Hôm nay,  

Thư Của Một Vị Lão Niên

26/08/200800:00:00(Xem: 146986)

Người viết: Victor Nguyễn

Thư góp ý. vb3260808

Đâ không phải là bài viết về nước Mỹ mà là nguyên văn thư của một vị lão niên gần 80 tuổi, cư dân Westminster, nói lên cảm tưởng khi đọc Viết Về Nước Mỹ và góp ý kiến về việc in sách. Xin phổ biến và trân trọng cám ơn người viết.

***

Monday, 9 June 2008

Kính gởi Việt Báo "Viết Về Nước Mỹ"

Tôi thuộc về lão niên gần 80 tuổi, theo dõi các bài "Viết Về Nước Mỹ" có nhiều bài lý thú lắm!  Một cuộc đổi đời ngoạn mục có một không hai.  Có CS ác độc giết hại cả triệu dân, chặt đầu mổ bụng và ác lai ác báo.  Chùa chiền, nhà thờ ở VN đổ sập hết năm 1975 và bây giờ phải cúi đầu xây dựng lại.  Nhân loại không tôn giáo thì như mãnh thú, lòng tham vô tận.

Lần lượt đọc các bài "Viết Về Nước Mỹ" vui ít buồn nhiều, gút lại chúng ta cần gì"  Chỉ cần nhân ái, bao che, tình thương, an ủi, và lòng từ bi.  Ông "A" là tỉ phú ngày cũng chỉ 3 bữa cơm thôi!  Nhưng ông "A" ăn có ngon không mới đáng quan tâm.  Cổ nhân nói "Ngu Si Hưởng Thái Bình" người khôn làm cho người ngu hưởng hết v.v…  Tạo hóa sinh ra vũ trụ không sai lệch ½ ly, con người vạn vật cũng không sai lệch.  Cái máy siêu vi tính của tạo hóa thể hiện dần dần chỉ dẫn con người tìm ra xe hơi, xe lửa, máy bay, tivi, radio, email và tương lai không xa sẽ làm ra được năng lượng thay dầu xăng, quả thật là thần kỳ.  Mỗi giây mặt trời đốt mấy tỉ năng lượng để sưởi ấm trái đất và các hành tinh khác! Vô tận…!

Nay tôi theo định luật già, tre tàn măng mọc, mạo muội viết vài dòng với ý kiến mọn là đề nghị quí ông nên tạo các quyển "Viết Về Nước Mỹ" in thành nhỏ lại 3 quyển làm mọt, chữ nhỏ, giấy mỏng, ai cần đọc rõ nên dùng cái "loupe" mà đọc, như vậy là có ý xây dựng, giúp 2 triệu VN tị nạn nghèo có cơ hội đọc rất nhiều mẫu chuyện hay, viết ghi lại bằng xương máu, giúp cho đa số người nghèo có khả năng mua đọc rẻ được 300% giá chánh thức (cho loại sách cũ từ năm 2006 về trước).

Một ý kiến thô thiển nhỏ nhặt nhưng sẽ đóng góp cho 2 triệu người VN tị nạn được in nhớ vào trí mình những hoàn cảnh thương tâm và khuyến khích con người bớt đi lòng tham (sân si).  Trái đất có 6 tỉ người đều có máu tham vô tận, mà tham là khổ, ăn càng ngon càng khổ.

Kính mong quí báo cứu xét lại xem có nên làm không, nó như quyển tự điển nhỏ thu ngắn 300% và ai cũng mua được.  Chúc Việt Báo luôn may mắn và làm điều thiện giúp 2 triệu dân Việt tiến lên khá giả, văn hóa cao rộng.

Nay kính,

Mr. Victor Nguyễn

Nhà ở đường Bevan Ave.

Westminster

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,799,426
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện vừa làm việc vừa học thêm về Management Information System. Bài viết mới nhất của cô lần này ghi lại cảnh thủ đô nước Mỹ chìm ngập
Theo kết quả giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2006 vừa được loan báo, Thịnh Hương là một trong 12 tác giả được bình chọn vào chung kết. Là một nữ viên chức làm việc tại miền Bắc California, bà đã góp 4 bài viết đặc biệt cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu: Hắn Và Tôi, Bắt Đầu Từ Hoàng Hôn, Thuốc Đắng Đã Tật và Người Đẹp Thương Xá
Chúng tôi là những người Viking Na Uy nhỏ bé hiền hòa đang viếng thăm nước Mỹ. Xin lưu ý: không phải bốn chúng tôi nhỏ bé hiền hòa mà là nước Na Uy của chúng tôi nho nhỏ nhu mì. Na Uy được cái hân hạnh là nơi tổ chức trao giải thưởng Nobel Hoà Bình mỗi năm vì trong lịch sử thế giới, Na Uy chưa bao giờ gây lộn
Tôi gặp người bạn trẻ ấy đứng thơ thẩn một mình trong giờ giải lao ở cuối hành lang hội trường của đại học American University. Anh chàng này trông quen quá nhưng tôi không tài nào nhớ nổi hắn là ai. Tôi đến tham dự một buổi sinh hoạt dành riêng cho sinh viên và các bạn trẻ gốc Á Châu do hội "The National
Ngày xửa ngày xưa, khi hai đứa lấy nhau, chú rể người Mỹ và cô dâu người Việt, chú rể khăng khăng không chịu tổ chức đám cưới ở nhà hàng Tàu, cô dâu không muốn đãi ở nhà hàng Mỹ, cuối cùng hai đứa quyết định tổ chức đám cưới ở trên một chiếc tàu. Cruise chạy vòng vòng trên sông Potomac, khách đến dự đám
Thanh có một người khách Mễ vào tuổi "chiều tàn". Bà vô làm nail (làm móng tay giả) vài lần, coi bộ vừa ý, lần sau bà dẫn thêm người em, hai đứa con gái, và cháu. Nội ngoại gì không biết mà tới ba bốn đứa lận. Từ mấy đứa nầy kéo thêm một nhóm bạn. Mấy đứa còn cấp trung học cho nên mỗi lần có sinh nhựt bạn bè hay
Chuyện xảy ra trong tiệc cưới tại một nhà hàng seafood vùng thủ đô Tỵ Nạn Cộng Sản Little Sàigòn, 2 tuần sau ngày Tưởng Niệm quốc hận 2006. Tiệc cưới này có lẽ vì hai vị thân thuộc và bạn bè đôi trẻ, đa số đều là cựu tù cải tạo. Bởi thế mà, ngay sau khi ngồi vào bàn tiệc họ đã như biết nhau từ trước; tay bắt mặt mừng
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Nhạc sĩ Cung Tiến