Hôm nay,  

Bạn Đọc Khắp Nơi Và Viết Về Nước Mỹ

12/04/200800:00:00(Xem: 184388)

Tác giả: Nguyễn Lê

Bài số 2273-16208250-vb7120408

Tác giả Nguyễn Lê đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Định cư  tại Philadelphia, PA, ông bà là người đầu tiên mở nhà hàng ăn Việt Nam tại đây. Bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, từ kinh nghiệm làm ăn, đời sống xã hội, tới nền nếp gia đình. Riêng những bài viết về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn tại Hoa Kỳ rất được bạn đọc quí trọng. Bài mới của ông kể chuyện bà con thân hữu khắp nơi đọc Viết Về Nước Mỹ.

Vừa thưởng thức hương vị ngày tết Mậu Tý vẫn còn phảng phất đâu đây vừa ôn lại những kỷ niệm dồn dập ngày Tết vừa qua thì được tin anh chị vùng Denver, Colorado báo tin sẽ qua vùng Philadelphia.  Trước là chúc Tết sau là đưa cô con gái út tới thăm mấy đại học University of Pennsylvania, Jefferson, Drexel vì cô vừa tốt nghiệp xong bằng Cử Nhân sinh vật học (Biology).  Trong câu chuyện hàn huyên, chị tiết lộ anh chị là độc giả trung thành của Việt Báo online mục "Viết Về Nước Mỹ".  Mỗi lần xong công việc quản trị mấy shopping centers tại Denver, thì giờ rảnh rỗi chị lại online viết về nước mỹ.  Chị nói với tôi nhờ vào "net" Việt Báo mà chị biết được mọi sinh hoạt của người Việt trên khắp năm châu.

Trong lúc đưa anh chị bạn đi tham quan các đại học danh tiếng tại Phila cho cô con gái chuẩn bị làm ứng viên bác sĩ thì nhận thêm điện thoại của anh chị bạn vùng Foothill, CA ,báo tin đã mua nhật báo Việt Báo đăng bài "Tết Mậu Tý Saigon & Little Saigon".  Anh chị cho biết sau khi đọc xong bài báo, sẽ lại mấy tiệm sách vùng Little Saigon mua luôn "Viết Về Nước Mỹ" từ năm 2000 tới 2007.  Anh chị nay đã về hưu, lấy thú đọc sách làm thú vui hàng ngày.

Ở Phila tôi có ba anh bạn thân.  Một anh về hưu tại ngoại ô Phila. Hai anh ở ngay trong thành phố.  Anh bạn thứ nhất là nhà văn chuyên viết truyện trào phúng.  Anh là nhà văn quân đội đã có 7, 8 tác phẩm chào đời.  Đề tài của anh là những tràng pháo cười trong cuộc đời quân nhân, trào phúng về cuộc đời khi còn ở Việt Nam và khi qua tị nạn tại Mỹ qua diện H.O.  Cốt truyện của anh lồng trong khung cảnh quê nhà từ thưở niên thiếu tới lúc trưởng thành, lúc ở trại tù cải tạo tới cuộc sống tị nạn tại nước Cờ Hoa.  Anh vừa khoe với tôi đã vào "Việt Báo Viết Về Nước Mỹ" từ năm 2000 tới 2008.  Anh bạn thứ hai có cuộc sống thiên về nội tâm nhiều hơn.  Anh cũng vào Việt Báo online mỗi ngày và khi thấy bài viết của tôi, anh in ngay 2 bản một lúc và bỏ vào thùng thư của nhà tôi.  Anh nói với tôi anh cũng muốn góp mặt "Viết Về Nước Mỹ" nhưng thời gian chưa thuận tiện vì anh có nhiều việc phải làm.

Anh bạn thứ ba từ ngoại ô tới thăm tôi.  Anh mang cả một chồng tài liệu dầy cộm biếu tôi.  Mở chồng thơ lớn nặng cả đôi tay thì nhìn thấy những bài "Viết Về Nước Mỹ" anh đã in cho tôi từ năm 2004 tới năm 2007.

