Hôm nay,  

Việt Kiều Xe Ôm

27/11/200700:00:00(Xem: 167342)

Người viết: Dương Thịnh

Bài số 2161-1953-729vb3271107

*

Tác giả tên thật Dương Công Thịnh, sinh năm 1945, một H.O còn mang thương tích vì mìn nổ trong trại tù cộng sản. Ông hiện là cư dân Westminster, vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.

*

Vìệt Kiều xe ôm. Ai nghe nói cũng cho đó là một chuyện lọa, chuyện giỡn chơi, chuyện nói cho vui, chuyện khó tin nhưng mà là thiệt à nghe. Người ta chỉ nghe nói Việt Kiều áo gấm về làng. Việt Kiều về khoe của, về làm ăn, về cưới vợ, về đầu tư, về du lịch, vê thăm quê hương hay về vì hôn nhân, tang tế, chứ chưa nghe ai nói về Việt Nam để hành nghề xe ôm bao giờ. Nhưng mà có.

Gia đình ông Đông là một gia đình hạnh phúc, đầm ấm. Con cái đã lón khôn, có người là chủ tiệm nail, chủ tiệm buôn. Con nhỏ thì đang học đại học, trung học. Ông bà cũng đã có cháu nội, ngoại.Thật là một gia đình lý tưởng, khiến ai thấy cũng đều ao ưóc.

Ông Đông trước kia có đi làm hãng, xưởng, nhưng giờ đây ông đã nghỉ vì bị tai nạn trong sờ làm, ông được hưởng hưu non. Thú vui duy nhất hiện thời của ông là ra Phước-Lộc-Thọ gặp bạn bè ngồi đấu láo, và xem gía vàng lên xuống, vì vợ ông chỉ khoái sắm vàng. Con cái ông dư bao nhiêu tiền là ông dụ mua 999 hết. Con cái có cãi, đòi gửi ngân hàng lấy tiền lời, hoặc mua nhà đất là ông bác đi ngay Ông cho rằng "Trứng khôn hơn vịt."

Không hiểu ai xúi khôn xúi dại gì, hay ham tiền, hoặc nghe lời chiêu dụ, kêu gọi hấp dẫn của người anh em phía bên kia, hai ông bà có bao nhiêu tiền, bao nhiêu vàng gom góp được bấy lâu nay, tìm đủ mọi cách đổ về Việt Nam làm ăn. Con khuyên cũng không chịu, cháu ngăn cũng không từ.

Sau một tháng về Việt nam tìm cách xây dựng quê hương. Trở về Mỹ, bà Đông khoe rối rít với láng giềng chòm xóm: Được nhà nước ta tiếp đãi ân cần, niềm nở, xin giấy tờ làm ăn dễ dàng, chỉ đẫn tỉ mỉ, lại còn cà phê, cà pháo rất là lịch sự.

Bà cho biết nhờ  Việt Nam được vào WTO, nhà nước mở cửa toang hoác mời gọi Việt kiều về nước làm ăn, kêu gọi các nước tới đầu tư khai thác. Ông bà có dự tính xây dựng những lô chung cư có hồ tắm, sân chơi để cho các công nhân nước ngoài tới Việt Nam làm ăn thuê. Công việc rất tiến triển tốt đẹp. Một tương lai huy hoàng đang chờ dón  

Bà đâu có biết rằng đó là chính sách nuôi heo hốt ổ. Đem tiền về dâng cho cán bộ bỏ túi, tụi nó dại gì mà không tiếp đãi chu đáo. Muốn làm công trình gì, muốn đầu tư, xây dựng gì, muốn mở mang hãng xưởng gì, nhà nước sẵn sàng giúp đỡ, không làm khó dễ, không gây trở ngại, khó khăn. Thời gian 2, 3 năm sau, thấy công trình, đầu tư đã  phát triển mạnh, có ăn, có mòi xả thịt bán được, là nhà nước ta chụp cho một cái mũ nào đó. Như trốn thuế chẳng hạn, là a lê bắt nhốt. Kẻ nào nhanh chân lẹ cẳng thoát được về Mỹ, tưởng rằng mình may mắn, dù trên người chỉ còn cái quần xà lỏn. (mà có biết đâu chả là cái kế mở chuồng cho hươu chay của nhà nước ưu việt, để ăn cướp) Còn kẻ nào mà nhà nước ta còn cảm thấy câu rê được thì chạy đàng trời cũng bị bắt. Đợi người nhà bên Mỹ chạy chọt, lo lót, chạy tới chạy lui hết tiền hết bạc, đợi đến khi nào hết còn câu rê được nữa, thì mấy đỉnh cao trí tuệ mới bầy trò khoan hồng nhân đạo thả về

Để ông Đông ở lại một mình Việt Nam bà không yên tâm tý nào. Nhất là ông lại có tính  dễ mềm yếu trước những người đàn bà đẹp. Thành ra tháng nào bà cũng phải bay về Việt Nam. Có lần bà khoe với chòm xóm là bà có cái giấy certificate của thành ủy ban tặng vì có công đóng góp vào nền xây dựng nước nhà.

Từ khi chung cư bắt đầu khởi công xây dựng, ông Đông là người mệt nhất, ông chạy đầu nọ, dầu kia lo từng chút. Chính tay ông cũng đứng ra khuân vác, đỡ đần mọi công việc. Gia đình ông ở Sài Gòn này không còn ai, chỉ có họ hàng bên vợ ông là hơi nặng.Do đó vợ ông đã đưa vài em, cháu ở bên nhà đang thất nghiệp ra phụ giúp ông Đông trông coi.

Trông coi không thấy đâu mà ăn uống làm ông muốn chóng mặt. Ăn trưa, ăn chiều, ăn sáng thì hết cơm sườn, cơm gà, cơm chả đến hủ tiếu, phở đặc biệt.Uống giải khát thì hết bia chai tới bia lon. Tối về thì dô dô 100% hết thùng nọ tới thùng kia. Còn ông chỉ ăn uống đạm bạc cho qua ngày. Riết rồi ông không còn thể chịu nổi, cằn nhằn với vợ. Bà chỉ nói:

"Thì mấy chú, mấy cậu làm việc cực khổ, đứng nắng nôi ngoài đường thì cũng để cho người ta ăn uống một tý có đáng là bao. Vả lại lâu lâu mới có một lần, dài hạn gì cho nó cam.Thì ông cấm tụi nó, chúng là con cháu, có gì mà ngại"

Con cháu kiểu gì, chớ con cháu kiểu này ông không dám rồi. Con cháu trước kia còn biết thờ cha kính mẹ, đi thưa về trình. Ở trường học còn dậy "Tiên học lễ, hậu học văn" Còn có môn "Công dân giáo dục" dậy cho con người biết cách cư xử ở đời, biết lễ, nghĩa, liêm, sỉ khi sống ngoài xã hội. Giờ thì hết rồi! Câu: Thờ cha, kính  mẹ, ơn thầy đã bị vất vào thùng rác !Bây giờ nhà nước chỉ dậy con người ta tiến nhanh, tiến mạnh miễn sao đạt được múc đích, cho dù phải dung bất cứ thủ đoạn gì. Muốn ăn nhanh, ăn bền, ăn chắc. Muốn mau làm giầu thì phải biết:"Doàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công" Nhiều người cứ tự hỏi, sao con cháu thời trước lễ phép thế "! Sao con cháu bây giờ thì lại..."

Có người lên mặt hủ nho giải thích: Có gì đâu. Cây cam trồng ở nước Sở thì ngọt, cũng cây cam đó mang về trồng ở nước Tề thì chua, chẳng qua chỉ vì phong thổ, phân bón và chính cái người đã trồng nó mà thôi!

Câu khẩu hiệu đoàn kết, thành công do nhà nước đưa ra đã được em, cháu bà Đông dem ra thi hành triệt để. Ở bên Mỹ, ngày nào bà Đông cũng nhận được những cú phôn tới tấp báo cáo, nào là: Ông Đông bỏ bê công việc, đi tối ngày sáng đêm, rượu chè be bét, đưa tiền cho bồ nhí.

A! Cái gì chứ cái này thì không thể được. Tánh ông, bà biết qúa mà! Thấy cô gái nào đèm đẹp là mắt ông sáng lên, tiền lại đầy túi, thiếu gì cô theo. Bà liền tức tốc mua vé bay về Việt Nam. Thê là quyền qủan lý tiền bạc, trông coi xây dựng bị thu hồi giao cho người khác. Ông buồn tình đi lang thang, không màng gì đến công việc làm ăn của vợ. Để có tiền tự do chi tiêu, ông mua chiếc xe gắn máy làm nghề... xe ôm.

Thành công trong việc loại được ông Đông. Em, cháu bà Đông tha hồ ăn nhậu, chẳng những thế còn toa rập với nhà thầu rút tỉa vật liệu, cũng kiếm được một số tiền kha khá. Cuối cùng dẫy chung cư cũng hoàn thành tốt đẹp, nhờ vào sự chỉ đạo tài tình của những đầu óc ưu việt nhà nước. Bà Đông rất sung sướng với công việc và tự hào tài tháo vát của mình.

Ông Đông sau những ngày giãi nắng, dầm mưa, cảm thấy nghề này không khá. Phần vì tức, phần vì cái ngu của vợ, ông lại trở về Mỹ. Kỳ này ông quyết ăn thua đủ với bà vợ đần độn. Nhưng bản tính " thờ bà" của ông đã ăn sâu vào tâm khảm của ông lâu rồi, không thể nào dứt bỏ được, nên chẳng giải quyết được chuyện gì. Ông đành bán chiếc xe SUV Toyota 4 Runner cáu cạnh của ông,  mà ông hằng cưng như trứng mỏng, để lấy tiền về Việt Nam. Ông nghĩ chẳng thà sống khổ, còn hơn sống với bà vợ la sát, không biết điều.

Không còn biết kiếm việc gì để làm, tánh tình lại thích bay nhẩy tự do, Ông Đông lại quay lại cái nghề xe ôm. Ngày ngày chạy xe ôm, đêm về thuê một cái ghế bố nằm ngủ, cuộc sống tự tại, không phải lo cho ai, ông cảm thấy đời sống thật dễ chịu. Nhiều đêm nằm nhớ con cháu, ông ứa nước mắt.

Trong những ngày tháng hành nghề lái xe ôm, Ông có quen với một bạn hang chở thuê tháng. Người phụ nữ không đẹp lắm, nhưng xinh xắn dễ coi, tánh tình lại đoan trang phúc hậu. Lâu ngày hai người dễ sinh tình cảm, Ông về nhà nàng trú ngụ và bỏ tiền ra sang sửa lại căn nhà, mở một tiệm ăn nho nhỏ, phục vụ cho giới lao động và học sinh ngèo Ông cảm thấy cuộc đời mình hạnh phúc lạ thường, nhưng ông vẫn chạy xe ôm để them thắt đồng ra, đồng vào.

Bà Đông cũng biết ông Đông đang ăn ở với người đàn bà khác, nhưng bà không lưu tâm cho lắm. Bà nghĩ rằng đó chỉ là thú vui qua đường của ông. Bà tin chắc rằng một ngày nào đó ông sẽ qùy dước chân bà để xin được tha thứ.

Trong phòng khách, máy quạt chạy vù vù. Bà Đông đang ngồi nghĩ tới những món tiền bà sẽ thu vào nay mai khi chung cư của bà được những công nhân nước ngoài thuê mướn, và nghĩ tới tương lai sáng lạng của mình. Thì bà nhận được giấy mời lên sở nhà đất làm việc. Bà rất vui vẻ, cho rằng đây là thủ tục chót cần phải làm trong hợp đồng liên doanh với nhà nước. Nhưng điều bà nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bà gặp phải những khuôn mặt lạnh lùng, ăn nói cộc lốc như ra lệnh, không như những lần gặp mặt tươi vui trước kia

Họ cho bà biết: Chung cư của bà xây không đúng quy định. Giấy tờ lem nhem không đúng luật lệ. Giất phép xây cất không hợp lệ, Tỉnh, Trung ương không chấp nhận, nên bị niêm phong, chờ cấp trên cứu xét, giải quyết. Bà Đông chưng hửng, thế là thế nào"! Mọi việc nhất nhất đều do các anh chỉ dẫn từ A tới Z. Nhà thầu cũng do các anh chỉ định, bây giờ lại nói không đúng luật lệ là sao"!. Bà chỉ nhận mấy câu cộc lốc như dằn mặt: Đây là lệnh trên, chúng tôi chỉ biết làm theo lệnh. Chị có muốn khiếu nại, làm đơn đưa chúng tôi chuyển cho. Thế là chúng đã toa rập ăn cưóp không của bà. Bà đau sót tận tim gan, hận tím mặt, nhưng biết làm gì bây gìờ"! Nếu còn lôi thôi nữa không khéo lại phải vào tù.

Bà Đông ngậm đắng nuốt cay trở về Mỹ ngồi... chờ. Trước khi đi bà có ghé lại quán ông Đông, coi ý ông thế nào, có muốn về Mỹ với bà không. Bà chỉ nhận được cái lắc đầu.

Chòm xóm không ai biết vấn đề làm ăn của bà Đông thế nào, chỉ bíết dạo này bà ít đi Việt Nam, ít ra ngoài, ít nói chuyện với ai. Lâu lâu chòm xóm lại nghe tiếng hát karaoke của bà qua những bài ca: Sao anh nỡ đành quên. Người bỏ ta đi.. Đừng bỏ em một mình v...v...

Ông Đông biết được công việc làm ăn thất bại của bà, Ông buồn không ít. Đó cả là một gia sản mà gia đình ông đã cố gắng dành dụm trong mười mấy năm qua, bây giờ đã trôi theo dòng nước. Lỗi này một phần cũng do ông cả tin mà ra. Ông muốn về thăm vợ, nhưng nghĩ lại với cá tính của bà ông lại rùng mình (có lần bà đã từng đổ một bô nước đái của mấy đứa cháu lên đầu ông). Nghĩ lại với cuộc sống hiện tại bây giờ, ông cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng nỗi nhớ con nhớ cháu không khi nào vơi trong lòng ông. Tối tối ông nhâm nhi xị rượu, với tô xíu quách, đi nghủ sớm để ngày mai còn tiếp tục.. lái xe ôm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,875,348
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến