Hôm nay,  

Mưa Đầu Mùa

08/11/200700:00:00(Xem: 138010)
  • Tác giả :

Người viết: PNT

Bài số 2142-1934-710vb5081107

*

 Tác giả là một nhà giáo từng có hơn 30 năm dạy học tại Việt Nam. Đến Mỹ theo diện ODP, hiện tiếp tục nghề cũ tại một trung tâm dạy kèm tại miền Nam Cali. Bài mới đây của ông là những tản mạn về chương trình “Khánh Ly và Bạn Hữu” vừa được tổ chức tại Việt Báo Gallery chiều Chủ Nhật 28-10. Lần này là một tùy bút mới, viết về nhạc Trần Duy Đức phổ thơ Du Tử Lê và Ngô Tịnh Yên.

*

 Gần cả năm nay Cali không có một giọt mưa nào. Chỉ thấy mặt trời và nắng nóng đổ lửa. Nhiệt độ cứ nhích ở các con số 90 và 100. Nắng nhảy múa lung linh trên các tàng cây. Nắng hắt mùi nhựa đường vào mặt, vào mũi mỗi khi phải đi ra ngoài. Nắng rực rỡ chói chang. Và nắng cũng làm nổ đom đóm mắt. Lái xe giữa trưa đi ăn, nắng phía trước mặt dôi ngược lên từ đường nhựa lung linh như ảo ảnh sa mạc.Mặt trời chiếu ngang tầm mắt khi phải đi ngược nắng. Cuối tháng tám, tin tức khí tượng cho biết là sẽ còn tiếp tục nóng kinh hoàng như vậy cho đến ít ra là đầu tháng 9 mới hy vọng có chút xíu mưa! Và cũng đã có khuyến cáo dân chúng nên xài nước ít đi để tiết kiệm. Tôi không hiểu khi làm 2 câu thơ:

"Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát

 Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông"

Thi sĩ Nguyên Sa đã có dịp thưởng thức cái nắng nóng mấy tháng nay ở quận Cam nầy chưa" Vì nếu như bây giờ mà em có mặc áo lụa Hà Đông đi giữa trời Cali chăng nữa thì anh cũng vẫn thấy chảy mồ hôi như thường!

 Mấy hôm nay trời bỗng dịu lại. Đã bắt đầu có những làn gió mát và chút độ ẩm trong không gian, và buổi tối mở cửa sổ ngủ đã bắt đầu thấy hơi lạnh lúc nửa đêm về sáng. Hôm qua đi làm về thấy bầu trời vần vũ mây đen. Sáng nay hạnh phúc đến thật bất ngờ với người dân quận Cam. Cơn mưa đầu mùa, cơn mưa được mọi người chờ đợi đã từ lâu bất chợt đỗ òa xuống. Nước mưa như được tích lũy quá lâu trong bồn chứa nên bây giờ mặc sức tuôn xuống lai láng.

Đoạn đường từ nhà đến trường GW ngày thường lái xe mất chừng hai mươi phút, nhưng vào ngày mưa như hôm nay phải mất đến nửa giờ hoặc hơn. Xe đông, và kẹt xe quá đỗi. Chiếc xe cứ nhích dần theo dòng đèn xanh đỏ phía trước. Nước dưới bánh xe tung tóe ra hai bên và tạo nên một âm thanh kỳ lạ. Hai chiếc gạt nước làm việc không ngừng nghỉ, tạt nước liên hồi mà mưa vẫn nhạt nhòa trên mặt kính. Tôi bỏ CD nhạc vừa được cô học trò cũ gửi tặng vào máy, CD "Khúc mưa sầu" của nhạc sĩ Trần Duy Đức. Tôi vẫn có thói quen hay mở nhạc khi lái xe, để thấy đoạn đường rút ngắn bớt đi và để tâm hồn thư giãn trước khi bắt đầu một ngày làm việc mệt nhọc.

 Tôi rất mê thơ, nhưng không biết làm thơ và chỉ thích đọc thơ người khác. Âm nhạc cũng thế, tôi không biết sáng tác, chỉ biết đàn hát chút xíu để nghêu ngao đàn ca một mình mỗi khi buồn. Thơ và nhạc với tôi như một loại soupape an toàn cho những lúc bị depress vì công ăn việc làm hay vì những chuyện khác. Nhưng tôi có nhiều cơ may quen được những tác giả khá nổi tiếng.

