Hôm nay,  

Chuyện Chỉ Nghe Nhưng Chưa Thấy

08/01/200800:00:00(Xem: 124375)

Tác giả: Văn Văn

Bài số 2194-1986-760vb2070108

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

*

Tác giả Văn Văn hiện sống ở Việt Nam và đang chờ được sang Mỹ theo diện bảo lãnh. Nghe tán dóc về những chuyện chỉ nghe nhưng chưa thấy về nước Mỹ, ông lo tới phát ốm, gửi thư cho ông anh ở Mỹ...

*

 Kính gởi anh Phan,

Em có người bạn thân làm chủ một quán nhậu, có việc gấp phải đi xa mấy tuần lễ nên nhờ trông hộ quán ít lâu, sợ nếu đóng cửa tạm thời e sau này sẽ mất khách.

Thời buổi cạnh tranh làm ăn ai cũng phải giữ uy tín, nếu không người ta tưởng là mình bị phá sản thì chí nguy!

Em chỉ trông coi thôi còn các khâu khác đều có người đảm trách, mới có mấy ngày nhưng em nghe nhiều chuyện kể của khách hàng rồi đâm ra lo đến muốn phát ốm.

  *

-Nghe nói anh Hai sắp được con bảo lãnh đi Mỹ hả"

 Nâng ly rượu lên uống khà một cái rồi người được gọi là anh Hai ấy chậm rãi trả lời, sau khi gắp một miếng mồi chiêu rượu.

-Giấy tờ xong hết rồi, chỉ chờ ngày đi nữa thôi nhưng tao lo quá!

-Anh lo khủng bố hả" Chèn ơi! Lo vậy có thừa không anh" Em nghe nói hệ thống an ninh của Mỹ tốt lắm, nhất là sau sự cố mười một tháng chín người ta đã tăng cường an ninh rất chặt chẽ.

-Không! Kể cả sác suất máy bay trục trặc kỹ thuật còn nhỏ hơn "cò ỉa miệng chai" đâu đáng sợ, chỉ sợ hệ thống luật pháp nước Mỹ làm đàn ông mình bị mất quyền lợi.

-...!"

-Này nhé! Ở bên nhà mình đang là "gia trưởng" nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, qua đó rồi mình chỉ còn lại "gia phó" theo nghĩa bóng mà thôi.

-Anh nói sao chớ hiến pháp Mỹ nổi tiếng về tính bình đẳng dành cho mọi công dân mà.

-Hiến pháp là vậy, nhưng khi thực hiện luật pháp họ nghiêng về nữ quyền.

-Anh lo làm chi, em thấy chị Hai hiền khô mà.

-Ậy! Tại chưa có cờ để phất đấy, khi có rồi bà ấy mọc nanh mọc vuốt cho mà xem.

-Anh nói chị qua đó rồi già rồi xấu đi chứ gì"

-Chú mầy hiểu lầm tao rồi, qua bên đó có mỹ phẩm tốt thì đẹp hơn chứ! Tao nói là nanh vuốt pháp luật trang bị cho mấy bà ấy, theo báo chí tao tìm hiểu thì đàn ông qua bên đó chỉ cần trí nhớ trung bình là được.

 Nhìn người bạn mồm há hốc ngạc nhiên, ông chậm rãi nói tiếp:

-Có anh chàng nọ tánh hay quên cũng bị vợ ly dị. Chuyện là vầy: Việc quan hệ phòng the ấy mà, cô nàng nói mới "... ." vừa rồi. Chàng ta không nhớ bảo rằng chưa, đòi nữa, vậy là ra toà phải mang tội.

-Có thật vậy sao" Mà toà kết tội danh gì"

-Tội hiếp... vợ!

-Trời ơi! Từ thuở sinh ra đến giờ em mới nghe nói, làm gì có luật pháp xen vào chuyện đó được" Hiếp ai thì còn nghe đươc, này lại là...

-Ấy! vậy mà ở Mỹ lại có đấy! Chuyện "ấy" mà "nhớ vượt thời gian" cũng toi luôn. Có anh chàng mãi lo bận bịu công việc lâu lâu về chiều vợ một lần, cái ở tháng trước mà cứ tưởng tuần rồi, cũng bị vợ kiện tội "đồng sàng mà dị mộng, bỏ bê nhiệm vụ" lại ra toà lại li dị! Cho nên tao phải học nằm lòng trước khi học tiếng Anh:

-Dù "mau quên" hay "nhớ dai" cũng nên giới hạn trong vòng một tuần thôi, đó là khung an toàn đấy!

-Lạ quá anh hén! Chuyện đó làm gì có ở nước mình.

-Còn nhiều chuyện động trời nữa, nhưng trước khi nói tiếp chuyện ở Mỹ tao hỏi chú mầy, ở Việt Nam chồng dùng vũ lực với vợ thì gọi là vũ phu, vậy vợ bạo lực với chồng gọi là gì"

-Có phải là vũ nữ không anh"

-Bậy! Vũ nữ là những Cave ở các vũ trường chuyên làm cho các chú vui vẻ yêu đời, giúp các cụ được "luyện dưỡng sinh nghệ thuật" thêm phần gân cốt. Thú thật với chú mầy tao chưa thấy danh từ chính thức nào chỉ trường hợp vợ vũ lực với chồng cả. Có lẽ ở Việt Nam mình chuyện nầy ít xảy ra.

-Còn ở Mỹ thì sao anh Hai"

-Nói cho cùng thì ở đâu cũng vậy, sống với nhau lâu ngày rồi thì không tránh được ít nhiều cãi vã và theo kinh nghiệm của diễn viên điện ảnh Mỹ (cho tới lúc phỏng vấn) được xem là có hạnh phúc lâu bền nhất khi được hỏi bí quyết (dường như là Collin) cho biết:

-Muốn tạo hạnh phúc bền chặt thì thỉnh thoảng trong gia đình cũng cần cãi vã ... có kiểm soát!

 Còn chuyện tao muốn kể cho chú mầy nghe, ở Mỹ năm xưa có một chàng có tính hay quên như đã nói trên cứ đòi hỏi mãi bị vợ cắt cái "giống" quí ném qua cửa sổ, rất may mà không bị chó tha, lại nhờ ở Mỹ có máy móc tối tân và bác sĩ giỏi, nên hàn lại được còn như ở mình là tiêu luôn rồi.

- Chà! Chà! cái nầy tội nặng đa! Cái nầy xâm phạm vừa thể chất vừa tinh thần, ở xứ mình xử chắc cũng khá nặng, còn như ở Trung Đông nếu không bị xử tử thì cũng "mắt đền mắt, tai đền tai" còn ở Mỹ thì họ quy tội danh gì, xử có nặng lắm không anh"

- Dường như họ xét tội "phòng vệ quá mức cần thiết" hay sao đó mà xử nhẹ hều hà.

- Như vậy chắc anh chàng ấy hận cô vợ đó thấu xương hé anh Hai"

- Không! Dường như chàng ta không giận mà có vẻ cám ơn nữa!

- Lạ dzậy"

- Ừ, đã nói là chỉ có ở Mỹ thôi mà! Sau khi lành lặn lại rồi các công ty tranh nhau mời làm quảng cáo, chàng ta kiếm được bộn tiền, người ta đồn mới đây chàng ta đã nhận giới thiệu sản phẩm cho công ty sản xuất nút chai, chuyên cung cấp nút cho các hãng đóng chai rượu sâm banh, lúc ấy không biết do hiếu kỳ hay thương hại mà các cô nộp đơn xin cưới duyệt không xuể, dường như bây giờ chàng ta đã chọn được vợ rồi, chú mày xem trong cái rủi lại có cái may...  Lại còn một chuyện nữa, chú mầy có nhớ Mike Tyson không" Trên võ đài đã từng đường đường một đấng "quyền anh" mỗi cú đấm được điểm tính ra tiền, nhà mình ăn cả năm không hết, vậy mà đã từng bị "quyền em" hạ đo ván thê thảm nơi chốn pháp đình!

Cụ Nguyễn Du mà còn sống nếu được qua Mỹ nhất định sẽ có thêm tác phẩm cảm thương phận đàn ông, đối xứng với truyện Kiều...

*

Anh Phan ơi.

 Câu truyện trên còn dài nữa mà em nhớ hổng hết, nghe nói trong các kỳ lễ lớn như lễ Độc Lập của nước Mỹ người ta hô khẩu hiệu: "Nước Mỹ muôn năm" thì chính giới nữ ở Mỹ gào to nhất, có đúng vậy không anh"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,680,973
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIÌ, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Năm nay, Phạm Hồng Ân là tác giả vào danh sách chung kết giải thưởng Việt Báo 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009. Sang năm 2011, với bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” và nhiều bài đặc biệt khác, ông là tác giả được bình chọn vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới sau đây tiếp tục cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ của tác giả.
Tác giả Nguyễn Quang sinh năm 1947 tại thị xã Quảng Trị, cư dân Nam California, là chủ tịch Hội Ái Hữu Quảng Trị. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông từ năm 2007, kể về người thầy dạy Việt văn tại trường trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị gần nửa thế kỷ trước. Sau đây là bài viết thứ hai, vẫn là chuyện kể về những thầy bạn cũ.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến