Hôm nay,  

Gặp Lại Sau 30 Năm

01/08/200800:00:00(Xem: 164695)
Tác giả: Nguyễn - Đông A
Bài số 2366-16208442-vb6010808

Thư của ông Hoàng V. Trung gửi Việt báo: Trường trung học Võ trường Toản vừa tổ chức ngày Đại Hội Trùng Phùng Võ Trường Toản tại San Jose trong 2 ngày 4 và 5 July 2008. Thầy cựu Hiệu trưởng, quý vị giáo sư và các cựu học sinh Võ Trường Toản từ Vietnam qua cũng khá đông. Kèm theo đây là bài viết của một nàng dâu trường Võ Trường Toản. Nhận thấy đây là cảm nghĩ rất trung thực của một người vừa từ Việt Nam đến và rời Mỹ cùng với những ấn tượng vẫn còn tươi mới trong đầu, tôi đã hỏi và được tác giả đồng ý ủy thác cho gởi bài này góp phần "Viết về nước Mỹ" dù rằng đây chỉ là bài viết về một góc nhỏ trong vài ba ngày ở Mỹ. Xin cám ơn ông Trung. Tựa đề bài viết được trích từ một câu trong bài.

***

Người ta thường nói ánh dương tuôn trào muôn sức sống nhưng có lắm khi "Đêm thấy ta là thác đổ"...  

Chiếc máy bay lướt nhẹ nhàng xuống đường băng. Những trụ đèn đổi màu nổi bật mẫu tự L - A - X là biểu tượng của phi trường Los. Người Sàigòn đến Cali thật bỡ ngỡ vì chuẩn bị gặp dân Mỹ để nói tiếng ...Anh nhưng mà ...vui thay ngay tại phi trường chỉ nghe người Việt gọi nhau í ới, rồi gặp bạn Việt, người quen Việt và dân cư Việt!

Ra đón chúng tôi tại sân bay lúc 10 giờ tối là anh PVL, người bạn cùng lớp của anh Huân. Hai anh gặp nhau sau ba mươi năm. Câu chuyên xoay quanh đời sống thực tại của nhau, gia đình, công việc. Tôi và con gái ngồi băng ghế sau, im lặng thấm mệt vì chuyến bay dài. Ra khỏi phạm vi phi trường, chiếc xe lao vun vút theo những dòng xe với tốc độ cao. Đường thật rộng với nhiều lằn xe. Hai bên đường không có nhà cửa, phố xá, chỉ là những khoảng đất mênh mông để người Sàigòn thấy mình thêm nhỏ bé.

Mấy ngày ở nhà anh ĐMT thật vui. Anh nhiệt tình chở chúng tôi đi xem đảo Balboa, công viên Peninsula, Hollywood, Beverely Hill. Cứ như một hướng dẫn viên du lịch có kinh nghiệm lâu năm! Nơi nào đi qua, anh cũng có thể kể hoặc chỉ cho chúng tôi xem những nét đặc trưng. Người du lịch mệt nhoài vì cứ phải căng tất cả mọi giác quan để ngắm nghía, thưởng ngoạn những điều mới mẻ, vậy mà "hướng dẫn viên" thì mãi say sưa chẳng hề mệt mỏi! Sau buổi đi chơi là những bữa ăn thật "hoành tráng". Đặc biệt phải nhắc đến ẩm thực của người Việt trên đất Mỹ. Món gì ở Sàigòn có thì Cali có. Phở, bún, mì, cơm... Nhớ mãi vẫn là khối lượng các món ăn ở Mỹ. Những tô phở to lớn như ... một cái thau nhỏ! Những miếng bánh mì kẹp, Hamburger, những tô salade trộn, ly kem, ly Coca, Pepsi .... Món gì cũng được "khuếch đại" gấp... ba lần hơn các món cùng thứ ở Sàigòn! Anh Huân được dịp ăn phở thỏa thích so với Sàigòn có khi "người" phải xơi luôn hai tô! Đất Mỹ rộng lớn nên "lòng" người cũng vì thế mà nới rộng hơn chăng"

Trước ngày khởi hành về San José, nơi diễn ra hai đêm Đại Hội Trùng Phùng Võ Trường Toản , anh Tr. bày tiệc, mời các anh "Bảng Tên Vàng" Võ Trường Toản tập họp về nhà để gặp anh Huân và chúng tôi (lúc đầu mới nghe gọi "Bảng Vàng", tôi tưởng các anh là học sinh "top", sau được anh Huân giải thích đó là màu sắc của bảng tên lớp). Tôi bắt đầu làm quen với các anh "Bảng Vàng" và cả "các vị phu nhân" nữa. Cảm giác như con dâu mới về chào gia đình. Nhưng tình cảm của các anh chị thật nồng hậu khiến tôi dù có rụt rè, bỡ ngỡ cũng nhanh chóng hòa vào niềm vui tái ngộ của anh Huân và các bạn của anh. Tôi im lặng trong bàn tiệc, lặng lẽ ngắm nghía từng khuôn mặt xa lạ nhưng nụ cười rạng rỡ và thân ái. Những bàn tay xiết chặt tay tôi như truyền cho tôi tình bạn xa xưa của họ. Các chị cũng thường xuyên gặp nhau nên cười vui ồn ào và hỏi thăm nhau những mẩu chuyện mà tôi nghe chẳng hiểu đầu đuôi ra sao. Nhưng cứ thấy các chị nói cười huyên thuyên, tôi cũng cười toe "hùa" theo. Tình cảm của chúng tôi bỗng chốc mà biến thành thân quen. Bữa ăn thuần Việt. Có bún nem nướng với những miếng chả nem to nướng bằng lò điện óng ả, vàng rụm, tương đậu nêm nếm rất ngọt ngào, bún thì không xử dụng bún tươi mà bún khô đóng gói được luộc lên, cho ra những con bún mềm mại, nóng hôi hổi, không cần thổi chỉ lo ăn. Rau sống đủ các loại: rau tía tô, rau húng, rau quế, ngò gai... Tất cả các cánh lá to như cái muôi múc cơm! Đã bảo "khuếch đại" mà! Tiệc tàn vào lúc gần 1 giờ sáng. Anh Tr., mặt đã đỏ bừng vì rượu bia (dù vậy nụ cười vẫn còn rất tươi ) dặn dò chúng tôi xe sẽ khởi hành đi San José lúc 5g sáng hôm sau!

Quả thật, đêm Cali trôi qua ngắn ngủi. Khi tôi chuẩn bị những món ăn mang theo đi đường thì anh Tr. đã có mặt ngoài garage để ngồi vào ghế lái. Anh lại tiếp tục làm hướng dẫn viên cho chúng tôi. Từng nơi đi qua đều mang những lời giải thích cặn kẽ của anh. Chúng tôi dừng lại quay phim, chụp hình. Một công viên quốc gia Sequoia hoang dã, bao la với những tảng đá khổng lồ xếp chông chênh như bàn tay tinh nghịch của tạo hóa. Rồi gấu, sóc, nai,...  lơ đãng nhìn đoàn xe qua lại. Rồi đỉnh Moro Rock như thách thức những hơi thở dồn dập vượt lên cao; rồi lại ngang qua một khu rừng với những cây khổng lồ hàng ngàn năm tuổi mà đường kính có thể lên hơn 20 feet, vươn cao ngạo nghễ với thời gian...

Cuối cùng xe cũng đến điểm đích của hành trình kéo dài 14 tiếng đồng hồ! Nhà anh ĐMH! Một căn nhà nằm tựa lưng vào ngọn đồi. Đón chúng tôi là đôi mắt ngơ ngác của một chú nai bước thảnh thơi qua khu rừng nhỏ. Ngôi nhà bằng gỗ thật ấm cúng. Khi chúng tôi bước vào, các anh Bảng Vàng Võ Trường Toản đã ở đó. Những tiếng cười, những vòng tay, những ánh mắt thân ái ôm choàng lấy chúng tôi. Tôi nhận ra nụ cười anh Huân thật rạng rỡ khi gặp lại các bạn cũ của anh sau hơn ba mươi năm. Nụ cười như xóa tan những nét mệt nhọc của chuyến đi dài hôm nay.

Chị H., vợ anh ĐMH, dẫn chúng tôi vào căn phòng nhỏ dành sẵn. Tôi say xe và say... cảnh sau một ngày dài vượt qua 600 miles !!! Tóc tai rối tung, rối mù, tìm được tấm nệm êm, tôi nhắm mặt trôi thật nhanh vào giấc ngủ, nghe tay chân giá lạnh đang ấm dần lên. Ngoài phòng khách, tiếng nhạc, tiếng cười vẫn mãi rộn rã.....

*

Đại Hội Trùng Phùng Võ Trường Toản 2008 được diễn ra trong hai đêm 04 và 05 tháng 07. Đêm 04 là tiền Đại hội. Địa điểm được chọn là nhà hàng của một nghệ sĩ nổi tiếng tại miền Nam trước năm 1975, nghệ sĩ Thành Được. Các anh Bảng Vàng tụ hội lại thành một góc trong nhà hàng. Tôi nhận thấy các anh cựu học sinh Võ Trường Toản chia thành nhiều nhóm nhỏ (ban tổ chức đã chu đáo ghi số bàn theo danh sách người tham dự) theo từng khóa học. Lớn nhất là các anh VTT khóa 1956 - 1963 và nhỏ nhất là khóa của các bạn và anh Huân, khóa 1968 - 1975. Năm nay, trưởng ban tổ chức Đại hội Võ Trường Toản 2008 là anh NSM, khóa 1968 -1975. Anh NSM còn có phu nhân, chị NTT, là trợ tá thật đắc lực! Rồi lần lượt thành phần ban tổ chức Đại hội Võ Trường Toản 2008 được giới thiệu. Những tràng pháo tay từng hồi cứ dồn dập. Đây đó các anh đang tìm nhau sau thời gian thật dài gặp lại. Có những anh sống tại Mỹ nhưng chỉ về tụ họp khi có Đại hội. Họ thăm hỏi và nói chuyện về công việc, về sức khỏe. Biết gia đình chúng tôi từ Việt Nam qua, các anh và gia đình, đến chào hỏi thăm thật nồng hậu.

Sau khi được nghe giới thiệu những công việc chuẩn bị của các anh, các chị (phu nhân của các anh VTT làm dâu thật tốt!) rất tỉ mỉ, người "ngoại cuộc" như tôi cũng hiểu ra được mức đoàn kết, và phát triển trong nhiều năm qua của Hội Ái hữu Cựu học sinh Võ Trường Toản. Và nếu bạn có hiểu lù mù đi chăng nữa thì những nét mặt hân hoan, những tiếng vỗ tay, reo hò, những nụ cười "king size" của người tham dự cũng hiểu được sự thành công mà họ gặt hái trong những năm qua ra sao mà! Mọi người lại cùng nhau quây quần bên bàn tiệc. Những món ăn Việt nhưng nấu theo kiểu ...Mỹ thật lạ cho khẩu vị người Sàigòn khiến tôi ăn uống say sưa trong tiếng cười và mắt nhìn của mọi người.

Xe trở về khách sạn. Trong một buổi tối, tôi vừa được tìm hiểu những sinh hoạt của một Hội cựu học sinh tại hải ngoại, vừa nếm hương vị các món ăn gốc Việt trên đất Cali, và giờ thì được thả lưng trên gối nệm êm ái của khách sạn, tôi để mình chìm sâu vào một giấc ngủ thật bình an!

Buổi sáng ngày 05, ngày chính của Đại hội, chúng tôi được anh Tr. chở đến địa điểm của đêm Đại hội. Bàn tiệc và ghế phủ khăn thật trang trọng. Sân khấu chuẩn bị hết sức công phu. Mỗi người một việc, chạy đua với thời gian khi kim đồng hồ đang tiến dần đến thời điểm khai mạc đêm Đại hội. Tôi tập tễnh làm dâu Võ Trường Toản, nghĩa là phụ xếp thả những cánh hoa vào chậu nước đặt trên bàn tiệc. Công việc nhẹ nhàng nhưng biểu hiện sự chu đáo, chăm chút trong từng chi tiết của ban tổ chức. Mọi người trong ban văn nghệ thì khá bận rộn với tổng diễn tập. Đâu đâu cũng thấy sự chuẩn bị tất bật. Tôi vừa cặm cụi làm, vừa lắng nghe những sinh hoạt chung quanh, rồi chợt khẽ mỉm cười khi nhớ câu khẩu lệnh của "ông xã" thường nói với "sắp nhỏ": "nói là làm, đã làm thì làm đến nơi đến chốn". Các anh học sinh Võ Trường Toản là thế đấy!

Đưa chúng tôi trở lại địa điểm của Đại hội vào buổi chiều là anh TQTh. Đại hội được khai mạc chính thức vào lúc 6g30. Nhưng mà từ 5g, trên sân cỏ, ánh nắng mùa hạ San José đã làm nở hoa những nụ cười. Hôm nay, các thầy, các cô đã hiện diện. Những mái tóc bạc trắng của thầy, của cô bên những mái tóc hoa râm của cựu học sinh đã gieo vào lòng người tham dự bao cảm xúc thật bồi hồi. Bạn bè tìm gặp lại nhau từ khắp năm châu, bốn biển. Những cựu học sinh Võ Trường Toản đã về lại cùng một mái nhà trong ngày Đại hội. Thầy xưa, bạn cũ là đây. Như một cuộn phim với hai cảnh thời gian, xưa và nay, với ngần ấy nhân vật ... nhưng đã có biết bao đổi thay, bao nhiêu thử thách biến đổi làm nên cuộc đời hôm nay. Bài học ngày nào của thầy, của cô đã đúc kết và làm nên nhiều mảnh đời.

Dọc bên lối đi vào Đại hội là điểm triển lãm những bài thơ, bài viết và hình ảnh của cựu học sinh Võ Trường Toản. Khắp nơi rộn rã tiếng cười, tiếng nói. Một anh cựu học sinh tìm được cô giáo PTL, giáo sư bộ môn vạn vật, để xin được phê một lời trong học bạ lớp 12 mà suốt hơn ba mươi năm cô đã chưa thực hiện vì bối cảnh xã hội trong những ngày 1975. Thật vui và cảm động! Cô giáo, mái tóc búi cao, điểm bạc, ngồi suy nghĩ (thói quen của các thầy cô trước khi đặt bút phê là phải "điểm mặt" của đương sự trong trí nhớ). Rồi cô phê hai chữ "trung bình", trong tiếng cười ồ của mọi người. Thì ra sau ba mươi năm hình ảnh "bạn ấy" vẫn là "trung bình" trong lòng cô giáo à nghen! "Cố lên! Cố lên!"......

Khai mạc đêm Đại hội là lời chào kính Thầy Cô, là những quà tặng, gói ghém tấm lòng kính yêu của tất cả cựu học sinh đối với những vị thầy năm xưa. Đoạn phim trên video clip của ban tổ chức giúp Đại hội cùng nhau ôn nhớ lại tất cả những chặng đường đã đi qua của anh em Võ Trường Toản.

Tiệc được dọn ra và tiếng nhạc réo rắt báo hiệu phần văn nghệ sắp sửa bắt đầu. Những tiết mục văn nghệ không chuyên nhưng đầy sức hấp dẫn để theo dõi. Những con người mới ngày hôm qua đây đảm đương, nắm giữ những vị trí nhất định nào đó trong xã hội, hôm nay vô tư hát, múa tung tăng như con trẻ. Kìa mái tóc hoa râm, này những dấu ấn thời gian trên khuôn mặt! Nhưng trông sao lại mãi rạng rỡ hồn nhiên đến thế"

Trở về Đại hội trong đêm nay là những cựu học sinh Võ Trường Toản không có tuổi!

Những bài hát, điệu múa và con người thể hiện như thắp bùng lên ngọn lửa trại, đánh tan ngọn gío và khí lạnh về khuya. Không phải là những buổi tiệc cưới mà khách mời ngồi nói chuyện, ăn uống và mỉm cười giữ lễ. Ở đây, mọi người như cùng một gia đình lớn trở về đoàn tụ, họ vui với cái vui chung của nhau, họ say với cái say chung của nhau... Tiệc gần tàn nhưng tiếng nói cười vẫn chưa thôi. Nghệ sĩ Ý Lan lộng lẫylên sân khấu và phần dạ vũ khởi đầu cho những uyên ương chưa mỏi cánh, đưa nhau về lại tuổi 20. Ngoài kia màn đêm đã phủ khăn choàng xuống thành phố từ lúc nào. Mọi người sẽ trở về mái nhà riêng của mình, cuộc sống riêng của mình. Cựu học sinh Võ Trường Toản sẽ lại tỏa đi muôn phương.

Gió miền bắc Cali có se thêm cho áo lên cổ ấm, đêm có trùng trùng cho sương khí lạnh thì mặt trời vẫn cứ mãi sưởi ấm ở trong tim và sức sống vẫn mãi dâng tràn trề.

Người ta thường nói ánh dương tuôn trào muôn sức sống nhưng có lắm khi "Đêm thấy ta là thác đổ "... 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,519,078
Tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Nguyễn Văn cho biết ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Cho tới nay, ông đã góp 4 bài: “Chuyện Của Bill”; “Tôi Không Là Ai Cả”; “Ngày Tháng Buồn Hiu”; “Mùa Thu Nashville.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động. Sau đây là bài viết thứ năm.
Sinh năm 1983, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuý,v "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tại đại học Cal State, Kim Trần đã tự sáng lập "School First Learning Center" và hiện có 2 trường dạy kèm rất thành công tại Garden Grove và Westminster. Sau đây là bài cô mới viết.
Đây là bài đầu tiên của một tác giả người Mỹ trực tiếp viết văn bằng Việt ngữ. Email kèm bài viết được ông xưng danh là “Steve Brown tức là Sáu.” Ông chính là “người Mỹ yêu tiếng Việt” mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài “Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu.” Mới đây, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông,
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông có tựa đề “Fasting: Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” gồm nhiều chi tiết đặc biệt sống động về việc điều trị bệnh động kinh. Sau đây là phần đầu.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010 -thường được gọi đùa là giải á hậu- với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu? Bài viết sau đây đã đăng trong báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn, 2012, nhưng chưa có trên online nên xin bổ túc.
Bài viết là chuyện về bé Ti, qua Mỹ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Vì một tai nạn xe hơi, “Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập.” Có thể tác giả cũng chính là nhân vật trong truyện kể, một bé gái còn ở tuổi thiếu niên. Chúc bé an lành và mong Nhật Mai liên lạc lại với Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện gia đình Việt Mỹ và tình yêu đồng tính.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là hai bài viết mới của ông. Tuy tựa đề kêu buồn nhưng không buồn chút nào.
Trước 30/4/1975, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Nhạc sĩ Cung Tiến