Hôm nay,  

Gia Đình, 12 Năm Ở Mỹ

09/11/200700:00:00(Xem: 137842)

Người viết: DTKN

Bài số 2143-1935-711vb5081107

*

DTKN là bút hiệu của một nữ sinh viên 25 tuổi, từng nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ khi mới 20 tuổi. Hơn 4 năm sau, hiện cô đang hoàn tất chương trình cao học. Bài viết mới là một trang nhật ký nhân dịp 12 năm định cư tại Mỹ.

*

Tuần trước khi lật tờ lịch sang tháng Chín, chợt nhận ra gia đình mình đến Mỹ cách đây đã được một con giáp. Đêm ấy cuối tháng Tám, gió bụi và khô khan. Sao đêm li ti đếm nhiều hơn tóc mấy anh chị em mình cộng lại. Không nhớ rõ tâm trạng của mình lúc bấy giờ. Sau này nhìn lại những tấm ảnh người bảo trợ chụp ở phi trường mới nhận ra bỡ ngỡ và mệt mỏi trong nụ cười.

Khi mình sắp sang tuổi mười hai thì gia đình nhận được giấy báo tin đi Mỹ. Một buổi tối cúp điện, TV không chạy, chúng mình xúm xít đòi nghe bố kể chuyện. Bất chợt chị lớn hỏi khẽ, "Khi nào mình đi Mỹ hở bố"" Bố nhìn chúng mình, châm rãi, "Tháng sau." Mình nhớ môi, mắt bố cười thật tươi, thật hiền khiến mình cũng cười theo, lòng hân hoan niềm vui. Niềm vui to tát như niềm vui của ngày đầu tiên mình biết tự đi xe đạp hay của lần người anh họ ghé thăm, chìa tặng mình một mảnh xin-gôm lép, vị bạc hà.

Trong gia đình mình, có lẽ như bao gia đình khác, mỗi người là một thế giới riêng. Đôi khi mình hỏi bản thân: nếu gia đình mình tiếp tục sống ở Việt Nam, liệu khoảng cách giữa những thế giới đó có thu ngắn chút nào chăng" Liệu giữa bố, mẹ và chúng mình có tồn tại những khác biệt, riêng tư mà dường như không bao giờ chia sẻ được với nhau" Câu trả lời thường thiên về không. Ở Việt Nam, ở Mỹ, ở đâu cũng thế, anh chị em mình rồi cũng sẽ lớn lên, sẽ hội nhập vào đời, sẽ trưởng thành không chỉ qua gia đình nữa mà qua xã hội, qua những con người vốn không máu mủ, ruột thịt. Đất nước Mỹ đã cho anh chị em mình nhiều cơ hội giá trị trong việc học tập cũng như trên đường nghề nghiệp, những gì mà có lẽ nếu còn ở Việt Nam mình đã không và sẽ không bao giờ có được. Tuy thế, bên cạnh mọi điều tốt đẹp ấy còn ngầm ngấm những thay đổi, có thể nói những mất mát, hy sinh mà một gia đình tị nạn, tồn tại giữa hai xã hội ít khi tránh khỏi. Những khi các thế giới trong gia đình mình không hiểu nhau, xa nhau, mình lại mong, lại ngẫm nghĩ, lại hỏi rằng phải chăng tất cả đã có thể diễn ra cách tốt đẹp hơn nếu nơi gia đình mình sinh sống không là Mỹ mà là Việt Nam.

Mười hai năm. Từ tháng Tám khô đó, bố chợt bớt kể chuyện và chị em mình cũng bớt vòi vĩnh được nghe - "Con Ngỗng Vàng", "A-la-đanh", "An Tiêm", và hàng bao nhiêu mẩu chuyện cổ tích, lịch sử khác từ từ nhập vào lãng quên.

Ở Mỹ, ngay cả trong khu cư xá bẹp xẹp gia đình mình tạm trú những năm đầu, nơi nào cũng có điện chạy suốt, TV chiếu quanh ngày. Mỗi chiều tan học về nhà mình lại tha hồ chọn lựa giữa Batman, Power Rangers, Spider Man, Step by Step và nhiều nữa. Cái TV màu lợi hại thôi miên cho anh chị em mình quên đi sự vắng bóng của bố, mẹ.

Mình biết bố, mẹ đi làm để kiếm tiền. Mình biết việc làm rất cực. Mình biết nhưng mình không chia sẻ được gì, nhất là khi chính mình vào thời điểm đó cũng đang trải qua một bước ngoặt lớn - bước ngoặt mà đã khiến mình muốn bật khóc bao lần khi không hiểu người xung quanh nói gì, muốn gì, khi mình cô đơn trong sân trường cấp II, không bạn bè, vì chẳng ai muốn chơi với một đứa như câm, lù khù trong bộ đồ lạc "mốt". Những niềm buồn đó mình nào biết chia sẻ với bố, mẹ.

Cũng như bố, mẹ không chia sẻ được với mình về những tháng ngày đứng bếp hơn 12 tiếng trong nhà hàng, xung quanh nhốn nháo những khuôn mặt, nụ cười, giọng nói lạ. Có lẽ những khi ấy, bố, mẹ đã như mình, tâm trí tìm về mảnh đất bên kia biển, nơi để lại những người quen, những đoạn đời dường như thân thương nhất.

Mười hai năm. Ở Mỹ càng lâu mình càng ít nhớ Việt Nam. Ít gởi thư cũng như mong thư. Ít cô đơn, lủi thủi vì nhờ chương trình học tiếng Anh ở trường, mình dần dà thôi không câm, điếc ngôn ngữ, thôi không mù tịt về cách sống ở Mỹ.

Học được tiếng Anh, bắt đầu thích tiếng Anh cũng là khi mình giảm bớt sử dụng tiếng Việt. Trong gia đình, anh, chị, em mình bắt đầu dùng tiếng Anh thường xuyên. Đôi khi chúng mình nhắc nhau chuyển qua tiếng Việt lúc bố, mẹ ở nhà. Nhưng đây là điều khó thực hiện vì đâu đâu chúng mình cũng sử dụng tiếng Anh và theo tự nhiên, càng dùng càng quen. Rốt cuộc các cuộc nói chuyện trong gia đình treo lơ lửng giữa hai ngôn ngữ, nạc không nạc hẳn, mỡ không mỡ trọn vẹn. Nhìn cách lạc quan, đây là một lối tốt để giúp những người trẻ duy trì tiếng Việt. Nhưng với mình, nó đánh dấu một mất mát. Khi tiếng Việt của mình bắt đầu lấm tấm lỗi chánh tả, và mình bắt đầu quên những hàng thơ, ca dao, tục ngữ bố từng đọc, thì mình hiểu nhận rằng mình đã phải đánh mất điều gì đó nơi tiếng mẹ đẻ để có thể tạo nặn được chỗ riêng và tình thương cho ngôn ngữ mới.

Mười hai năm. Gia đình mình vẫn đang "hòa nhập". Ở Việt Nam, bố mẹ có nghề nghiệp riêng. Cuộc sống kém sung sướng nhưng đầy đủ. Ở Mỹ, tuy bố mẹ cũng đi học tiếng Anh, đi làm, tự lái xe, nhưng tất cả dường như chỉ là một phần của cái hòa nhập chung. Khi chính mình và các anh chị em đôi lúc còn cảm thấy "ngoài lề" của xã hội này thì bố, mẹ chắc chắn cũng không tránh khỏi. Mình ví bố, mẹ như cậy cọ kiểng Ả Rập, đã bám rễ, tồn tại ở một nơi nhiều năm, rồi tự nhiên rễ bứng, chuyển sang một miền đất khác. Có lẽ rễ sẽ bám vào đất mới và cây sẽ tiếp tục sống, nhưng xanh tươi, nẩy nở thì gần như ngoài tầm với.

Nhiều lúc bố bảo, "Bố mẹ sang đây không giúp gì được cho các con nữa ngoài chuyện nuôi lớn các con học hành". Mình nghe xót xa vì nhận ra nỗi buồn nơi giọng bố. Mình muốn nói điều gì chia sẻ, cảm thông cùng bố nhưng những gì bố nói hoàn toàn không phải không đúng. Có nhiều chuyện, từ chuyện học, đến chuyện cặp kè trang lứa, đến chuyện bạn bè, chuyện học, chuyện đi làm mà chúng mình trải qua nhưng không biết chia sẻ với bố mẹ ra sao, bắt đầu thế nào. Nhiều lúc càng cố chia sẻ lại càng hiểu lầm, dẫn đến xa lạ, vì bố mẹ đã sanh trưởng trong một môi trường văn hóa khác nhiều với xã hội Tây phương. Những khác biệt của hai lối sống, hai lối suy nghĩ đắp nối thế nào" Mình chưa có câu trả lời. Mình chỉ có lạc quan và niềm tin rằng mọi người trong gia đình mình sẽ tiếp tục cố gắng, từng bước, cố gắng giữ cho những thế giới riêng đừng xa nhau, và nếu có thể, gần nhau hơn chút nữa .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,127,179
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm., và tự gọi mình là “Chi nhánh “Hội Trời Đày”. Số dân “bị trời đầy” kiểu này tại Mỹ khá đông, cũng không ít dân gốc Việt. Mr Bond góp cho Viết Về Nước Mỹ không chỉ một bài mà là một loạt bài với đầy đủ hình ảnh sống động và hấp dẫn. Bài đầu tiên là chuyện ông Mít trời đầy một mình lặn lội tới sông Trinity, Texas, vùng đất nổi tiếng của đảng KKK kỳ thị chủng tộc, để câu cá sấu gar (Alligator Gar Fish). Đây là loại cá nước ngọt lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, dài từ 8 đến 10 feet, nặng trung bình trên 200lb/90 kg., có con nặng tới 279lb/127kg.
Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến