Hôm nay,  

New York! New York

26/09/200700:00:00(Xem: 128249)

Bài số 2105-1968-673vb4260907

*

Tác giả từ Việt Nam tới Bắc Mỹ theo diện du lịch thăm cha mẹ và các em. Bài viết về nước Mỹ của bà thể hiện sự xúc động không phải vì nhà cao, phố rộng mà vì thấy lại cách sống, cách cư xử tử tế của con người với nhau. Chúc bà cuộc hành trình tốt đẹp.

*

Tôi vừa tham dự 1 tour du lịch 3 ngày ở New York trong chuyến sang Canada thăm gia đình tôi vừa qua.

Sau khi ở Mỹ được 4 tháng, các em của tôi ở Canada bảo lãnh tôi sang Canada để thăm ba má tôi. Trong lúc chờ đợi em tôi đến đón ở Phi Trường, lòng tôi vô cùng nao nao và phấn khởi vì biết chốc nữa đây sẽ được gặp lại tất cả người thân yêu của tôi. Canada trời mát, mưa nhiều, không khí thật trong lành và êm dịu như mừng giùm cho cuộc hội ngộ của chúng tôi. Tuy vậy, nó cũng không giúp ngăn được những giọt lệ nóng hổi mừng vui của chúng tôi khi gặp lại.

Sau khi cùng gia đình hàn huyền được một tuần, các em của tôi lại cho chị đi thăm thành phố New York. chúng tôi có tất cả là 18 người. Tôi lớn nhất, là chị cả cùng với gia đình các em có cả vợ chồng con cái chúng đều đi cả. Thật vui. chúng tôi khởi hành tại nhà từ lúc 5g sáng. Đi 1 lần xe buýt đến trạm Metro, thêm hai chuyến Metro mới đến nơi đậu xe của công ty du lịch. Đến nơi, tôi đã thấy nhiều hành khách gồm nhiều sắc tộc đứng ngồi lố nhố ở đó rồi.

Mỗi xe chở chừng 50 hành khách cùng một tour guide hướng dẫn. Xe chạy khoảng 2 tiếng đồng hồ thì đến trạm kiểm soát. Đây là biên giới giữa Canada và Mỹ. Ở đây họ kiểm soát rất gắt gao. Tất cả đồ ăn kể cả trái cây đều được lịnh bỏ thùng rác hoặc phi tiêu thụ trước khi họ lên xe soát. Trước khi đi, vì sáng sớm chưa ăn kịp nên chúng tôi đem theo lỉnh kỉnh đủ thứ thức ăn từ bánh mì kẹp thịt, nước chai, trái cây, cho đến bánh ngọt..v.. v. khi nghe lịnh truyền, ai nấy đều ăn lấy ăn để. Ở trên xe, người người mời mọc nhau ân cần, thật buồn cười. Dù cố gắng nhai cho thật nhanh, hầu như người nào cũng bị vất một số lương thực đáng kể.

Sau thủ tục khám xét (rất ư là lâu) của các ông bà hải quan ở biên giới mà tôi là người bị giữ để hỏi khẩu cung lâu nhất, vì tôi có hộ chiếu VN, cuối cùng chúng tôi cũng được tiếp tục cuộc du hành.

Thật bất ngờ  và may mắn làm sao, tôi lại được đóng dấu cho ở lại thêm 6 tháng nữa. (thật là không xin mà được). thật sung sướng không gì bằng mặc dầu tôi không có ý định ở lại thêm vì rất nhớ các cháu của tôi. Cám ơn đất nước Mỹ này. Cám ơn các người bạn Mỹ. Cám ơn những nhân viên hải quan tốt bụng kia đã 2 lần giúp đỡ cho tôi khi tôi lần đầu tiên đặt chân lên đất nước này.

Xe lại tiếp tục cuộc hành trình đến 12:30 thì ghé lại để ăn trưa ở một nhà hàng lớn do người Hoa làm chủ. Chúng tôi, mặc dù rất nôn nóng xuống xe để giải quyết nhu cầu vệ sinh cá nhân, nhưng lạ thay không có cảnh xô đẩy, trang giành để xuống xe. Trái lại, mỗi người tuần tự đi theo từng hàng ghế từ sau đến trước. Nếu có ai chạm vào người khác thì họ lập tức nói lời xin lỗi. Thật là văn minh và lịch sự.

Sau cơm trưa, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình. Đến New York lúc 4 giờ chiều. New York. Ôi New York thật là đẹp. trước mắt tôi một cảnh "Ngựa xe như nước, áo quần như nêm" hiện ra. Một thành phố tràn đầy ánh đèn màu chớp tắt lấp lánh và xe cộ đông đúc. Tôi nghe nói đây là một thành phố nổi tiếng nhất của nước Mỹ, một trung tâm hàng đầu của thế giới. Thật không sai. tôi không biết phải nhìn về phía nào. Bên phải" Bên Trái" Chỗ nào cũng cơ man những tòa nhà chọc trời nhìn mỏi mắt, cao đến nỗi không thấy mặt trời.

Chúng tôi được đưa đi thăm Rockefeller Center là một tòa nhà cao 70 tầng, sau đó lại lên xe đi một vòng thành phố trước khi về khách sạn. Bấy giờ cả khu phố đều lên đèn tạo nên một cảnh đẹp không thể tả nổi. Đèn nhiều ôi thôi là đèn, chớp sáng đến chóa mắt! Ai cũng nhìn ra xe chỉ trỏ. Đến mai chúng tôi sẽ được đi bộ trên những khu phố này. Ôi. Thiên đường là đây! Nơi có một cuộc sống thật sự tự do, hạnh phúc.

Ngày thứ nhì ở New York. Buổi sáng khi gặp nhau mọi người đều nói: "Good morning" thật là quá ư lịch sự dù là chưa biết nhau. Ở đây, chị em ruột thịt, cháu chắt đều chào nhau như vậy. Điều này tìm mờ mắt cũng không có ở VN mình.

Sau khi dùng điểm tâm chúng tôi lại được đưa đi thăm nơi khác. Chúng tôi được đến Ground Zero, nơi xảy ra biến cố 911 vào năm 2001. Đứng trước một khu đất rộng lớn, bị đào sâu xuống lòng đất, tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Tôi yên lặng chấp tay tưởng niệm những linh hồn vô tội đã nằm xuống vì biến cố này. Có lẽ họ đã chết trong cơn hoảng sợ và đau đớn. Tôi ước mong ơn trên phù hộ cho họ được sớm siêu thoát và được tái sinh trở lại. Tôi bần thần đứng rất lâu ở đó và  cũng được các em chụp cho một tấm hình làm kỷ niệm. Sau này khi về lại VN, tôi sẽ cho các con của tôi xem nơi mà trước đây khi đọc báo xem TV về biến cố này, tôi đã khóc.

Kế đến, chúng tôi được đi xem bảo tàng viện Metropolitan. Nơi đây trưng bày rất nhiều pho tượng tuyệt tác mà có pho tôi đã chiêm ngưỡng đến sững người. Song song với những pho tượng cổ, còn có những đồ nữ trang quý giá và những cổ vật.

Sau đó chúng  tôi được đi thăm tượng Nữ Thần Tự Do. Chuyến đi được tổ chức bằng thuyền. Hôm đó trời đẹp, nắng nhiều nên mặc dù đi bằng thuyền mà vẫn không cần áo ấm. Từ xa tượng Nữ Thần hiện ra rõ dần. Vì thuyền chúng tôi chỉ đi ngang chứ không cập bến nên chúng tôi chỉ có thể thấy tượng từ xa mà thôi. Tuy vậy chúng tôi  thấy tượng rất rõ. Một tay bà cầm ngọn đuốc đưa lên cao, tay kia cầm cuốn sách. Tượng màu xanh thẫm như màu của nước biển. Khi nghe các em tôi giải thích ý nghĩa của tượng, tôi vô cùng xúc động thầm cầu xin cho bà (đại diện cho nước Mỹ của các bạn) như ý nghĩa của ngọn đuốc và quyển sách kia.

Tạm biệt Nữ thần, chúng tôi đến China Town. Phố China Town của New York thì thật sầm uất lớn hơn China Town của Montreal, Canada nhiều. Nó còn lớn hơn khu Chợ Lớn ở VN. Ở đây có rất nhiều cửa hàng bán đủ loại hàng hóa. Rất nhiều hàng hóa bày bán ngoài đường. Có những cửa tiệm bán phở, hoặc bánh mì có bảng tên bằng chữ Việt Nam. Không khí thật vui nhộn và náo nhiệt không thể tả. Người ta mua sắm, ăn uống rất thoải mái.

Chúng tôi nghé lại uống nước dừa tươi ở một quán nhỏ bên đường. Gia đình chúng tôi gồm 18 người, đông quá làm 2 vợ chồng người bán kia lúng túng, vừa chặt, vừa bán luôn tay. Lại thêm nhiều khách bộ hành khác dường như cũng bị hấp dẫn bởi cảnh chúng tôi quây quần quanh quán nên cũng ghé lại mua, vậy là các em tôi dừng lại giúp họ bán. Thật là một buổi chiều vui vẻ.

Hôm sau chúng tôi thu dọn hành lý, trả phòng, ăn điểm tâm rồi ra xe trở về.

Trên đường về, xe ngừng lại ở Woodbury Factory Outlet để chúng tôi mua sắm. Nơi đây tập trung nhiều cửa hiệu bán loại hàng hiệu nổi tiếng như Tommy, Polo, Adidas, Banana Republic, Ziod... chúng tôi cũng được ghé nơi bán rượu và thuốc lá miễn thuế nữa.

Cuộc vui nào rồi cũng tàn, 15 giờ chiều chúng tôi ra xe tiếp tục hành trình và khi về đến nhà thì đã hơn 10 giờ tối. Tạm biệt New York. Tạm biệt các bạn. Chuyến du lịch New York vừa qua để lại trong lòng nhiều ấn tượng tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,733,543
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách “Viết Về Nước Mỹ tuyển tập VI” sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào chiều Chủ Nhật, 27-8-2006. Nhân dịp này, ban điều hành Giải thưởng Việt Báo trân trọng mời quí vị tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ và thân hữu tham dự 2 sinh hoạt đặc biệt:
Không biết tại số phận hẩm hiu hay tại không có duyên nợ, hơn cả nửa đời người hắn vẫn không có được một mảnh tình vắt vai. Sang Mỹ vào cái thuở nam thừa nữ thiếu, đốt đuốc tìm hết cái thành phố lạnh ngắt lạnh ngơ này cũng chỉ có vài ba cô gái Việt nam đếm được trên đầu ngón tay, muốn với tới các
Có lẽ tôi sanh ra dưới một ngôi sao xấu, lại “đầu thai lầm thế kỷ” -nói theo thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đồng thời cũng là một giáo sư văn chương nổi tiếng của trường Chu Văn An. Cuộc sống vốn đã chẳng xuôi chèo mát mái, nên phận tôi phải ba chìm bảy nổi tám cái long đong.... Tôi có Mẹ cũng như không, nên theo Cha sống với Mẹ ghẻ
Biển Dừa là bút hiệu của một kỹ sư 31 tuổi tại Arizona. Tựa đề đầu tiên của bài viết này là “Cái Nóng Tàn Nhẫn,” ghi lại tâm trạng của một người nữ trong trận dịch nóng tháng Bẩy, mong được ai đó “lau dòng nước mắt nóng cho cô bằng chiếc khăn tẩm hơi lạnh.” Nhưng nước mắt mới đó đã bốc hơi mất tiêu, làm sao lau kịp" Hy vọng sau “nước mắt bốc hơi”
Danh tính đầy đủ của tác giả là Khiet M Phan, cư dân cao niên tại San Jose. Nguyên cựu sĩ quan không quân VNCH, cựu tù cộng sản, định cư theo diện H.O., tác giả kể là ông đã có 15 năm ở Mỹ, 12 năm đi làm đóng thuế, bây giờ thì tháng tháng lãnh lương hưu. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là những mảnh hồi ức vui.
Năm mới đến Mỹ (1996), tôi có viết bài "Những Nhận Định Khác Nhau Về Cuộc Sống" đăng trên báo Việt ngữ Sacramento; Nguyên do từ câu nói của một bạn học tại trường Sacramento City College: "Nước Mỹ là Thiên Đường của tuổi thơ; Là Chiến Trường của thanh niên, và là Địa Ngục của người già". Lúc bấy giờ tôi cũng như người
Thảm cảnh đây tiếp sau bao thảm cảnh đã phủ lên dân tộc, nước non này. chưa ngừng ư cuộc nội chiến hôm nay" Để lớp trẻ ngày mai xây dựng lại, những đổ nát, mà cha anh đành bất lực lớp người trí thức phải khoanh tay Đó là lần đầu tiên tôi biết đến Chú Hoành em trai út của Ba, qua những câu thơ chú đề tặng khắc trên bia mộ anh trai
Thật tình tôi không rành chữ nho nhưng tôi được chồng tôi giải thích cho tôi câu trên có nghĩa la "cái xui xẻo không tới một mà nó tới nhiều lần". Đúng là y như vậy đó bà con! Cách đây cỡ một tháng chồng tôi đi làm về vẻ mặt buồn buồn nói với tôi ngay khi vừa bước vào cửa: - Mình có tin buồn em à. Anh bị lây ốp năm học tới!
Hôm thứ Hai, thị trường cổ phần tương đối dậm chân tại chỗ tìm hướng đi sau một tuần bị xuống nhiều, với dầu thô xuống giá vì hy vọng sắp ngừng chiến tranh bên Trung Đông. Về kinh tế, mức sản xuất kỹ nghệ toàn quốc tăng 0.8%
Đó là danh xưng của một anh bạn làm chung hãng với tôi, anh hãnh diện vì anh là con rồng cháu tiên, nhưng anh chỉ dùng tên "con nhà Rồng" xưng cho phái nam mà thôi. Tôi cũng hãnh diện vì tôi tuy là khác giống nhưng chung một giàn. Bài nầy tôi muốn viết về một vài cá tánh của các vị “con nhà rồng” làm chung với tôi mà thôi.
Nhạc sĩ Cung Tiến