Hôm nay,  

Ngu Dại

15/07/200800:00:00(Xem: 138477)
Tác giả: Leslie Phương Nguyễn

Bài số 2351-16208427-vb3150708

Tác giả là cư dân Pasadena, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô ngắn gọn,   chuyện kể giới hạn trong phạm vi một nhà vệ sinh công cộng nhưng trải rộng từ sở làm tại Mỹ, chùa Hương tại Việt Nam tới nạn ô nhiễm môi sinh trên thế giới. Mong cô tiếp tục viết.

Nhiều người nói tôi ngu.  Có lẽ tôi ngu thật.  Tôi áp dụng câu châm ngôn "Suy bụng ta, ra bụng người" vào đời sống hằng ngày, nên đôi lúc tôi thấy mình ngu quá.

Tôi xử dụng và giữ gìn nhà vệ sinh ở những nơi công cộng như của chính mình.  Mỗi khi dùng xong, tôi thường dùng khăn giấy (đã dùng) lau khô sink rửa tay.  Thậm chí tôi còn lau luôn cái sink bên cạnh nếu giấy chưa ướt lắm.  Có lần cô bạn làm chung phòng thấy vậy, nhìn tôi với cặp mắt ngạc nhiên hàm ý rằng, đó đâu phải là công việc của bạn.  Đúng vậy.  Ở nơi tôi làm việc có người dọn vệ sinh hàng ngày, nhưng ông ấy chỉ đến vào buổi tối.  Tôi nghĩ, nếu mình không giữ bathroom sạch, thì cả ngày phải chịu đựng một cái bathroom bê bối cho tới sáng hôm sau.  Chắc các bạn cũng đồng ý khi bước vào một phòng tắm với một cái mess của người trước để lại, chắc hẳn bạn sẽ không vui cho lắm"  Vậy thì tại sao tôi lại làm vậy với người khác.

Một lần tôi đang đánh răng thì người co-worker bước vào.  Cô ta đổ ụp cái bình café vào sink, xác café văng tung tóe, rồi quày quả bước ra.  Sau đó, hình như nhớ sực điều gì, cô ta quay lại thì thấy tôi dùng cái ly của mình xối nước cho café chạy xuống cống.  Ngượng ngùng nhưng không nói gì, cô ta đi ra.  Mỗi lần thấy như vậy là mỗi lần tôi đều dọn sạch sẽ.  Có lần thì cô ta thấy, có lần cô ta không thấy.  Lâu ngày, có lẽ "nước chảy đá mòn" nên lâu nay tôi không còn gặp trường hợp như vậy xảy ra nữa (Hy vọng cô ấy không xuống lầu dưới để dùng phòng vệ sinh ở đó!)

Một dịp viếng thăm chùa Hương Tích, vì phòng vệ sinh của đại chúng bận, nên tôi phải dùng phòng vệ sinh trong phòng tiếp tân của thầy trụ trì.  Tôi thấy băng vệ sinh của vị nào đó vất vào sọt rác một cách bất cẩn.  Hải hùng, tôi vội lấy giấy toilet phủ lên trên với hy vọng thầy chưa nhìn thấy. 

Một lần tôi dùng phòng vệ sinh ở Macy's, tôi thấy nhiều người dùng giấy lau tay một cách phí phạm.  Họ giựt giấy liên tục.  Giựt xoành xoạch, không thương tiếc.  Tôi nghĩ, không biết họ có phí phạm như vậy ở nhà họ không.  Mỉa mai thay, vừa lau tay, họ vừa trò chuyện với nhau về vấn đề gìn giữ môi sinh.  Họ không biết rằng, chính họ là người đang góp phần cho việc làm hại môi sinh vậy.  Hằng ngày bao nhiêu là tấn rác bị thải ra biển gây nên nạn ô nhiễm.  Hằng ngày bao nhiêu là cây bị đốn để làm giấy phục vụ cho đời sống con người.  Hiện nay, nạn lụt lội, động đất đang xảy ra trên thế giới, một phần cũng vì môi sinh bị ô nhiễm do con người tạo ra.  Tại VN, nạn đốn cây bừa bãi tạo nên lũ lụt cũng bởi vì rừng không còn đủ cây để giữ nước!

Hành động ngu dại của tôi có thể ví như hạt muối bỏ biển.  Nhưng tôi hy vọng một hạt muối cũng còn hơn không có hạt nào.  Thôi thì tôi cứ tiếp tục ngu dại vậy.

Leslie Phương Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
23/07/201818:09:46
Khách
cái ngu dại cũa tác giả là cái phước cũa tãc giã , đa số mọi nguời nghĩ có lao công quét dọn rồi tha hồ mà xã rác , 1 nữa là vô ý thức , 1 nữa là họ đang làm chuyện tổn phước mà họ kg biết , khi vô ăn buffee chẵng hạn , thấy họ lấy đồ ăn đầy ắp làm như chết vì đói vậy , nhưng sau đó lại kg ăn hết , bõ 1 nữa đĩa rồi đi lấy thứ khác ......nhìn thấy mà đau lòng cho nhiều đất nước trên thế giới đang chết vì đói thức ăn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,921,584
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là
Hòa làm chủ tiệm nail này đã gần bảy năm với lượng khách hàng rất đều đặn, và thu nhập khá dồi dào. Gia đình nàng đến Mỹ trong đợt HO đầu tiên, thấm thoát đã mười sáu năm. Hướng, chồng Hòa, là cựu sĩ quan không quân. Sau ngày miền Nam đổi chủ, anh phải đi "cải tạo" hết sáu năm. Khi được thả, vợ chồng và hai đứa con nhỏ
Mỗi năm cứ đến cuối hè, những người từng theo dõi giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đều nao nức chờ đợi đến ngày công bố danh sách những người trúng giải. Từ danh sách này, từng nhóm quen biết nhau sẽ "hồ hởi phấn khởi" bàn cãi và phỏng đoán xem ai sẽ chiếm giải nhất, giải đặc biệt v.v và v.v Đã sáu lần từ ngày giải
Chị Hạ-Giao là chị bà con của tôi. Từ khi kết quả siêu âm cho biết chị đang có một bé trai và một bé gái trong bụng, tin vui này bùng ra trong đại gia đình tôi chẳng khác pháo bông tưng bừng xẹt nở trên nền trời nhân ngày quốc khánh. Tính chung cả hai bên họ nội ngoại, nếu cách đây mười mấy năm tôi là đứa bé đầu tiên của
Nhạc sĩ Cung Tiến