Hôm nay,  

Vợ Chồng Già

26/06/200800:00:00(Xem: 28026)
Tác giả: Mợ Tư Đa Kao

Bài số 2335-16208312-vb5260608

Bài viết của tác giả “Mợ Tư Đa Kao” được chuyển đến giải thưởng từ lâu nhưng  thiếu phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc. Mong tác giả “Mợ Tư Đa Kao” tiếp tục viết bài mới và vui lòng bổ túc dùm.

Nằm nghe tiếng nước nhỏ đều từng giọt từ chiếc vòi nước cũ trong buồng tắm, bà Tư không tài nào ngủ được.

Bà ngồi dậy, kéo màn cửa sổ, nhìn ra mảnh vườn sau hè; khoảng sân ciment và những viên gạch viền theo mí cỏ hiện rõ dưới ánh trăng sáng vằn vặt.

Không gian im vắng. Trời không một chút gió. Những bụi cây bất động trong bóng đêm. Cảnh vật quanh bà như đang say ngủ.

Còn bà Tư, trong lòng ngổn ngang bao nỗi sầu.

Hồi sáng này, chúa nhật, như thường lệ, bà ra vườn thật sớm.

Trong lúc quét dọn những chiếc lá khô rơi rụng phơi ngổn ngang dưới tàng cây cam,cây bưởi sau nhà. Bà nghe có âm điệu vọng ra từ trong nhà

"Mình ơi, mình à."

Dừng lại cố gắng nghe cho rõ

"Mình ơi, giúp anh một tay"

"Chuyện gì đây."

Bà biết ít khi nào ông gọi bà "nhờ vả" gì cả, ông luôn luôn để "mặc kệ bả"

Sáng dậy là ông lo cho cái "bao tử" của ông một cách đều đặn.

Sáng nào ông cũng nấu một nồi cháo "oat meal" ông chia ra làm hai phần:

"Một của bà - một của tui." Dù ngày đó là ngày thường hay là ngày chủ nhật.

Đó là thói quen bất di bất dịch.

Buổi sáng của bà thật đơn giản. Trong lúc ông nào bày sữa với cereal. Trên tay còn có tờ Register. Cà kê đọc đủ thứ tin, xong rồi mới uống nốt ly sữa. Đúng chín giờ sáng. Đến giờ đi làm, ông gọi bà bằng ký hiệu:

"Những tiếng vỗ của hai bàn tay"

Sau đó nói vọng ra vườn:

"Hello, anh lên lầu thay đồ đó nghe."

Đó là những thông điệp của xếp"lớn".

Nếu chưa nghe trả lời, ông vỗ tay lần nữa.

Lần này thì càu nhàu.

"Sáng sớm đã ra vườn. Làm gì mà làm hoài không hết việc." Hoặc là

"Người gì không biết lo cho sức khỏe, chỉ chừa không đầy năm phút cho bữa ăn sáng!"

Mặc cho ông cằn nhằn, bà đã quá quen thuộc những câu thần chú này rồi.

Bà cố gắng tận dụng thời gian, nhặt thêm cọng cỏ chỗ này, cắt xén bớt cái cành kia. Bà biết bà có thừa thì giờ để nuốt hết phần oat meals trong chén với khoảng thời gian ông chồng "từ từ" sửa soạn mặt mày đầu cổ.

Hôm nay thì khác. Chủ nhật mà! Ngày "tự do", free mà. Bà đâu bị giới hạn giờ giấc phải đi nhờ xe ông đến sở làm đâu.

"Cái ông già cần gì đây"- Bà lẫm bẫm và trả lời to lên cốt cho ông nghe cho rõ tiếng.

"Tui vô ngay. Ông cần gì vậy"

"Tui chóng mặt quá bà à."

Không cần đợi ông nói thêm lời  nào nữa.

Bà lột bỏ đôi găng tay dính đầy đất.

Bà bước  nhanh vào nhà. Chiếc quần còn vén lên một bên ống cao, một bên ống thấp.

Trước mắt bà, ông đứng tựa vào khung cửa, với con mắt nhắm lại... Người gần như muốn qụy ngã.

Bà hoảng hốt đỡ lấy người ông.

"Ông ơi đừng làm tui sợ."Giọng bà nói như muốn khóc. Ông chồng vẫn im lìm, vầng trán rịn mồ hôi.

"Sao vậy hở mình." Vừa nói bà vừa sờ vào trán ông, tay ông. Bàn tay lạnh ngắt tái xanh.

"Không xong rồi mình ơi. Mình bị cảm nặng rồi."

Bà lật đật dìu ông lại chiếc sofa gần đó.

"Mình ngồi dựa vô ghế đi. Coi chừng té."

Giúp chồng yên vị vào chổ an toàn, lấy mền đắp hai chân ông lại. Bà đi vào bếp tìm củ gừng. Thái ra từng lát mỏng, bỏ vô ly nước, cho vào Microwave.

Nhấp nháy, chỉ một vài giây, bà đem đến cho ông ly nước thật ấm.

"Mình uống một vài hớp cho ấm bụng. Rồi tui lấy thuốc cho mình."

Đỡ lấy ly nước trong tay vợ. Tay ông run run. Bà giúp ông uống xong mấy ngụm nước ấm.

Như chợt nhớ ra điều gì, bà quay qua chiếc bàn, mở hộp kẹo gần đó. Vừa lột bỏ lớp giấy ngoài viên kẹo, bà vừa nói:

"À, hay là mình ngậm đỡ viên kẹo gừng này nhé.Vì nếu mình thiếu đường hay bị cảm lạnh thì ăn vô vẫn tốt."

Trong khi ông ngậm kẹo. Đôi mắt vẫn nhắm nghiền. Nhưng thần thái có vẻ ổn định. Không còn sợ hãi nữa. Bà đi tìm thuốc cảm cho ông.

Sau khi uống thuốc, bà đặt ông vào giường. Bà muốn gọi điện thoại cho các con. Nhưng không biết nghĩ sao bà không gọi.

Bà ra vườn cắt một mớ lá xã, lá chanh. Nấu cho ông một nồi lá xông, và một ơm cháo.

Bà nhớ lại, cứ mỗi lần tụi nhỏ bệnh hồi lúc còn ở Việt Nam sau 75. Bà thường nấu cháo "giải cảm" cho các con ăn.

Trong nồi cháo nấu gạo nhừ được cho vào một trứng gà, nêm thêm nước mắm ngon và hành lá.

Ăn cháo nóng, cộng thêm một viên Tylenol thì mồ hôi vả ra. Bệnh cảm khó thể tự do hoành hành con của bà.

Nhưng hôm nay, bà biết trường hợp của chồng bà hoàn toàn không phải đơn thuần cảm cúm. Mà đây là chứng  u sầu trầm uất. Từ tâm bệnh sanh ra thân  bệnh.

Sức chịu đựng chỉ ở một giới hạn nào đó ở mỗi con người.

Từ ngày qua Mỹ, theo diện đoàn tụ gia đình, bà không được lãnh một khoản trợ cấp nào từ chính phủ. Mà muốn cho con học hành cho bằng chúng bạn. Nên ông bà đã cố gắng làm việc cho các con an tâm học hành. cả nhà sống trong một apartment hai phòng, phòng khách vừa làm nơi ngủ cho đứa con trai.Không có tivi, radio mà chỉ có một chiếc đàn guitar thùng mà ông bà đã mua từ chợ trời Cypress cho thằng con trai có đàn nghêu ngao vào những buổi chiều buồn; đợi ba mẹ về ăn cơm tối.

Cả gia đình gồm năm người, lúc nào cũng gắn bó với nhau.

Có những ngày ba mẹ đi làm về trễ, các con vẫn chờ mẹ. Hai đứa con gái học trung học, về nhà sớm nấu trước nồi cơm điện, nhặt rau đợi mẹ về nấu nồi canh.

Thằng anh trai quẩn quanh bên hai em tán dóc. Cả nhà vẫn luôn đầy ắp tiếng cười đùa.

Nhưng mục đích đặt ra khi rời khỏi đất nước vẫn là niềm mơ ước lớn của các con bà. Ngày tiễn gia đình bà ra sân bay, một người bạn hay đúng hơn là một đàn anh đáng kính đã khuyến khích con bà, mà cho tới bây giờ thỉnh thoảng chúng nó còn nhắc lại:

"Bác tin rằng các con sẽ thành công trên xứ người, và bác chắc chắn là như vậy".

Sau mười năm miệt mài, học tập và làm việc có lúc đồng tiền lãnh về có pha thêm nhiều buồn tủi. Nhưng nhờ tình thương gia đình-cha mẹ, con cái đã vượt qua. Cuối cùng cái mục đích mong muốn đã đạt được.

Các con là niềm hãnh diện cho hai vợ chồng bà.

Bà nghĩ có lẽ tuổi già sẽ nhàn hạ, từ đây hết còn lo âu gì nữa.

Nhưng nếu cuộc đời bằng phẳng mãi thì đâu có ai nói "thế gian buồn!!!"

Gia đình bà đã lâm vào cảnh đó.

Trước khi bão giông, trời thường âm u. Dưới đáy sâu của biển cả cũng đang có những đợt sóng ngầm.

Sự yên tĩnh, an vui trong gia đình đã bị xáo trộn. Trong nhà có lời qua tiếng lại. Có lúc mạnh mẽ, có lúc âm ỷ.

Đó là sự bất đồng ý kiến về chuyện "trăm năm" của các con bà.

Ai cũng tranh nhau biện luận, lý giải. Ai cũng cho mình là đúng nhất.

Người già cho kinh nghiệm mình là đúng.

"Ba mẹ thương con nên khuyên nhủ. Các con nên suy nghĩ chín chắn trong vấn đề lập gia đình". Hết ba nói rồi mẹ nói.

"Cái nhà, cái áo mình còn thay, chứ hôn sự cả đời người phải suy đi, tính lại".

Phần trẻ con thì cho là:

"Trong tình yêu không có tính toán."

"Trong tình yêu không có lý giải"!"

Than ôi, ai ở trong cảnh này chắc cũng nếm mùi "địa ngục" của giận hờn.

Có những đêm người mẹ, người cha thức giấc, không tài nào ngủ được. Nỗi buồn cứ gặm nhấm, sự vui tươi mất dần trong bầu không khí ngột ngạt. Nỗi lòng khó tỏ cùng ai.

Bà nói với ông có lẽ bà sắp đau nặng lắm. Ngực bà nặng chịch như có gì chận trong đó. Tim bà đau lói, đôi khi bà thấy khó thở.

Bụng bà đau, nhiều lúc bà không muốn ăn gì hết. Người bà như có ai dần khắp cả. Còn tai bà nghe nhiều âm thanh ồn náo trong đầu. Mắt bà như mờ đi.

Ông bà thường đưa nhau xuống biển mỗi chiều chúa nhật. Chỉ để ngồi đó; bên gềnh đá ve ra mép nước. Hai vợ chồng già im lặng nhìn ngắm cảnh chiều tà trên biển. Mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ riêng tư. Nhìn sóng biển tràn vào bờ, từng đám bọt trắng  xóa bị đẩy vào và tan loãng ra... sao mà nó giống kiếp của mỗi con người. Thì tại sao phải cứ ôm cái buồn làm chi. Tự hỏi và tự giải cho mình. Nhưng bà Tư vẫn thấy trong tận đáy lòng của bà có quá nhiều mâu thuẫn.

Nhưng chuyện gì rồi cũng qua, các con đã có gia đình.

Trong lòng của hai người già có nhiều niềm thổn thức riêng.

Bà thường ra vườn nhổ bụi cỏ, trồng khóm hoa, niềm vui của bà là mảnh đất sau hè.

Còn ông thì chong đèn đọc sách mỗi khi thức giấc.

Có nhiều đêm, bà thấy dường như ông chong đèn suốt đêm.

Mấy lúc sau này ông thường hay quên. Dáng ông có vẻ gầy hơn tóc ông đã bạc nhiều.

Đêm nay cũng như nhiều đêm khác. Nhìn ông nằm ngủ mê mệt trên giường. Thỉnh thoảng mơ "ú ớ", bà thấy thương ông nhiều hơn. Bà nghĩ vợ chồng già bây giờ nương nhau để sống.

Cái tình, cái nghĩa bao nhiêu năm. Từng lúc vui, buồn, được, mất, san sẻ cho nhau. Cho nên dù sau này, đôi lúc ông la lối vô cớ, bà cũng giận lắm nhưng rồi cũng cho qua. Vì bà hiểu cái khổ đau đang đầy ấp trong lòng ông. Bề mặt là vậy nhưng bà biết ông rất cần sự có mặt của bà. Cũng như bà cần sự thấu hiểu của ông.

Ngày xưa ông bà là bóng mát che chở cho các con. Ngày nay cây đã già cành đã cỗi, nhựa sống đang cạn dần.

Mà cây vẫn bám đất, vẫn muốn giang rộng tàng cây làm bóng mát cho kẻ đường xa mỏi mệt. Người lữ khách ghé qua rồi lại đi.

Ai đó có chút vô tình, có chút hờ hững.

Nhưng cây vẫn luôn đứng đó. Đợi chờ!

Bóng trăng nghiêng qua khung cửa sổ

Bóng tối bao trùm lên căn phòng.

Tiếng ngáy đều đều trở lại của ông làm bà an tâm.

Đóng lại màn cửa sổ, bà nằm xuống, kéo tấm đắp phủ lên người. Sửa soạn cho giấc ngủ.

Trong đêm trường lặng lẽ. Bà mẹ khẽ thở dài, đưa tay chùi giọt nước mắt còn đọng trên đôi gò má.

Mợ Tư Đa Kao

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,076,135
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến