Hôm nay,  

Tản Mạn Ngày Họp Mặt Phát Giải 2008

01/07/200800:00:00(Xem: 168007)
Tác giả: Ngọc Anh

Bài số 2340-16208416-vb3010708

Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á Âu, Do Thái... sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng giải thưởng danh dự năm 2002. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

Hình trên: Phía sau dàn nhạc thiếu nhi, từ trái: Đinh Xuân Thái, Phan Tấn Hải, Trương Ngọc Bảo Xuân, Nhã Ca, hai tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, Lê Tường Vi, và Thụy Nhã, giải chung tết Viết Về Nước Mỹ 2008.

Từ mấy tháng trước, NA nhân giờ ăn trưa đã chạy tới tòa soạn Việt Báo gặp chị Nhã để mua cuốn sách mới tái bản của nhà văn Nhã Ca "Giải Khăn Sô Cho Huế" tại tòa soạn, với ý định thăm, và xin chữ ký trên cuốn sách của chính tác giả.

Cô thư ký đưa cho cuốn sách bìa cứng rất đẹp, và chị Nhã đủng đỉnh trong bộ đồ lụa màu đà mát mẻ từ tốn đi ra, mỉm cười, ký tên lên cuốn sách. Mừng gặp được chị nên NA vội chạy ra ngoài xe lấy cái máy chụp hình digital ra, nhờ người chụp hai chị em ngồi bên nhau, dưới bụi trúc đen trầm tĩnh ngay trước cửa tòa soạn, hàn huyên được vài câu.

Chị cho biết anh Từ lúc nầy tối tăm mắt mũi lo việc sửa soạn để kịp ra mắt cuốn Tuyển Tập VIII Viết Về Nước Mỹ, nhân dịp giải thưởng VB 2008."

Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ năm 2000, với  tâm nguyện thực hiện một bộ sách chung 12 cuốn Tuyển Tập VVNM,  ghi dấu lại cho mai sau, một thế hệ người Việt tị nạn cộng sản trên xứ Mỹ tự do và dân chủ đã sinh tồn ra sao.

Chín cuốn sách đã được ấn hành. Chặng đường tới đích đang ngắn dần.  Năm ngoái, theo quyết định trong buổi họp mặt các trước ngày phát giải tại tòa soạn Việt Báo, anh NDA đã lập ra một diễn đàn Việt Bút online, để có nơi có chỗ nối tiếp tình thân hữu của các anh chị em cùng Viết Về Nước Mỹ. Trước ngày phát giải năm nay, quí anh chị bắt đầu rôm rả lên đèn, gọi nhau ơi ới từ khắp cả...năm vùng chiến thuật.

Cô TN, đang sống trên vùng tây Bắc CA., khơi mào xóm nhà lá Việt Bút. Tuổi trẻ hăng máu ham vui “...sẽ phụ trách việc đặt hai phòng bên cạnh nhau và tìm đủ đồ nghề cho đêm hàn huyên. Đồ nghề sẽ gồm có...  khô bò, xoài, nem chua, chả, và một bộ bài".

Chưa đủ, cô TN đòi tiếp "Chị T. ơi, chị không gặp em với chị PD thứ sáu thì mấy chị em mình sẽ rất khó có dịp  tâm sự với nhau. Sáng thứ bảy em nghĩ mọi người sẽ rất khó gặp nhau vì cô chú và anh chị trong Việt Báo sẽ chạy qua chạy lại rất nhiều. Chị vì em lần này đổi ngày đi San Diego và ở lại Little Saigon thứ sáu được không" Please, pretty please. Đâu phải lúc nào chị em mình cũng được họp mặt như vầy đâu, nhất là chị nợ em mấy tô bún bò lận, chị quên rồi sao".

TN còn réo thêm một chập nữa cho đủ bộ tam sên mới chịu "Cô BX ơi, cô và cô NA còn nợ cháu chầu bánh xèo đó, không biết lần nầy có ai chịu trả nợ không nữa. Nợ mà cứ phải đòi hoài, khổ quá!"

Cô nhỏ nầy không hiểu tại sao cứ gặp ai là đòi... ăn, mà vẫn ròm.

Cô PD thì chu đáo nhắc "cô chú anh chị ở xa về đã book hotel chưa" Nếu chưa mình hẹn nhau ở cùng một địa điểm chắc sẽ còn tưng bừng hơn nữa. Cứ nghĩ xem, đang ca hát ăn uống um sùm mà có hàng xóm Mỹ gọi manager lên cằn nhằn thì mất hứng lắm. Chi bằng mình chiếm luôn cả... tầng khỏi sợ ai than phiền".

Anh BTM thì ẩn hiện y như cái tên, khi hiện ra thì ai cũng thấy hết vì vóc dáng to lớn hơn Mỹ của anh "Tôi thì... chỗ nào đông là có mặt tôi" .

Chị TM, tận miền Đông Bắc, sợ bị bỏ rơi vì kéo cả bầy phu tử lê thê, nên tìm bạn đồng cảnh. Cô VK lên tiếng ngay "Chị khỏe không chị TM, dạ em đi đâu cũng phải dẫn hai con dê con theo hihihi..."

Quay sang bên trái, có PD đang chờ, TM tiếp luôn:

"Chị biết em rời San Diego thứ sáu nên chị mới dọt xuống đó. Bởi vì:

Tình chỉ đẹp khi mình hổng gặp,

Gặp nhau rồi muốn...đập quá đi thôi...(đập đầu vô gối đó chứ không phải đập nhau đâu, đừng sợ).

Hẹn tới sớm Rose Center để có thời giờ hàn huyên nhé."

Nhắn qua nhắn lại kiểu nầy, ai không dự được chắc ăn không no ngủ không thẳng giấc được như bạn DA:

"Xin chào tất cả các bạn Việt Bút... DA đâu có đi lạc (!!!) nhưng vì công việc quá đa đoan, vừa việc sở vừa việc nhà nên không có thì giờ lên NET thường xuyên để gặp gỡ các bạn.

Tiếc quá, uổng quá... năm nay DA sẽ không về họp mặt với các bạn vào cuối tháng 6 được, mặc dầu đã lên chương trình nghỉ phép vào dịp cuối tháng 6 từ năm ngoái!

Cầu chúc các bạn những ngày họp mặt thật vui và mang lại nhiều kết quả thực tế cho chương trình VVNM và Việt Bút; DA cũng xin nhắn với "xóm nhà lá" PD, TN, KV... tối Thứ Sáu đừng có nhậu nhẹt "oắc cần câu" rồi quên cả lối về họp mặt vào ngày thứ bảy đó nghe."

Thấy NA im rơ muốn trốn chầu bánh xèo bị cô nhỏ TN nắm áo, anh BTM nhắc khéo

"Cô BX ơi! Hú cô NA qua đây chơi. Sao trốn bên Gia Long hoài vậy""

(Qua đây là qua "xóm nhà lá" của làng Việt Bút đó). Nghe "nhậu' là NA trốn kỹ lắm.

Cô IĐ trên vùng Bắc Cali, giờ cuối mới lên tiếng "Tui mới bị chìm xuồng, khi ngoi lên thì đụng ngay khuôn mặt xinh xắn vui tươi của PD. Chị hai BX ui, Tui cũng nôn như chị, tuy việc nhà bề bộn quá. Tui đã tính không đi, nhưng con bé Bê của tui dọn xuống học ở UC Irvine nên tui đưa con rồi ghé thăm các bạn và ủng hộ Việt Bút luôn.

Chị nhớ mặc chiếc áo dài xanh tuyệt đẹp năm nào nghe. Mong gặp lại chị và các bạn NA, KL".

Nhắn qua nhắn lại lụi hụi tới ngày khai mạc, mau như gió thổi rụng hết những tàng phượng tím Cali .

Tôi hẹn cô bạn AN, hai đứa cùng đi chung cho đỡ... sợ . Hỏng hiểu tại sao năm nào cũng dự lễ Phát Giải Việt Báo, từ năm đầu tiên, cho tới năm thứ tám, mà năm nào cũng phải níu áo người khác!.

Năm nay VB tổ chức chỗ khác. Đó là Rose Center thuộc thành phố Westminster.

Khi tới nơi đã thấy những tà áo dài đủ màu sắc thanh lịch bay phất phới theo cơn gió chiều một ngày cuối tháng sáu. Tiền sảnh của Rose Center nổi bật những chiếc áo dài màu xanh hồ thủy, óng ánh như có lân tinh, của các cô làm việc cho Việt Báo. Năm nay VB chọn màu xanh hy vọng. Thật đẹp mắt.

Hai dãy bàn dài, một bên chưng bày những cuốn sách “Bé Viết Văn Việt” và DVD dành cho Giải Mầm non, dãy bàn bên góc phải chưng bày những cuốn sách Viết Về Nước Mỹ 2008 còn thơm mùi mực.

VB chọn duy nhất một mẫu bìa sách hình tượng Nữ Thần Tự Do, từ cuốn Tuyển tập đầu tiên xuất bản năm 2000, mang màu xanh lơ cho tới quyển thứ 8 năm nay có màu beige thật trang nhã. Mỗi năm một màu khác nhau.

Tám cuốn sách này nằm trang trọng trên kệ sách trong phòng tôi. Mỗi cuốn sách đều có rất nhiều chữ ký của các tác giả mà tôi nhìn mặt được và tới xin chữ ký. Tôi còn có thêm một cuốn sách in trên giấy quí, bìa cứng tuyệt đẹp, mang tên CAY ĐẮNG NGỌT BÙI Với chữ ký của hầu hết tác giả có mặt trong Tuyển Tập rất đặc biệt chọn lọc những bài viết hay nhất từ 7 tuyển tập Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 cho tới năm 2007.

Tuyển tập năm nay gồm có 66 tác giả.

Các cô thơ ký duyên dáng trong tà áo dài xanh tay cầm bản danh sách ghi ghi gạch gạch tên từng người tới lui tươi cười vui vẻ đón tiếp, trao vé, dẫn đưa khách tới ngồi trong một thính đường rất rộng lớn, mát mẻ, nhìn xuống sân khấu thật hoành tráng.

Bạn bè quen biết nhau từ trước, hay chỉ "thấy" trên thế giới ảo, nay mừng vui hội ngộ, nhất là bà con xóm nhà lá Việt Bút, kéo nhau chào hỏi, xin chữ ký trên sách, chụp hình tía lia thiệt vui. Nhiều người đã từng gặp nhau 8 năm nay rồi. Thời gian như nước chảy.

Sau đó mọi người đều phải tạm chia tay để ngồi vào ghế.

Năm nay VB sắp đặt hai phần khác nhau, buổi lễ phát giải trang trọng trong thính đường, và sau đó tiệc ăn tối tồ chức ở Ballroom thân mật. Còn khách thích nhậu, thì đã có bar rượu đặt ngoài sân rất mát mẻ Chuyện nầy kể sau.

 Qua tài điều khiển chững chạc và duyên dáng của hai MC Nam Lộc và Thụy Trinh, buổi lễ bắt đầu bằng chào cờ Mỹ, Việt.

Hai cô gái trong tà áo dài xanh, trang trọng cầm hai lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH và cờ Mỹ tiến ra giữa sân khấu. Mọi người đều đứng lên. Khi nhạc quốc ca trỗi lên, tôi nghe chung quanh có nhiều tiếng hát cất lên theo “Nầy công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi ...”

Bài quốc ca nầy luôn gây trong lòng tôi mối xúc cảm mạnh mẽ. 33 năm lưu vong, người Việt tha hương vẫn còn đứng dưới lá quốc kỳ và bài quốc ca muôn thuở, còn nỗi vui nào hơn.

Sau lời chào mừng quan khách của nữ nghệ sĩ Kiều Chinh, buổi lễ tiếp liền theo bằng tiếng trống bập bùng của trống chiêng Hùng Sử Việt do đoàn văn nghệ Lạc Hồng trình diễn.

Phần sinh hoạt phát giải thiếu nhi Mầm Non Việt Nam và Bé Viết Văn Việt do hai cô Kim Chi và Kim Ngân phụ trách. Các em bé hoan hỷ nhận giải thưởng, nói tiếng Việt thật lưu loát, gây hy vọng cho một thế hệ nối tiếp truyền thống văn hóa Việt.

Tôi thấy hiện diện trong buổi phát giải hôm nay, có các vị dân cử như Ông Thượng Nghị Sỹ CA. Lou Correa, Luật sư Nguyễn Quốc Lân Chủ tịch học khu Garden Grove, khai mạc cho giải thưởng mầm non. Dân biểu Trần Thái Văn khai mạc buổi lễ phát giải Viết Về Nước Mỹ.

Dân biểu Văn, người từng nói “Viết Về Nước Mỹ là bộ sách gối đầu giường của tôi” năm nay, thêm một lần, ngợi ca sức đóng góp bài vở của cả ngàn  tác giả cho giải thưởng tiếp tục.

Nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban ban tuyển chọn chung kết Viết Về Nước Mỹ từ sáu năm qua đã trân trọng giới thiệu “vị tiền nhiệm” của ông là nhà báo lão thành Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, chủ khảo ba năm đầu tiên của giải thưởng. Ông Nguyễn Viết Khánh, 88 tuổi,   nói là ông rất vui thấy Viết Về Nước Mỹ đã sang năm thứ 9   và có dịp gặp lại các tác giả đã tham dự từ năm đầu tiên. Nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết từ nay, Ban tuyển chọn hàng năm sẽ luôn được mở rộng, với sự tham dự của chính các tác giả kỳ cựu từng nhận giải thưởng.

