Hôm nay,  

Ông Mỹ Đen Nấu Phở

19/05/200700:00:00(Xem: 237750)

Người viết: Quân Nguyễn

Bài số 1247-1858-564vb8220407

*

Tác giả Quân Nguyễn đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Ông cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do,  hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Nhiều năm trước đây, vào một buổi sáng khá bận rộn ở sở làm, đang loay hoay không nghỉ với chồng hồ sơ cao ngất và đủ loại giấy má trên bàn giấy, tôi bỗng chợt nhớ mình có có cái hẹn lúc 10 giờ sáng nay với một người tù tạm tha (parolee), thế mà quên bẵng đi mất! Nhìn đồng hồ trên tường đã 10 giờ bốn lăm, vậy mà chẳng nghe cô thư ký gọi máy vào báo có khách hàng nào đến trình diện gì hết, chắc là nó lại trốn mất nữa rồi! Tôi thầm bực bội nghĩ vậy.

Để cho rõ vấn đề, tôi lập tức đứng lên rời văn phòng của mình bước ra ngoài phòng chờ (lobby) tìm xem anh ta có đó không. Nhìn lướt qua hàng ghế những người đang ngồi chờ trình diện parole officer của họ, từ già trẻ, đàn ông đàn bà, trắng đen, Mễ, Hồi Giáo.có đủ, nhưng chẳng thấy mặt ai quen hết...hay là, có thể anh ta ghi tên vô sổ chờ rồi bỏ ra ngoài đứng hút thuốc chăng" Nghĩ vậy, tôi quyết định thử dò tên anh ta trong sổ khách hàng xem sao, bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng tới giờ. Đang quay lưng lại dò tên, bỗng có ai nói tiếng Việt giọng miền nam rất rõ:

"Anh Nguyễn, cho em hỏi thăm 'chúc'."

Bất thình lình nghe được người nói tiếng mẹ đẻ của mình, tôi ngẩn người ra hết một giây, rõ ràng, lúc nhìn phớt qua hàng người ngồi chờ, tôi có thấy ông da vàng nào đâu, chẳng lẽ mình lại.quáng gà cỡ đó sao, mới sồn sồn mà tệ thiệt! Tức mình, tôi quay phắt người lại để coi anh ta mặt mũi ra sao, ngồi đâu mà nhìn sơ không thấy. Vô tình, thái độ nóng nảy vô lý của tôi làm tất cả bà con đang ngồi chờ chợt im phăng phắc, mà khi nhìn kỹ lại từng người thì cũng chẳng thấy có ông "đồng hương" nào ở đó hết, làm tôi phải lớn giọng hỏi lại bằng tiếng mẹ đẻ:

 "Ai mới kêu tôi""

"Dạ! em."

Trời đất! Có một ông Mỹ đen cao hơn 6 feet, nặng cỡ 220 lbs, mặt giống hệt hình anh Chà Và quảng cáo kem đánh răng "Hynos" ở Sài Gòn hồi xưa, vừa mới nhỏ nhẹ xưng. "Em" với tôi, hèn gì tôi không bị "tổ trác" sao được!

"Con lai hả"" tôi dịu giọng lại.

"Dạ! phải."

"Lên đây có chuyện gì"" tôi hỏi lại.

"Dạ! em lên trình diện Officer Diaz, nhưng ổng hổng có đây."

"Điền mẫu báo cáo hàng tháng này, đưa lại cho tôi, tôi sẽ chuyển nó cho ông Diaz, rằng anh có lên trình diện tôi sáng nay." Chỉ xấp giấy báo cáo hàng tháng nằm trên bàn tôi ân cần dặn dò anh ta.

"Dạ! em có điền xong rồi, anh Nguyễn", anh ta mau mắn dơ tờ giấy lên.

Tay nhận tờ báo cáo hàng tháng của anh "Hynos" (xin gọi tên anh ta là Hynos cho tiện), tôi tính cho anh ta ra về, nhưng nghĩ sao, tôi lại bảo, "Đi theo tôi."

Mặc dù đang bận rộn, tôi vẫn quyết định dẫn Hynos vào văn phòng của mình để có cơ hội hàn huyên với anh ta trong chốc lát, vì mấy khi gặp được một ông Mỹ đen biết nói tiếng.Việt sành sỏi như vậy. Vả lại, bất kể vóc dáng to lớn, hình dung.dễ sợ Mỹ đen của anh ta, tôi vẫn cảm thấy rất gần gũi với người tù "đồng hương" có giọng nói miền nam nhẹ nhàng và lễ độ này.

Qua câu chuyện tâm tình với Hynos, tôi được biết anh ta sinh năm 69 ở Đà Nẵng, nhưng được ông bà ngoại nuôi dưỡng ở Sài Gòn từ lúc chưa đầy một tuổi. Nhà ông bà ngoại Hynos ở đường Hòa Hưng, lối vào khám lớn Chí Hòa, ngay sau bót cảnh sát và cạnh cái vườn bông Chí Hòa. Hynos không nhớ gì mấy về tuổi thơ của anh ta, ngoại trừ sống từ nhỏ với ông bà ngoại và học trường tiểu học Chí Hòa tới lớp bốn thì bỏ học, vì bị bè bạn cười chê màu da đen con lai của anh.

Sau năm 73, khi quân đội Mỹ đã rút hết khỏi Việt Nam, Hynos lần đầu mới biết được má mình là ai, mà rồi chừng hai năm sau đó, bà ta lấy ông dượng bây giờ, và có được hai người con, một trai một gái, nay đã lớn khôn. Dù vậy, anh ta vẫn sống với bà ngoại như xưa cho tới ngày đi Mỹ.

Năm 90, Hynos sang Mỹ diện con lai với má anh, ông dượng, và hai đứa em cùng mẹ khác cha.

Bị ông dượng ghét bỏ không cho ở chung với mẹ và hai em, Hynos đành sống lang thang gần khu chợ Việt Nam nhiều năm, và rồi kết bạn với đám thanh niên lưu manh trộm cắp ở "Bolsa". Sau vài ba lần bị "probation", cuối cùng anh ta bị tuyên án hai năm tù ở về tội đồng lõa trong một vụ ăn cắp xe ở Garden Grove. Ở tù ra, Hynos lại bị "parole" cho ba năm, và phải lên trình diện parole officer của mình mỗi thứ hai đầu tháng, giống như ngày hôm nay.

Hynos thuê căn phòng nhỏ trong một cái "mobile home" trên đường Euclide, mỗi tháng trả hai trăm. Chủ nhà là cặp vợ chồng già người Việt, con cái sống ở xa nên họ coi anh như con nuôi trong nhà. Mỗi sáng, anh rời nhà lúc 5 giờ, đạp xe đạp tới tiệm Phở X ở Fountain Valley, nơi anh là người nấu phở chính cho tiệm. Hynos nói, lúc đầu, ông chủ cho anh một chân lặt và rửa rau trong bếp, cấm không cho ló mặt ra đằng trước sợ tiệm mất khách đồng hương! Khoảng sáu tháng trước, người nấu phở chính của tiệm bỏ đi làm cho tiệm phở khác, sau khi đòi lên lương không xong. Ông chủ xính vính hết một tuần vì không có anh bếp chính. Thừa dịp này, Hynos thuyết phục ông chủ cho mình được thay chân nấu phở cho tiệm, viện lẽ rằng nấu phở không khó gì hết, vả lại, hằng ngày anh đã lén lút học được cách nấu phở của anh bếp chính trước kia.Cực chẳng đã, ông chủ đành đồng ý! Vậy mà, đã nửa năm rồi mọi việc ở tiệm đâu cũng vào đó làm ông chủ hài lòng lắm, vừa tự lên lương cho Hynos tháng rồi bằng lương ông bếp chính hồi trước!