Tôi có thói quen từ ngày qua Mỹ cứ đến gần lễ Giáng Sinh và tân niên, tôi đều đặn gửi thư chúc lễ và tết tân niên với những lời chúc khuôn thước và ước lệ tới bà con bạn bè xa gần.  Mấy năm gần đây tôi gửi những bài "Viết Về Nước Mỹ" kèm theo thiệp chúc tân niên để thay đổi không khí thường lệ đã kéo dài cả ba thập niên.

Một anh bạn từ vùng Plano, Texas đã lập ban văn nghệ cây nhà lá vườn.  Bố con người đàn, kẻ trống kiêm nam nữ ca sĩ.  Ngoài ra anh lại làm thơ "thất ngôn bát cú" tả lại cái thú điền viên lúc về già.  Nhận được thư tôi, anh háo hức hỏi thăm thể lệ gia nhập làng văn của thế giới "Viết Về Nước Mỹ".

Chú em tôi ở Lakewood vùng Long Beach thường đọc Việt Báo mục rao vặt.  Mỗi lần có bài "Viết Về Nước Mỹ" của tôi là chú gửi cả tờ báo vào bao thư lớn qua đường bưu điện cho tôi.  Nhờ vậy mà tôi có tập hồ sơ Việt Báo từ năm này qua năm nọ.  Một anh bạn gần nhà chú cũng theo dõi Việt Báo và điện thoại hỏi tôi sao lâu chưa thấy bài viết mới.  Tôi được thêm một độc giả đã làm đà khuyến khích tôi tiếp tục lai rai góp mặt với các bạn viết trong mục Viết Về Nước Mỹ.

Tháng 8, 2007 Việt Báo tổ chức một buổi tiệc văn nghệ tại nhà hàng Seafood World, Cali để phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm 2007.  Tôi hân hạnh được mời tham dự vội giữ chỗ hai bàn nhân tiện đãi bà con, bạn bè tại Cali.  Trước là góp mặt với các tác giả Viết Về Nước Mỹ sau được dịp gặp mặt bà con thân hữu.  Ba người bạn, hai vợ chồng người cháu sau khi tham dự đã mua một chồng sách Viết Về Nước Mỹ năm 2007 kèm luôn cả cuốn sách bìa cứng "Cay Đắng Ngọt Bùi".  Một người từ vùng Garden Grove, 2 vợ chồng anh bạn từ vùng San Diego, CA,  hai người cháu từ Granada Hill, CA xuống Little Saigon sau hơn một giờ lái xe cũng đem về một chồng sách.  Riêng hai vợ chồng anh bạn vùng Hawthorne đã đều đặn đến nhà sách Văn Khoa trong thương xá Phước Lộc Thọ mua sách Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004 đến 2007.  Đọc xong 4 cuốn, anh chị mua tiếp 3 cuốn từ 2000 tới 2003.

Trong dịp họp mặt tác giả, tôi đã may mắn được nói chuyện và biết mặt tác giả Huyền Thoại tức Thịnh Hương.  Khi đọc "Người đẹp Thương Xá" của chị trên Việt Báo online, tôi say mê đọc đi đọc lại nhiều lần bài của chị vì bản tính của tôi là mê "người đẹp".  Tôi khen chị hết lời, chị cũng không ngần ngại trút bầu tâm sự từ đầu tới cuối.  Chị là cư dân vùng San Francisco chúng tôi hứa hẹn sẽ tái ngộ tại vùng đồi núi như Đà Lạt tại S. Francisco khi có dịp.

Dịp Tết vừa qua, tôi đến nhà anh chị bạn vùng Corona, CA.  Anh hiện đang phục vụ cho đại công ty General Electric.  Trong câu chuyện anh tâm sự với tôi đã lên online Việt Báo Viết Về Nước Mỹ mỗi khi xong việc sở.  Đọc xong anh còn in những bài viết ưa thích gửi cho bạn bè và buổi chiều sau bữa cơm, anh chiêu đãi ông bố vợ và bà vợ yêu quý bằng cách đọc lớn tiếng mục Viết Về Nước Mỹ cho cả nhà cùng nghe.

Các cháu tôi ở vùng Houston, Texas thường lên Internet để theo dõi business, mỗi lần xong việc đều vào Vietbao.com qua mục "Viết Về Nước Mỹ" có bài nào bố mẹ yêu cầu chúng đều in ra để bố mẹ và cả nhà cùng đọc.

Một lần du lịch thăm nước Mễ vào tận thủ đô Mexico City gặp người em họ.  Anh bàn về "Thiền" của Thiền Sư Nhất Hạnh.  Tôi liền cho anh lên Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.  Từ thời đó anh đều đều lên mạng lưới "Viết Về Nước Mỹ" anh còn điện thoại tới cô chị vùng Florida theo dõi.  Thỉnh thoảng hai chị em chia xẻ thông tin trên Việt Báo và có nhiều đề tài để nói với nhau nhiều hơn.

Năm 2004, tôi về Việt Nam nhớ Việt Báo trên net khi tới Hanoi và Saigon, nơi các bà chị và cháu nội ngoại vẫn theo dõi những bài Viết Về Nước Mỹ.

Năm 2006 tôi về thăm lại bà con bạn bè nhớ Việt Báo lên net thì bị bức tường lửa kiểm duyệt của mấy ông Việt Cộng giăng ra nên tôi không còn được thưởng thức Việt Báo tại Việt Nam nữa.  Lúc đó tôi buồn 5 phút nhớ Việt Báo Viết Về Nước Mỹ như nhớ phở Bolsa, như bún thịt nướng Hà Nội.  Mãi tới khi qua Đài Loan vào net mới gặp lại Việt Báo.  Nét mặt tôi tươi hẳn lên.  Bà xã lấy làm lạ chắc tôi mới gặp cô hoa hậu Đài Loan nào đây!"

"Viết Về Nước Mỹ" được hưởng ứng khắp năm châu.  Mỗi người có một lý do hoặc nhiều lý do để đọc và cảm hứng Viết Về Nước Mỹ.  Họ thấy chính mình hoặc gia đình hoặc bạn bè mình ở trong đó.  Họ thầm nghĩ mai mốt con cháu mình có chỗ để tìm về nguồn gốc của mình, đời sống của cha mẹ mình, những "cay đắng ngọt bùi" mà bố mẹ và tổ tiên mình đã trải qua trên đất Mỹ.  Dân biểu Trần Thái Văn tiểu bang Cali đã nói "Viết Về Nước Mỹ" là cuốn sách gối đầu giường của ông.  Nhờ có bài viết của Denny Le tôi mới biết được nước Mỹ đại lượng vô bờ bến để cứu vớt một mạng người đau màng óc như Denny Le tốn cả hàng triệu Mỹ Kim.  Không có nước Mỹ thì anh Denny nay đã nằm sâu trong lòng đất tại Việt Nam.

Công việc hàng ngày của tôi là vào msn.com đọc tin tức, qua TD Ameritrade.com coi stock lên stock xuống.  Cuối cùng là Vietbao.com rảo qua tin tức vùng thủ đô tị nạn và vào "Viết Về Nước Mỹ" thưởng thức những cay đắng ngọt bùi của cuộc đời tị nạn.  Hôm nào bận rộn không lên net là buổi tối dẫu cho khuya khoắt cũng phải chu toàn 4 mục căn bản mỗi ngày.  Sau đó là qua một đêm không mộng mị, sáng dậy khỏe khoắn và tiếp tục một ngày như mọi ngày.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 862,392,981
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm., và tự gọi mình là “Chi nhánh “Hội Trời Đày”. Số dân “bị trời đầy” kiểu này tại Mỹ khá đông, cũng không ít dân gốc Việt. Mr Bond góp cho Viết Về Nước Mỹ không chỉ một bài mà là một loạt bài với đầy đủ hình ảnh sống động và hấp dẫn. Bài đầu tiên là chuyện ông Mít trời đầy một mình lặn lội tới sông Trinity, Texas, vùng đất nổi tiếng của đảng KKK kỳ thị chủng tộc, để câu cá sấu gar (Alligator Gar Fish). Đây là loại cá nước ngọt lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, dài từ 8 đến 10 feet, nặng trung bình trên 200lb/90 kg., có con nặng tới 279lb/127kg.
Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến