Hôm nay,  

Làm Sao Giảm Tội Ác Ở Mỹ

03/03/200800:00:00(Xem: 115841)

Tác giả: Đinh An

Bài số 2238 -1620815-vb2030308

 *

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Đinh An được kèm thư cho biết bài được gửi “theo lời giới thiệu của anh Nguyễn Lê”.  Giải thưởng Việt Báo cám ơn tác giả Nguyễn Lê và chào mừng ông Đinh An. Mong ông tiếp tục viết.

*

Hoa Kỳ xưa nay vẫn là đệ nhất cường quốc kinh tế.  Điều đó rất dễ hiểu vì Hoa kỳ là một nước vừa lớn vừa đông dân nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Binh Dương, có rất nhiều tài nguyên phong phú. Với một kỹ thuật công nghệ cao một đoàn chuyên viên thượng thặng Hoa kỳ đã bỏ xa các nước khác.  Hoa Kỳ phát minh và sản xuất ra nhiều sản phẩm tối ích cho nhân loại như xe hơi, máy điện, máy bay, telephone, máy vi ...

 Nhưng khi nhìn về một khía cạnh khác, như đạo đức chẳng hạn, ta lại tự hỏi tại sao ở một cường quốc như Hoa Kỳ, tội ác xẩy lại ra càng ngày càng nhiều.

 Người ta thường nói bần cùng sinh đạo tặc. Hoa Kỳ là một nước giàu có, dư ăn, dư mặc thi làm sao có kẻ bần cùng" Ở các nước nghèo, người ta khổ sở vì miếng ăn thức uống nên cướp giết nhau là chuyện thường.

 Ở Hoa Kỳ trái lại, người ta giết nhau vì những lý do không thể ngờ được. Chẳng hạn như:

 1. Một gia đình nọ gồm 4 người, cha mẹ và 2 người con, một trai, một gái. Cha mẹ lo làm việc suốt ngày. Người anh học Trung học, cô em học tiểu học. Cha mẹ vì bận công việc làm ăn nên không mấy để ý nhiều đến con cái. Cậu con trai chẳng chịu học hành còn theo đòi chúng bạn hút xì ke ma tuý. Cậu thường ăn cắp tiền đi hút xách. Cha mẹ anh không cho, nên cuối cùng anh ta lấy trộm súng của cha, bắn chết hết cả nhà. (tai nạn một thời gây chấn động)

 2. Một sinh viên nổi điên, đem theo hai khẩu súng, bắn chết một lúc mấy chục sinh viên khác trong khuôn viên đại học. Tai nạn gây đau khổ cho không biết bao nhiêu người đến nỗi nhà trường phải đóng cửa cả tuần lễ (việc nầy ai cũng biết)

 3. Một đôi nhân tình cãi lộn dữ dội trong lúc lái xe qua cầu, không ai nhường nhịn ai. Anh chàng đang lái xe giận phát điên lên đẩy cô nhân tình ra khỏi xe cho xe sau cán chết. (Tai nạn có báo đăng)  

 Những câu chuyện thương tâm xẩy ra hằng ngày trong gia đình, nơi học đường, ngoài xã hội tại nước Mỹ làm cho nhiều người phải quan tâm không ít thì nhiều.  Những tội ác nầy xẩy ra không phải vì lý do kinh tế mà do hoàn cảnh gia đình, học đường , xã hội tạo nên. Vậy ta phải làm thế nào để đề phòng.

 Ai cũng biết, người Mỹ rất hiền từ và rất cao cả, nước Mỹ xứng đáng là một nước lãnh đạo nhưng vì dân số qúa đông (thứ 4 thế giới) và hỗn tạp nên làm sao tránh sao khỏi lỗi lầm. Nếu ta để ý phân tách nghiên cứu, ta có thể có giải pháp giảm thiểu phần nào tội ác.

 Bài viết này không có cao vọng xa xôi ngoài việc trình bày một suy nghĩ có tính chất hạn hẹp. Văn hóa Đông Tây không có nhiều dị đồng trong tư tưởng và đạo đức

 Khổng Phu Tử nói: Tiên tề gia như hậu trị quốc bình thiên hạ.

 Muốn trị nước, trước hết phải biết lo gia đình. Việc nhà không xong thì làm sao lo được việc nước. Nhà yên, nước mới yên. Nhà là căn bản luân lý cuả xã hội. Ví dụ thử phác họa một gia đình tan nát do cha mẹ lơi là trong việc giáo dục con cái.

Với một nền giáo dục phóng khoáng như ở Mỹ, cha mẹ đã cho con qúa nhiều tự do và cuối cùng không kiểm soát nổi, nên bị quật ngã trở lại.

Trong gia đình, cha mẹ nên kiểm soát con cái chặt chẽ cho đến ít nhất là 18 tuổi.  Trong thời gian nầy nên để ý đến thời khóa biểu học hành, việc giao du và chi tiêu của con cái. Chọn bạn mà chơi là một vấn đề. Cha mẹ không nên ngăn cấm nhưng nên phân tích lợi hại của tình bạn vì người ta thường nói gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Nếu con mình không chịu học hành, không tuân theo lời giáo huấn, là ta có vấn đề rồi đó. Nếu đưá nhỏ bỏ nhà, tụ năm tụ ba, thì tai nạn bất ngờ sẽ đến một sớm một chiều.  Muốn kiểm soát con cái, cần hiểu rõ tâm lý của chúng. Giáo dục Mỹ không cho phép xử dụng roi vọt vì đó là lạm dụng nhưng lắm khi bắt quỳ gối 15 phút hay nửa tiếng cũng có thể có kết quả tốt.

 Gia đình đã vậy, học đường thì sao"

Đây là một môi trường khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Nếu phần công dân giáo dục bị lơ là hay bỏ rơi thì lại là một tai họa.  Ở Hoa Kỳ, có những tù nhân khi hết hạn giam không muốn về nhà vì nhận thấy ở tù sướng hơn ở nhà! Nếu ai cũng nghĩ như vậy thì còn ai thích ở ngoài làm việc nữa" Vì vậy, học đường có nhiệm vụ dẫn dắt con em học hiến pháp, hiểu luật pháp và hành động đúng theo luật pháp.  Ở học đường có nhiều loại học sinh hay sinh viên: học sinh ưu tú, học sinh trung bình và học sinh dở. Thêm vào đó là loại học sinh dở dở, ương ương thuộc loại tâm thần.  Đa số học sinh và sinh viên đều học hành tốt. Một số nhỏ bị ảnh hưởng ma túy làm nhà trường phải quan tâm nhiều hơn, nếu không sẽ bị tổn hại về tinh thần hay vật chất. Gần đây đã xẩy ra nhiều tai nạn ở các học đường.

Những học sinh ghiền ma túy thường có những thái độ đặc biệt như hay tụm ba tụm bảy hút sách, ăn uống, phá phách,  nghịch ngợm. Bọn chúng cất dấu ma túy ở những chỗ không ai ngờ được như hốc cây, cầu tiêu nhà tắm hay thậm chí có khi đào lỗ chôn xuống đất để khỏi ai trông thấy. Nhìn những học sinh, sinh viên nghiện ma túy, ai cũng dễ biết vì thần sắc họ khác hẳn, nhất là khi cơn nghiện tới. Ngoài ra quần aó họ lếch thếch ngồi đâu hay ngáp như thiếu ngủ và chốc chốc lại vào nhà tắm. Lúc cơn nghiện lên thì cuống cuồng lo đi tìm đồ hút. Nhà trường nên đặc biệt đế ý đến số ngưòi nầy vì họ không màng đến sống chết, ngay mạng sống của họ và luôn mạng sống của kẻ khác. Thực tế họ đã gây ra nhiều tội ác.

 Không những trong gia đình, nơi học đường mà ngoài xã hội ở Mỹ cũng thường ngày xẩy ra biết bao nhiêu là án mạng. Nguyên do thường tùy thuộc. Có khi vì nóng giận như ở ví dụ số 3 kể trên.  Có lúc vì vội vàng lao xe cho nhanh sợ bị trễ nên xẫy ra tai nạn thê thảm. Ngoài ra những vụ giết người cướp của trong những giờ vắng vẻ, hoặc tại những nơi hẽo lánh xẫy ra không hiếm Trăm ngàn lý do gây ra án mạng. Có những trường hợp ta có thể tránh được nếu biết cách đề phòng:

 - Lúc nóng nẩy hãy uống 7 hớp nước lạnh trước khi nghĩ tiếp

 - Muốn khỏi bị trễ hãy đi sớm thêm 10 hay 15 phút

 - Ra hay vô xe nên coi trước coi sau xem có ai theo dõi, khả nghi. Tránh du hành một mình những nơi hẻo lánh vào những giờ qúa khuya

 Những vấn đề quen thuộc nầy có lẽ ai ai cũng biết. Tôi chỉ muốn nhặt vài lá vàng trên cây đại thụ Hoa Kỳ để cây càng ngày càng xanh tốt.

 Tóm lại, muốn giảm thiểu tối đa tội ác, gia đình học đường và xã hội phải cùng nhau hợp tác chặt chẽ mới mong gặt hái kết qủa tốt đẹp.

Kẻ sát nhân, trước khi giết người, phải hiểu rằng nợ máu phải trả bằng máu, mạng phải đề mạng, blood for blood. Họ không thể giết người rồi chạy trốn hay ung dung vô tù nằm ngủ suốt đời. Bản án tử hình không thể một sớm một chiều xóa bỏ. Xóa án tử hình sẽ đi đến loạn thế.  Có như vậy, công lý mới được bảo vệ và những kẻ sát nhân sẽ chùn tay lại trước khi nhúng sâu vào tội ác

 Suốt cả cuộc đời tôi chỉ có một câu châm ngôn đáng ghi nhớ:  Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.

 Don't do to others what you don't like them do to you.

 Đừng làm cho kẻ khác những gì ta không thích họ làm cho ta

Như vậy ta sẽ tránh được nhiều điều đáng tiếc cho người và cho ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,110,829
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Nhạc sĩ Cung Tiến