Thành phần hội đồng tuyển chọn chung kết năm nay gồm có nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, bà Trương Ngọc Bảo Xuân, tác giả đã nhận giải Chung Kết năm đầu tiên, cùng với những người góp công xây dựng giải thưởng như anh Phạm Quyến, giám đốc xuất bản, cô Hòa Bình, tổng quản trị Việt Báo.

Xen kẽ chương trình là văn nghệ do các bé thiếu nhi VB trình diễn bài “Hòa Bình Hòa Bình” rất xuất sắc và bài  "Con vành khuyên Bến Nghé' do hai bé Bảo Ngọc và Quốc Nam song ca thật dễ thương.

Trang trọng và được khán giả tán thưởng nhiều nhất là  phần trình diễn âm nhạc cổ điển tây phương, do nhạc sĩ  vỹ cầm  Bùi Công Thành và nữ nhạc sĩ dương cầm Tường Vân song tấu hai nhạc khúc cổ điển nổi tiếng: "Thai's Meditation" của Jules Massenet, và "Hora Staccatto" của Dinicu-Hayfets.  Tiếp theo, là phần trình tấu chung với giọng hát của cô Bạch Hạc trong  bài Trăng Ban Chiều của Trần Dạ Từ viết nhạc và lời từ năm 1980 trong trại tù cải tạo.

Buổi lễ đặc sắc và hoành tráng trong phần trình bày những bài văn vô Chung kết qua những đoạn phim ngắn, chiếu trên màn ảnh đại vỹ tuyến, trích thuật những khía cạnh độc đáo của 6 bài viết được giải thưởng chính: chuyện Tái Sinh của tác giả Bồ Tùng Ma, chuyện về hội thiện nguyện Peace Corps của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, chuyện Ép con học hành quá sức, của Thanh Mai, chuyện "Người yêu tôi, một con nghiện", tác giả Kim Trần, chuyện Người Việt Gốc Mỹ của Nguyễn Thế Thăng, và sau cùng là “Chuyện của cây vông” của tác giả Thụy Nhã.

Kết quả hai giải thưởng chính được công bố:

- Tác giả Bồ Tùng Mai, tuổi 60’, thắng Giải Việt Bút dành cho tác giả kỳ cựu tiếp tục viết và viết hay hơn cả bài từng nhận giải của mình. Tác giả nhận giải do tài tử Kiều Chinh trao tặng.

- Tác giả Thụy Nhã, 28 tuổi, về từ San Francisco, được giới thiệu là tác giả trẻ tuổi nhất đoạt Chung kết tác giả tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với giải thưởng 10,000 mỹ kim. Theo “lệ làng” Thụy Nhã đã nhận giải thưởng lớn  từ người thắng giải năm trước là Anne Khánh Vân, về từ Virginia.

Mười bẩy tác giả khác chia nhau những giải Đặc biệt, giải Danh dự, giải Vinh danh tác phẩm, Vinh danh tác giả do, Bà Nhã Ca, Baà Trương Ngọc Bảo Xuaân và Bác Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, cùng quí vị quan khách trao giải thưởng tận tay từng tác giả trong niềm hân hoan.

Buổi lễ kết thúc ồn ào náo nhiệt và rất tình thân trong Ball Room tiếp theo đó.

Ăn uống, trao đổi chữ ký, gặp gỡ tán chuyện, nghe nhạc hay, và nhất là chụp hình, đủ kiểu, đủ dáng, gọi nhau ơi ới vui ơi là vui.

Và còn câu chuyện kể sau cùng, là buổi tái ngộ quá bất ngờ với một người bạn hàng xóm cư xá Phú Lâm A của chúng tôi, là anh Trần Văn Giang, một trong 12 tác giả vô vòng Chung kết, sau đúng 35 năm xa cách.

Anh ngồi hàng ghế trước chị em tôi, nhìn chị Bảo Xuân, cười, hỏi:

- Chị Xuân, chị nhìn ra ai đây không, con bác Kiền hàng xóm của chị nè, Giang nè.

Trời đất! Trái đất tròn vo mà, còn kêu gì nữa. Nhờ buổi lễ Việt Báo mà bà con hàng xóm tái ngộ sau 35 năm dài xa lắc xa lơ. Mái đầu của bọn chúng tôi đều đã có nhiều sợi bạc.

Tóm lại, công sức của mọi người đã không uổng, mỗi người tiếp một tay tạo nên những cuốn sách để đời cho các thế hệ sau, và ngay bây giờ mình đã thấy kết quả vĩ đại rồi, là các mầm non đó.

Hẹn năm tới nha, anh chị Giang, và tất cả các bạn Việt Bút Viết Về Nước Mỹ, cùng các em trong giải mầm non tiếng Việt cũ và mới cũng như những thân hữu Việt Báo.

Ngọc Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,312,745
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Nhạc sĩ Cung Tiến