Hôm nay,  

Tôi Đi "Gác Thùng Phiếu"

30/06/200800:00:00(Xem: 147617)
Người viết: Phan Kim Nhàn

Bài số 2339-16208415-vb2300608

Tác giả sinh năm 1939 tại Saigon, cựu học sinh Yessin Đà Lạt, tốt nghiệp Nữ Hộ Sinh Quốc Gia Saigon 1962. Qua Mỹ theo diện HO cuối năm 1989, tốt nghiệp Physchistric Technician 1992 tại Mission College/ CA, hiện đã nghỉ hưu  tại San Jose. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ tư của bà.

Tôi sống trên đất Mỹ từ cuối năm 1989. Sau 5 năm thi đậu citizenship và đã đi bầu cử nhiều lần rồi mà tôi vẫn không biết và không có ý niệm gì về những nhân viên làm việc tại phòng phiếu cả. Lâu lâu gặp được vài người Việt Nam giúp đỡ, những người Việt Nam không rành tiếng Mỹ, không biết sử dụng computer, hay không biết cách thức bầu cử mà thôi.

Hôm vừa qua có Phương Lan K17 đến nhà chơi, hai chị em đang vui câu chuyện "tào lao" thì điện thoại reo: "À, chị có muốn đi giúp "thùng phiếu" trong kỳ bầu cử sắp tới này không" Tôi cười hỏi lại: "Họ có trả tiền không vậy"" "Có chứ! Ở Mỹ này 'thì giờ là tiền bạc' mà. Đi training 3 giờ là 20 đô. Đi set up trước ngày bầu cử 1 giờ là 10 đô. Ngày bầu cử có mặt từ 6 giờ sáng đến 9 giờ 30 tối là 95 đô. Tổng cộng là 125 đô. Phải biết tiếng Mỹ, citizen trên 16 tuổi.

Tôi nhìn Phương Lan cười nói: "Bồ có thích đi 'gác thùng phiếu' không" Hai chị em mình retired rồi, rảnh rỗi tìm việc làm cho vui, lại có chút tiền tiêu tết. P. Lan gật đầu đồng ý. Thế là chúng tôi cho họ địa chỉ, số phone và chờ đợi họ gọi.

Độ tuần sau, P. Lan may mắn được gọi trước và làm bài training trên máy computer. Nàng ta giỏi quá làm trúng bài test và được lãnh cái check 20 đô. Qua ngày sau mời K. Nhan và ông xã đi ăn "bún bò Huế An Nam" ngon và cay quá! Còn K. Nhan dài cổ đợi mãi không thấy gọi, chắc là họ quên mình rồi!

Một hôm có phone, nghe tiếng đàn ông: "Bà là bà Kim Nhan phải không" Bà có người nhà đưa đi dự lớp training và đưa đến địa điểm phòng phiếu không vậy"" Tôi hơi bực mình nên trả lời: "Dạ thưa ông, bà K. Nhan vắng nhà, nhưng tôi nghĩ bà ta còn khỏe, lái xe được và tự mình đi được." "Xin bà vui lòng chuyển lời nếu bà K. Nhan muốn đi giúp thùng phiếu thì cho tôi biết để tôi sắp xếp."

Chiều đó, tôi gọi lại thì được biết là khu phố tôi ở có bà đi VN ăn tết nên mới có chỗ trống cho tôi, còn chỗ của P. Lan ở Milpitas thiếu người nên họ gọi sớm hơn.

Hôm đi training ở "Library Tully" gần nhà thì bất ngờ gặp em Huệ Dương MHS K22 Saigon. Em cho biết em đã đi giúp phòng phiếu nhiều lần rồi, mỗi lần đều khác nhau cách bầu nên phải đi training lại.

Tôi là "lính mới tò te" không biết gì cả, nên chú ý nghe instructor giảng bài. Nghĩa là phải pass cái test thì mới được lãnh 20 đô. Không ngờ sau 3 giờ nghe giảng, nghe tai này lọt ra tai kia, không nhớ được gì nhiều. Đến khi làm test thì ông thầy đọc câu hỏi, học trò trả lời không đúng thì ông thầy trả lời luôn cho được việc. Thế là pass cái test và cầm chắc 20 đô rồi vì đã ký tên có dự lớp rồi mà.

Ngày 5 tháng 1/2008 là ngày bầu cử mà tết Việt Nam ta là ngày 7. Tôi nghĩ mình dại quá. Bỏ ông xã ở nhà một mình chuẩn bị tết. Vậy mà ông xã tôi không buồn mà còn khuyến khích nữa chứ, vì ổng thích tôi lo "chuyện lớn". Ai ra ứng cử, ai được ai thua gì ông đều biết hết. Ông theo dõi T.V., nghe radio, rồi đọc báo. Con cháu, bạn bè ai quên đi bầu ông còn nhắc là lá phiếu rất là quan trọng! Bầu chọn người xứng đáng làm tổng thống nước Mỹ. Té ra bây giờ tôi lại trở thành người "quan trọng" rồi đấy. Cái trách nhiệm quá lớn nên phải chấp hành và làm việc cho đứng đắn, lịch sự, nhã nhặn.

Trước khi training và trước khi tiếp cử tri chúng tôi đều phải dơ tay mặt lên thề là "I do solemnly swear that I will support and defend the Constitution of the United States and the Constitution of the state of California against all enemies, foreign or domestic; that I take this obligation freely, without any mental reservation or purpose of evasion, and that I will well and faithfully discharge the duties upon which I am about to enter."

Ngày bầu cử đến, đã để đồng hồ báo thức lúc 5 giờ rồi mà tôi cứ lo và thức trước cả tiếng reo của đồng hồ, chuẩn bị đi đến phòng phiếu sớm quá, có một mình. Ngồi trong xe chờ!

Sau khi set up các thứ nào là bích chương chỉ dẫn (có chữ Việt Nam, chữ Trung Hoa và đương nhiên là có chữ Mỹ nữa), giấy chỉ đường có mũi tên chỉ đi vô phòng phiếu từ ngoài cổng (phòng phiếu ở trong một sân đánh basketball của nhà thờ rất rộng). Có 3 bàn vuông nhỏ, cao vừa tầm người đứng viết, được che kín 3 phía, còn 1 phía bỏ trống để cử tri đứng viết phiếu bầu mà không ai thấy được (privacy ). Năm nay bầu bằng cách nối dài mũi tên chỉ tên ứng cử viên mình muốn bầu là được. Dễ vậy mà có người vẫn làm sai. Ví dụ: Hillary Clinton <------ .

Có set up một cái máy gọi là "voting machine" để ai đòi hỏi thì để họ bầu bằng máy. Nhưng ban bầu cử khuyến khích cử tri bầu bằng viết hơn (nên máy này để cho có mà thôi).

Trong danh sách cử tri thấy 65% họ đã giữ phiếu bầu khiếm diện (absentee ballots ) rồi. Ban bầu cử rất khuyến khích cử tri nên bầu khiếm diện gửi trước qua đường bưu điện. Nếu vậy trong tương lai gần, phòng phiếu đóng cửa, P. Lan và tôi sẽ bị thất nghiệp rồi.

Chúng tôi, nhân viên phòng phiếu gồm 6 người, một người là Inspector. Cô này người Mỹ trắng, còn trẻ và đẹp nữa. Chắc cô mới lên chức nên còn bỡ ngỡ, làm việc gì cũng tra cứu trong sách chỉ dẫn cho chắc ăn. Còn lại năm người là Officers. Có một bà người Đức cỡ tuổi tôi nên dễ nói chuyện, một cô Mễ, một cô giống người Phi, nhưng thấy là họ Nguyễn. A, có người Việt Nam mình rồi. Tôi định hỏi chuyện nhưng sao trông cô hay hay, nhìn cứ như người xa lạ. Cậu học sinh to con người Mỹ, còn trẻ mà mặt lúc nào cũng nghiêm túc, và một cậu học sinh trông giống người VN lại mang tên họ Mỹ nên tôi không dám nhận bà con. Cậu ta ngồi ho sù sụ, có lẽ bị cảm, mới 16 tuổi.

Bà người Đức có kinh nghiệm nhiều lần gác phòng phiếu nên giữ danh sách cử tri "roster index " ngồi ngay đầu bàn. Cử tri nào đến là bà tra danh sách theo alphabet và cho ký tên. Kế đến là cậu học sinh trẻ 16 tuổi kiểm lại tên và địa chỉ theo alphabet xong thì gạch tên người đã bầu trong danh sách (street index ) thứ nhất. Có tất cả 3 danh sách. Hai danh sách kia được dán ngoài cửa. Cứ 3 tiếng lại đem danh sách cử tri đã bầu ra cửa và lấy danh sách thứ 2 vào cho đến 3 giờ chiều thì đổi danh sách thứ 3 vào là hết. Tôi "lính mới tò te" chỉ việc gạch số người đi bầu, từ số 1 trở đi (tally sheet) để biết có bao nhiêu người đã bầu. Có người Phi (họ Nguyễn) phát phiếu bầu cho cử tri thuộc đảng nào: Cộng Hòa hay Dân Chủ hay (nhiều đảng lắm, có người không thuộc đảng nào hết - non-partisan). Cô này hướng dẫn luôn cách thức bầu cho đúng. Cử tri đến phòng phiếu bầu kín xong, ép lá phiếu trong 2 bìa cứng đem đến thùng phiếu tự tay bỏ lá phiếu lọt vào thùng phiếu trước mặt cậu Mỹ trắng serious. Có 2 thùng, một màu trắng gọi là Optical Scan Ballots chứa những lá phiếu cử tri có mặt bầu bình thường, hai màu nâu gọi là Provisional Optical Scan Ballots đựng những phiếu bầu có vấn đề như: giờ chót muốn đổi đảng, đổi địa chỉ hay những phiếu bầu khiếm diện  trễ ngày giờ không gửi qua đường bưu điện được.

Cô người Mễ phát ticket có chữ "vote" cho cử tri đã bầu xong và nói "goodbye". Cử tri ra về vui vẻ không quên cầm theo một phần trên nhỏ của lá phiếu về làm kỷ niệm. Số cử tri đi bầu rất ít. Lâu lâu mới có vài người nên chúng tôi rất vui và sốt sắng làm việc.

Trong phòng rộng lớn (sân đấu basketball ) mà không có heat. Trời mùa đông lạnh giá, chúng tôi ai cũng bị lạnh run hết. May mà hôm đó trời nắng ấm nên chúng tôi chia nhau ra ngoài sưởi nắng. Ông field inspector người Trung Hoa đến vài lần trong ngày xem chúng tôi làm việc và có cần gì thì ông giúp đỡ đã khen chúng tôi làm việc tốt.

Nghỉ trưa và chiều mỗi lần một giờ, tôi lái xe về nhà ăn cơm với ông xã cho vui.

Đến 8 giờ tối thì đóng cửa phòng phiếu, thu dọn bàn ghế lại y như cũ, sắp xếp giấy tờ lại vô thùng giấy, tổng kết số cử tri đi bầu, ký các giấy tờ cần thiết xong bà người Đức giúp cô Mỹ inspector đem trả các thứ về trung tâm bầu cử. Chúng tôi bắt tay chào tạm biệt nhau ra về, hẹn gặp lại lần sau.

Quý bạn nữ hộ sinh nào muốn đi làm job gác thùng phiếu như P. Lan, Huệ Dương và tôi, xin cho biết để tôi làm người giới thiệu vì nghe đâu mỗi lần giới thiệu được một người sẽ được những 10 đô.

Là một nữ hộ sinh tôi đã từng trực gác trong nhiều bệnh viện từ miền Nam chí Huế khi còn ở Việt Nam trước 1975. Qua đến Mỹ trở thành một Psychiatric Technician, cán sự tâm thần, thì trực gác trong bệnh viện tâm thần, công việc nơi đâu cũng vất vả. Đến cuối đời bắt được các job gác thùng phiếu thơm quá.

Bạn xem, job này khỏe ru, ngồi chơi xơi nước, mà quên, ngồi chơi xơi đô la Mỹ!

Phan Kim Nhàn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,175,177
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách “Viết Về Nước Mỹ tuyển tập VI” sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào chiều Chủ Nhật, 27-8-2006. Nhân dịp này, ban điều hành Giải thưởng Việt Báo trân trọng mời quí vị tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ và thân hữu tham dự 2 sinh hoạt đặc biệt:
Không biết tại số phận hẩm hiu hay tại không có duyên nợ, hơn cả nửa đời người hắn vẫn không có được một mảnh tình vắt vai. Sang Mỹ vào cái thuở nam thừa nữ thiếu, đốt đuốc tìm hết cái thành phố lạnh ngắt lạnh ngơ này cũng chỉ có vài ba cô gái Việt nam đếm được trên đầu ngón tay, muốn với tới các
Có lẽ tôi sanh ra dưới một ngôi sao xấu, lại “đầu thai lầm thế kỷ” -nói theo thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đồng thời cũng là một giáo sư văn chương nổi tiếng của trường Chu Văn An. Cuộc sống vốn đã chẳng xuôi chèo mát mái, nên phận tôi phải ba chìm bảy nổi tám cái long đong.... Tôi có Mẹ cũng như không, nên theo Cha sống với Mẹ ghẻ
Biển Dừa là bút hiệu của một kỹ sư 31 tuổi tại Arizona. Tựa đề đầu tiên của bài viết này là “Cái Nóng Tàn Nhẫn,” ghi lại tâm trạng của một người nữ trong trận dịch nóng tháng Bẩy, mong được ai đó “lau dòng nước mắt nóng cho cô bằng chiếc khăn tẩm hơi lạnh.” Nhưng nước mắt mới đó đã bốc hơi mất tiêu, làm sao lau kịp" Hy vọng sau “nước mắt bốc hơi”
Danh tính đầy đủ của tác giả là Khiet M Phan, cư dân cao niên tại San Jose. Nguyên cựu sĩ quan không quân VNCH, cựu tù cộng sản, định cư theo diện H.O., tác giả kể là ông đã có 15 năm ở Mỹ, 12 năm đi làm đóng thuế, bây giờ thì tháng tháng lãnh lương hưu. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là những mảnh hồi ức vui.
Năm mới đến Mỹ (1996), tôi có viết bài "Những Nhận Định Khác Nhau Về Cuộc Sống" đăng trên báo Việt ngữ Sacramento; Nguyên do từ câu nói của một bạn học tại trường Sacramento City College: "Nước Mỹ là Thiên Đường của tuổi thơ; Là Chiến Trường của thanh niên, và là Địa Ngục của người già". Lúc bấy giờ tôi cũng như người
Thảm cảnh đây tiếp sau bao thảm cảnh đã phủ lên dân tộc, nước non này. chưa ngừng ư cuộc nội chiến hôm nay" Để lớp trẻ ngày mai xây dựng lại, những đổ nát, mà cha anh đành bất lực lớp người trí thức phải khoanh tay Đó là lần đầu tiên tôi biết đến Chú Hoành em trai út của Ba, qua những câu thơ chú đề tặng khắc trên bia mộ anh trai
Thật tình tôi không rành chữ nho nhưng tôi được chồng tôi giải thích cho tôi câu trên có nghĩa la "cái xui xẻo không tới một mà nó tới nhiều lần". Đúng là y như vậy đó bà con! Cách đây cỡ một tháng chồng tôi đi làm về vẻ mặt buồn buồn nói với tôi ngay khi vừa bước vào cửa: - Mình có tin buồn em à. Anh bị lây ốp năm học tới!
Hôm thứ Hai, thị trường cổ phần tương đối dậm chân tại chỗ tìm hướng đi sau một tuần bị xuống nhiều, với dầu thô xuống giá vì hy vọng sắp ngừng chiến tranh bên Trung Đông. Về kinh tế, mức sản xuất kỹ nghệ toàn quốc tăng 0.8%
Đó là danh xưng của một anh bạn làm chung hãng với tôi, anh hãnh diện vì anh là con rồng cháu tiên, nhưng anh chỉ dùng tên "con nhà Rồng" xưng cho phái nam mà thôi. Tôi cũng hãnh diện vì tôi tuy là khác giống nhưng chung một giàn. Bài nầy tôi muốn viết về một vài cá tánh của các vị “con nhà rồng” làm chung với tôi mà thôi.
Nhạc sĩ Cung Tiến