còn nữa.

Ai mà lột da sống đời, sống hoài không chết, nhưng Má mình thì khác.

Khác làm sao, ai mà biết .

Hôm nọ, mình nói với người bạn :

"Em không biết khi má em mất, em sống nổi không""

Bạn nói:

"Má có mất, em vẫn sống, cuộc đời vẫn trôi đi em à, rồi sẽ tới phiên mình".

Con người ta, sống là để hưỡng, để có vui, chịu buồn, sướng khổ để rồi sẽ bước qua ngưỡng cửa tử đó, một mình bạn. Biết vậy, nhưng sao mình vẫn không muốn chấp nhận.

Mẹ bạn mất.

Mình viết thơ khuyên giải bạn:

"Đừng khóc lóc quá, làm vướng víu Mẹ linh hồn ra đi không thanh  thản ".

Nhưng chừng nào tới phiên mình,  liệu có bình tĩnh hay không thì chưa biết. Chưa gì, mình đã hình dung cái cảnh mấy chị em tụ họp nhau không có Má,  buồn tới  nước mắt chảy ràn rụa.

Lạ chưa, chuyện chưa xảy ra mà..

Có những buổi chúa nhật đi Chùa có Má, có Dì Út, ở trong chánh điện, hàng trên cùng thường dành cho những gia đình có tang, ngồi nghe Thầy tụng kinh siêu độ. Mình ngồi ở hàng dưới, nhìn thẳng phía trước, nhìn thấy những vành khăn tang, những chiếc áo tang trắng cột dây sơ sịa, áo tang không có đường chỉ may, tang mà, mọi thứ đều như bất cập. Mình ngồi đó, lòng buồn muốn chết. Cứ tưởng tượng ngày nào đó, mấy chị em cũng sẽ ngồi ở hàng  trên cùng đó, trời ơi! lòng buồn muốn chết, không muốn đi Chùa ngày chúa nhật nữa.

Má đang viết hồi ký.

Mấy mẫu chuyện má viết lại cuộc đời má, từ ngày ông Ngoại mất. Má viết tay, chữ sửa lung tung. Mình đánh máy lại vô PC, sửa lỗi chính tả cho má. Đánh máy tới đâu, thấy cuộc đời của má hiển hiện tới đó. Ngày ông Ngoại mất, đàn con phân chia ra để học đời sống. Chỗ vui chỗ buồn, nhưng vui ít mà buồn thì chất chồng, buồn nhất là cha vừa mới mất lại phải sống xa mẹ, xa chị em ngay, cô độc biết bao nhiêu.

Não lòng biết bao nhiêu. Chắc vì vậy mà khi ba mất, má vẫn tiếp tục nuôi con, không đi bước nữa, cũng không phân chia con cái. Bao nhiêu đứa con má gom bấy nhiêu, nuôi đủ.

Dù chật vật, dù phải ra ngồi lề đường buôn bán.

Nhớ ơn má nhiều.

Khi ba chết, năm Mậu Thân đó mà, cái năm sao thê thảm, như ám cả cuộc đời, Má mình lúc đó còn trẻ quá. Một thân trơ trọi với bầy con.

Mình lục lại mấy tấm hình xưa, hồi 32 năm về trước, khi mới qua Mỹ, thấy tấm hình Má với mái tóc uốn quăn, bận chiếc áo dài bông, miệng  cười còn tươi rói. Nhớ ở chỗ má làm, có ông thợ máy người Mỹ, tối ngày cứ kiếm cớ quẩn quanh má, vậy mà má cứ tỉnh bơ như không thấy.

Bây giờ Má đã là một bà già lụm cụm, té hoài , tối ngủ không yên giấc. Một đời người, mới đó, mà như gần mất tăm.

Mình ở tuổi nầy, hơn năm bó, vẫn sống vui vẻ, yêu đời, xong trách nhiệm, thảnh thơi biết bao nhiêu.

Nhớ lại Má mình, suốt cuộc đời, hết nuôi bầy con, tới lo bầy cháu, không lúc nào ngơi nghỉ, không lúc nào Má thấy mình hềt trách nhiệm. Thấy Má cứ lo hết đứa nầy tới lo cho đứa khác, nhiều khi mình gắt gỏng:

"Má sao ôm đồm đủ thứ chuyện cho mệt trí chi vậy hỏng biết".

Thì Má nói:

"Nó là con, nó là cháu, bây biểu hỏng lo sao được""

"Con, thì tóc bạc hết rồi má ơi, cháu thì tụi nó còn sướng hơn đời cha mẹ mà".

Má chỉ cưởi, cũng không thay đổi mấy chuyện lo toan chút nào hết.

Bà chị rầy rà:

"Má già rồi, má không thay đổi đâu, chính mình mới phải thay đổi để đừng làm cho má buồn".

Biết vậy mà, nhưng vẫn ấm ức sao má không chịu sống vui vẻ thảnh thơi, mà chỉ lo rước phiền về con cháu làm chi.

Má mình như vậy đó.

Năm nay Má đã 84 tuổi . Mình mong Má say mê với việc viết Hồi ký, để sau nầy đám con cháu còn lại chút gì để nhớ tới Má, tới bà Ngoại, bà Nội, một người đàn bà can đảm, sống hết lòng suốt đời mình, vì chồng, vì con, vì cháu, không ngơi nghỉ.

Cầu mong má sống đời với con.

Không có chữ nghĩa nào lớn hơn để viết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,113,844
Đáng lý ra thì nó đã được gọi bằng một cái tên Việt-Nam cho khỏi “Mỹ hoá”! Nhưng là vì hai đứa anh lớn của nó “bàn ra tán vô”trước khi con bé được sinh ra. Đại-khái là dùng tên Mỹ để sau đi học cho dễ gọi, chứ như hai đứa anh lúc qua Mỹ đã sáu bảy tuổi, đi đến trường bằng tên Việt bình thường, mấy tháng đầu nhiều khi
Tác giả Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán ở Pháp, cô sang Mỹ, vừa làm vừa học thêm về Management Information System. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ gặp gỡ trên chuyến bay đi Việt Nam .
Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng
Năm 2000, sau gần 25 năm cày bừa chăm chỉ trên đất Mỹ, hai vợ chồng già đã làm một chuyến qui cố hương đáng giá, đi từ bắc vô nam. Sau chuyến đi này, tôi vẫn thường ra rả bên tai chồng rằng: nì, Ôn ơi, kể từ nay mỗi năm tụi mình chỉ nên kéo cày 11 tháng, còn một tháng thì kiếm chỗ đi chơi, kẻo già rồi cố quá có ngày
Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin , Texas . Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về một bà mẹ thuyền nhân phấn đấu với hoàn cảnh, một mình
Sáng sớm xe chạy, trưa đoàn dừng chân ở thị trấn Solvang ăn trưa, tiếp tục hành trình đến lâu đài Hearst, toà lâu đài trơ vơ trên núi, 2 đứa mua vé, mỗi vé $20 dollars vào xem, chờ xe ở trạm, Phụng bỏ 25cents vô kính viễn vọng để xem lâu đài trên núi, mùa đông, toà lâu đài chìm trong sương mù dày đặc, xe đón
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Bài viết về nước Mỹ
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Sau đây là bài đầu tiên
Tác giả Nguyễn Viết Tân, cư dân Costa Mesa, đã được tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001 với bài viết “Bên Bờ Freway.” Từ nhiều năm qua, ông là người viết được bạn đọc Việt Báo đặc biệt trân trọng. Bài viết mới của ông kể chuyện đi săn trên đất Mỹ. Mấy hôm nay tôi thường nằm dài ra ghế coi Basketball game
Nhạc sĩ Cung Tiến