Thât tình cờ, trong một lần họp mặt với các em học sinh cũ, chúng tôi ngồi đàn hát với nhau, và một trong những bản nhạc chúng tôi hát hôm đó là bản " Rộn ràng một nỗi đau".

Hát xong, một em học sinh hỏi tôi: "Thầy có biết mình vừa "múa rìu qua mắt thợ" không" Mình đang hát nhạc của anh Trần duy Đức, và bà xã của anh ấy là học trò thầy lâu nay, Nguyệt Hạnh đó!".

À, cô nầy kín tiếng thật. Hèn gì nãy giờ khi chúng tôi hát, cô ta cũng hát theo, vừa hát vừa cười tủm tỉm. Tôi nói với Hạnh: "Đây là bản nhạc thứ hai thầy được biết là của ông xã em. Bản đầu tiên thầy được nghe các đây khá lâu tại nhà thờ Holy Spirit khi nhạc sĩ Vũ thành An, lúc đó gần thành Thầy Sáu vĩnh viễn, ghé phát hành mấy CD thánh ca của anh. Nghe Vũ thành Anh hát bản "Trong tay thánh nữ có đời tôi", thơ Du Tử Lê, nhạc Trần duy Đức, thầy thấy lịm người đi vì xúc cảm. Lúc đầu thầy cứ tưởng được nghe một bản thánh ca, nhưng về sau mới biết là không phải."

Thơ Du tử Lê và nhạc Trần duy Đức đã đến với tôi như thế đó. Thật tình cờ, thật rất ư là do cơ duyên.

"Có tốt với tôi thì tốt với tôi bây giờ

Đừng đợi ngày mai...đến lúc tôi xa người

Đừng đợi ngày mai...đến khi tôi phải ra đi

Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn"

Dòng thơ Ngô tịnh Yên, rất thật, rất nhân bản đã được anh sử dụng âm thanh đưa cái thật, cái nhân bản đó đi sâu vào lòng người. Đời buồn như thế đó. Lúc sống gặp nhau thì "bằng mặt" nhưng không "bằng lòng", đến lúc không còn nhau thì mới nói những lời tử tế. Sao không tốt với nhau,không tử tế, không bao dung với nhau ngay từ bây giờ nhỉ, cả hai, thi sĩ và nhạc sĩ đều tự hỏi" Tiếng hát tuyệt vời của Khánh Ly, qua điệu Swing thật "rộn ràng", như mời gọi

"...Đừng đợi ngày mai...

biết đâu tôi nằm im hơi

Tôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người..."

Bên ngoài mưa vẫn còn nặng hạt, và trong xe, nhạc đã chuyển qua bản tiếp theo, thật tình cờ như không gian bên ngoài. Tiếng hát Ngọc Lan, tiếng hát mượt mà như nhung đã bỏ khán thính giả đi về một nơi chốn khác an bình hơn."Nằm nghe ngày tháng rơi đều

Ngoài hiên mưa đọng bọt bèo

Tình nằm trong nấm mộ rêu

Trở mình nghe những quạnh hiu..."

 Người nghệ sĩ tự hỏi:

"Mây về đâu"...Ta về đâu"

Ngày qua ngày mãi lao đao

Phù du một kiếp hư hao

Nằm nghe ngày rớt đêm sâu

Tình ơi thân phận hồn thâu..."

Ở những lần gặp gỡ sau nầy anh mới cho biết là "Khúc mưa sầu" đã được anh viết vào năm anh 18 tuổi lúc đang đóng quân ở Pleiku.  "Anh T. biết Pleiku buồn như thế nào rồi đó! Cả tuần lễ mưa mãi không dứt. Mình đứng trong căn cứ, nhìn ra ngoài thấy bầu trời mây đen vần vũ, mưa nặng hạt, lòng thì buồn tênh nên vội vã lấy giấy bút ra và "Khúc mưa sầu" đã thành hình như thế đó, anh!"

Xe cũng vừa vào parking lot. Tôi tắt máy, lấy dù che mưa đi vào trường.

Xin được cám ơn đời, cám ơn người, cám ơn những cơn mưa đầu mùa đã tạo nguồn cảm hứng cho các thi sĩ và nhạc sĩ sáng tác những dòng thơ, những nét nhạc làm đẹp thêm cuộc đời và làm ấm thêm tình người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,978,146
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến