Hôm nay,  

Nỗi Đau Nàng Hồ Thị

24/05/200800:00:00(Xem: 213728)

Tác giả: Quân Nguyễn

Bài số 2307-16208284-vb7240508

Tác giả Quân Nguyễn, là cư dân Anaheim, California. Cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, và hiện là state parole officer ở Santa Ana.

                                                                          
Tôi có một ông bạn già đi H.O. sang Mỹ đã lâu. Ngày xưa, ông ta là đại úy bộ binh gốc người miền Nam, sau chiến tranh bị "bác đảng bố láo" lừa bịp đưa đi "cải tạo" hết chục năm!

Qua Mỹ, lần đầu đến thăm vợ chồng tôi tại nhà ở Anaheim, ông mang theo cô con gái rượu 18 hiền hậu mộc mạc như cha.

Bà xã tôi quí mến nàng như con, nên cũng để tâm dọ hỏi vài nơi tính mai mối cho nàng một chỗ quen biết tử tế. Rồi chuyện chẳng tới đâu, hơn nữa cha nàng lại muốn cô con út tiếp tục đi học cho có tương lai với người ta vì so ra tuổi nàng cũng còn khá nhỏ.

Bẵng đi một thời gian, ít ra cũng năm năm sau, nghe nói nàng về VN chơi thăm quê hương họ hàng láng giềng một chuyến. Chuyện này thì thường tình với người Việt tha hương khắp năm châu, chẳng có gì đáng nói. Tuy nhiên, chuyến đi này đã làm thay đổi hoàn toàn cả cuộc đời son trẻ tươi đẹp của nàng... 

Lối xóm của nàng bên VN trước kia, bỗng đâu lòi ra một anh láng giềng, nàng chỉ mang máng nhớ ra thỉnh thoảng có gặp đâu đó ra vào trong xóm, nhưng cả hai tuyệt nhiên chưa hề có dịp quen biết hay trò truyện một câu. Có thể anh ta chẳng có gì đặc biệt khiến nàng phải để tâm chú ý đến, hoặc giả cha mẹ đã tuyệt đối cấm đoán mọi liên hệ tình ái trai gái để chờ đi H.O. chăng"

Lần này, anh ta không ngần ngại đến tìm gặp ngay nàng tại nhà bà con của nàng trong xóm, để tỏ tình một cách quyết liệt rằng anh ta đã và đang, "Yêu em khi còn thơ. Yêu em từ cái nhìn đầu tiên. Yêu em bằng mối tình đầu thơ dại, chẳng dám nói ra. Và yêu em mà chưa kịp tỏ tình thì em đã đi...  H.O. mất rồi!" (Sao lối tán tỉnh của thằng này giống tôi hồi xưa quá vậy cà, hổng lẽ nó có đọc chuyện "Nguyên Sa" của tôi trên Việt Báo hay sao mà "copy" ngay chóc, trừ cái câu chót nghe thấy...  xạo ke liền!)

Trở lại Mỹ, nàng bồi hồi hớn hở kể lại ngọn ngành câu chuyện cho cha mẹ nghe thì cha nàng có vẻ sinh nghi mà không tán đồng cuộc tình chút nào. Tuy nhiên, dù có yêu quí con gái út nhất mực, ông cũng không làm sao ngăn cản được mối dây oan nghiệt đang trói buộc đời nàng từ đây...  (Tình là dây oan mà!)

Khoảng một năm sau, cực chẳng đã, vợ chồng ông bạn già của tôi phải về VN lo đám cưới cho nàng, mà lòng bồn chồn lo lắng chẳng yên, chỉ còn biết cầu xin Trời Phật sao cho con gái được duyên may phận đẹp êm xuôi như con cái người ta.

Rồi sau chuyện cưới xin là đến việc nàng làm giấy tờ bảo lãnh chồng sang. Trong thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh cứu xét, nàng thường xuyên về VN thăm nhà thăm chồng, và có lẽ đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của đời nàng, vì chồng nàng, gia đình chồng nàng, yêu thương đối đãi quí trọng nàng như một bà hoàng Việt kiều...
 
Cuối cùng, hai năm sau thì anh ta cũng sang.

Để tránh né cặp mắt hiền hậu nhưng tinh anh, dầy dạn việc đời của người cựu tù cải tạo, như đang soi thấu tận tâm can mình, lại sợ lòng yêu quí vô vàn của ông già vợ đối với đứa con gái út, anh rể mới lập tức quyết định đem vợ lên sống trên San Jose, cho thật xa nhà bố mẹ vợ, khoảng năm sáu giờ lái xe gì đó.

Nơi đây, anh ta bắt vợ đi làm quanh năm hết "shop" may đến hãng xưởng, để nuôi mình rong chơi sáng tiệm phở chiều cà phê "bong bóng" (airbag), mà năm nào cũng phải về VN thăm nhà vài chuyến...  một mình mới chịu!

Nàng chỉ ước ao có một đứa con cho gia đình ấm cúng, nhưng chồng nàng dứt khoát là không!

Ba năm sau, khi đã có đầy đủ giấy tờ hợp lệ chắc chắn trong tay, anh ta thẳng thừng với vợ rằng mình chẳng hề yêu thương gì nàng ráo trọi! Tất cả chỉ là một trong những cú "chơi chiêu" bên VN của anh ta mà lần này là trong "tình trường". Và rằng anh ta sẽ về VN cưới một cô gái khác đem qua, người từng quen biết trước khi lấy nàng...

Chẳng còn lý do gì để nương tựa bám víu vào chồng, nàng đành trở về lại nhà cha mẹ ở Quận Cam!

Thắm thoát mà đã hai năm trôi qua. Nàng kiếm được việc làm trong một văn phòng bác sĩ ở "Bolsa", và tưởng rằng mình đã tìm được một tình yêu mới...

Nhưng không! Theo như lời cha nàng kể lại, dạo gần đây tính tình nàng bất thường, vui buồn cười khóc vô cớ, nói năng lời lẽ vô nghĩa, và làm như đang mất dần trí nhớ (có thể đây là hậu quả không thể tránh khỏi của căn bệnh "depression", một loại bệnh tâm thần phát sinh do suy nghĩ đau buồn quá độ trong một thời gian dài mà không ai hay biết, quan tâm hay cho chữa trị!)

Cuối tuần rồi, nỗi lo âu của cha nàng đã thành sự thực, khi ông nhìn lên sợi dây oan nghiệt thắt trên cổ đứa con gái yêu quí chết trong "garage" từ hồi nào...

Thế là hết! Nàng đã chọn cái chết để kết thúc nỗi đau không thể vượt qua được của một người phụ nữ đánh mất tình yêu, mất chồng, lại không con cái!

Tôi cũng có một đứa con gái rượu út đang còn phải nuôi, nên tôi thật sự thấm thía cái đau xót vô vàn của ông bạn già bất hạnh. Mà sự bất hạnh này chẳng bao giờ nên xảy ra cho chúng ta và con cái chúng ta. Nó lại càng chẳng bao giờ nên khởi xuất từ cái cội nguồn bên VN nữa...

Thật ra, có đôi khi, chúng ta cũng phải đành bó tay trước những bất hạnh trong tình duyên của con cái! Nhưng lâm vào hoàn cảnh đó, mình cần phải can đảm hơn, sáng suốt hơn, xốc vác hơn mà quyết cứu lấy con mình. Nếu thấy nó có những triệu chứng như trên do còn non dại mà quá khổ đau tuyệt vọng thì mình phải kiên quyết bằng mọi cách mà lôi nó đi bác sĩ tâm thần liền. Thuốc men và sự khuyên giải của các nhà chuyên môn trong lãnh vực y tế có thể cứu được con mình, dù trễ cũng còn hơn không...  Rồi thời gian sẽ là liều thuốc hay nhất chữa lành mọi vết thương lòng, già cũng như trẻ.

Sáng nay, tôi biết cha nàng đi chôn con gái!

Ông chẳng cho ai biết chỗ nào để đến viếng hay tiễn đưa, chỉ vì quá căm giận chính mình biết con bị lừa mà lại nhu nhược không chận thẳng tay. Ôi! cái câu "lá vàng chưa rụng lá xanh rơi" nghe càng thấm thía làm sao!

Đêm nay, nén hương hằng đêm tôi đốt xin cho bọn cộng đồ sớm lụi tàn trên quê hương xa xôi kia, xin đốt hết cho nàng...

Ngồi một mình trong vườn đêm sau nhà, nghe như có tiếng nhạc nhà ai văng vẳng sang phía sân sau với tiếng hát Khánh Ly rười rượi, "Nắng có hồng bằng đôi môi em" Mưa có buồn bằng đôi mắt em" Tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh...  Nơi em về ngày vui không em" Nơi em về trời xanh không em"  Ta nghe ngìn giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh... "

Tôi bất chợt thấy mắt mình có một giọt lệ trên khóe mắt, khóc cho em... 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,917,683
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông cũng từng nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới.
Tác giả chỉ vừa tới Mỹ được mấy tháng, theo diện bảo lãnh. “Hiện vợ chồng tôi ở tạm nhà người em. Vợ tôi đi giữ trẻ. Tôi chưa có việc làm. Trong lúc rảnh rỗi, tôi muốn viết lên một phần nhỏ những gì xẩy ra trong cuộc đời em tôi và gia đình tôi.” Ông Trương viết trong thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên. Nhân vật xưng tôi trong bài là người em. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Cựu thợ lái máy bay chuồn chuồn ở Căn Cứ KQ Phù Cát - Bình Định, cựu tù chính trị, đến Mỹ từ 1980, hiện an cư lạc nghiệp tại Garden City, Kansas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2012 với chuyện tù “Trung Uý Nuôi Tôm” và đã nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước. Sau đây là bài ông cựu trung uý cho viết về nước Mỹ 2013.
Tác giả sinh năm 1981, đến Mỹ năm 2000 theo diện HO. Sau 9 năm định cư tại Mỹ, công việc hiện nay của ông là Property Manager, tại Landover, tiểu bang MD. Ông tham dự viết về nước Mỹ từ 2009 và sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là tâm sự về mùa lễ tạ ơn năm nay.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là một truyện mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Kèm theo bài viết ngắn về nhạc Mỹ thời chiến còn thêm bài thứ hai: Bạn Tôi và Nước Mỹ.
Tác giả rời Việt Nam sang Mỹ từ tháng 10 năm 1974, khi còn là một cô bé mới học lớp sáu.
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O.; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Bài viết mới nhất của Vành Khuyên lần này có kèm theo ít dòng sau đây:
Đó là một đêm lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, khi hàng chục ngàn người Việt biểu tình chống việc một người tên là Trần Trường công khai treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho mướn video của anh ta tại Little Sàigòn. Nhiều năm đã qua.
Nhạc sĩ Cung Tiến