Tôi tò mò hỏi Hynos nấu phở có khó không thì anh ta nói "dễ ẹc". Chỉ cần sáng sớm tới nấu hai thùng nước lèo, một bò, một gà, là xong. Đuôi bò và ngực gà thì sáng sớm họ tới bỏ mối, mình chỉ cần bỏ vô hầm nước lèo bò, nhưng nước lèo bằng gà luộc thì phải cho thêm "chicken broth" cho ngọt, mà nước lèo nào thì cũng phải cho chút bột ngọt vô nó mới.đậm đà và vừa miệng khách! Còn thịt bò tái chín, gầu nạm gân sách, bò viên.chỗ bỏ mối đã làm sẵn, thái sẵn cho mình hết, chỉ cần sắp bánh phở vô tô, rải thịt trên mặt, rồi dùng hai ngón tay bốc chút hành lá, hành tây thẩy vô, chan nước lèo cho ngập tô là xong.

Sang chuyện đời tư, Hynos tâm sự rằng cả đời anh, anh sống cô độc, và chỉ thương có mỗi ông bà ngoại mà thôi. Nay ông ngoại đã qua đời, chỉ còn bà ngoại sống một mình ở Việt Nam. Hynos nói có lần anh đã thầm yêu cô con gái lớn gần quá thì của ông chủ, và nàng cũng mến anh, nhưng bà chủ thì lại có tính "Nể Mỹ trắng, sợ Mỹ đen, khinh Mễ, và ganh tị.đồng hương", nên mối tình của hai đứa chẳng đi tới đâu! Hynos mơ rằng khi nào mãn hạn "parole" và được phép về xứ, anh ta sẽ về quê ngoại ở Sóc trăng, để cưới môt cô gái quê ngây thơ chất phác đem về sống với bà ngoại, và mở một.quán phở bình dân ở Hòa Hưng cho nàng coi sóc. Rồi khi già, thì hai vợ chồng sẽ về lại Mỹ sống để được chính phủ chăm sóc lo lắng cho tuổi già và bệnh tật!

Hynos cũng không quên móc bóp cho tôi xem tấm ảnh đen trắng nhầu nát cũ kỹ nhưng được ép "plastic" rất cẩn thận của anh:

"Đây là hình má em chụp chung với ông già Mỹ hồi xưa", Hynos nói.

Trong ảnh, tôi thấy một ông Mỹ đen trong quân phục "Army" với áo quần nhiều túi phùng phình, cao lêu nghêu cỡ 6 feet 5, đứng kế bên một cô gái Việt mặc áo bà ba trắng, quần đen, đứng tới.thắt lưng ông ta! Trên cổ áo ông tôi cũng nhận thấy mỗi bên có hai gạch nhỏ, hóa ra ba Hynos là đại úy lục quân Mỹ! Vì ảnh bị nhầu nát một phần, nên tôi chẳng làm sao đọc được tên ông ta.và Hynos nói má anh cũng không nhớ được họ của ông ta là gì nữa, ngoài cái tên tục của ổng thường được gọi là."Hynos"!

Hynos nói rằng, ngày ra phỏng vấn đi Mỹ diện con lai, anh ta có yêu cầu nhân viên lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn giúp tìm kiếm ba anh qua tấm hình duy nhất đó, nhưng từ ngày ấy đến nay, đã nhiều năm rồi, mà chẳng nghe tin gì hết từ họ cả!

Cầm tấm ảnh ba má Hynos trong tay, tôi thấy gương mặt người thiếu phụ trong ảnh trông quen quen, dường như tôi đã gặp bà ta ở đâu rồi" Có thể lắm, vì ngày xưa khi còn nhỏ ở Sài Gòn, nhà tôi nằm trong con hẻm trên đường Lê Văn Duyệt, mà con hẻm này cuối cùng lại trổ ra đường Hòa Hưng, ngay cái bót cảnh sát. Tôi lại học hết tiểu học ở trường Chí hòa, ngay cửa khám lớn, mà ngày nào cũng phải hai buổi đi về ngang qua cái bót này.

Ngày ấy tôi chỉ mới 11 tuổi. Sát bên phải nhà tôi có một căn nhà nhỏ bỏ trống đã lâu không có ai thuê. Một bữa, có một cặp tình nhân trẻ đến mướn. Chàng tên Từ A chừng 18 tuổi và nàng tên Nguyễn thị P. chừng 16. Tôi biết anh Từ A có bà mẹ buôn bán hàng rong, nhà đâu đó ở đầu hẻm, và một người em trai tên Từ E, nhỏ hơn anh chừng hai tuổi. Còn nhà của chị P thì tôi không biết ở đâu, nhưng chắc cũng gần đâu đó thôi. Chẳng biết cặp tình nhân đó làm gì để sống, vì tôi thấy họ chẳng làm ăn gì hết, rồi tiền đâu mà trả tiền thuê nhà thì không biết" Chắc là lại sống bám vào bà mẹ tần tảo buôn thúng bán mẹt kia rồi! Thế rồi, mới chừng được có hơn nửa tháng, một tối, vào khoảng chín mười giờ đêm, hai anh chị bỗng cãi nhau chửi nhau đánh nhau ỏm tỏi làm hàng xóm và trẻ con bu lại coi đông ngẹt trước cửa nhà. Chẳng qua, chàng thì muốn ngủ, mà nàng thì cứ nhứt định chong cái đèn dầu leo lét để tiếp tục đọc cho xong cuốn truyện kiếm hiệp Kim Dung. Bực mình, chàng chụp cuốn truyện chưởng từ tay nàng ném thẳng xuống sàn nhà.Thế là xong câu chuyện tình của anh A chị P. Từ đó, anh A đi lính, còn chị P cũng biệt tích luôn. Ba năm sau, tôi còn nhớ là năm 70, chị P có ghé về thăm lối xóm một lần và đứng tần ngần trước căn nhà cũ đó hồi lâu. Lúc này trông chị đã đẫy đà ra chứ không còn nhỏ nhắn non nớt như ngày xưa nữa! Nghe nói, từ ngày bỏ anh A, chị nghe bạn xúi ra Đà Nẵng bán ba, kỳ này về có mang theo một đứa con lai Mỹ để gửi cha mẹ mình nuôi, chẳng nghe ai nói nó là trai hay gái, đen hay trắng gì hết.

Sau buổi hàn huyên khoảng nửa giờ đó với Hynos, tôi tiễn anh ta ra cửa. Anh ta chào tôi và dợm đạp xe đi. Chẳng biết sao tôi lại gọi giật anh ta lại:

"Má em tên chi"" tôi băn khoăn hỏi.

"Dạ, Nguyễn Thị P", Hynos trả lời không cần suy nghĩ, rồi lặng lẽ đạp xe đi mất.

*

Đã nhiều năm trôi qua, tôi chẳng có dịp nào gặp lại Hynos nữa. Tôi biết anh ta mãn hạn "parole" từ lâu và đã dọn ra khỏi căn "mobile home" trên đường Euclide. Tiệm phở X cũng đã đổi chủ mới, và không ai ở đó còn nhớ đến tên anh.

Có lẽ giờ đây Hynos đang sống êm đềm hạnh phúc bên bà ngoại yêu quí và cô vợ ngây thơ chất phác người Sóc Trăng như anh ta hằng mơ ước năm xưa. Cũng có thể anh ta đang làm chủ một tiệm phở đâu đó ở Hòa Hưng như đã thầm tính toán trước đây.

Khi xưa, chỉ có mình tôi vô tình biết được có ông Mỹ đen nấu phở ở "Bolsa", nay thì chắc bà con lối xóm ở Hòa Hưng chắc phải kháo nhau rằng có ông Mỹ đen nấu phở từ Mỹ về, phải lại ăn thử coi nó có bằng phở Tàu Bay Lý Thái Tổ ở chợ Cá không!

Ngày ấy, được gặp Hynos có một lần ngắn ngủi, nên tôi quên khuấy không ý kiến với anh ta, khi nào về xứ mở tiệm phở, thì nhớ lấy tên tiệm là "Phở Hynos" để nhớ đến ông đại úy Mỹ đen nào đó, ba của anh!

Cầu Trời phù hộ cho anh!

Ý kiến bạn đọc
20/11/202015:05:58
Khách
Bài đọc rồi, đọc lại vẫn thấy hay. Cám ơn tác giả. Rất tiếc là trên Internet không tìm ra bài nào khác của tác giả, ngoài bài Đời "Officer" của Tôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,155,861
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nhạc sĩ Cung Tiến