Hôm nay,  

Bầu Cử Mỹ Có Gì Lạ Không Em?

21/07/200800:00:00(Xem: 94160)
Tác giả:  Đào Như
Bài số 2358-16208434-vb2210708

Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trong Thể, hiện sống tại Oak park, tiểu bang Ill.  Ông là một trong những cây viết góp sức cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và bộ sách cùng tên của một ngàn tác giả, hiện đã ấn hành tới cuốn thứ 9. Bài viết mới sau đây của ông mang nhiều tính thời sự chính trị tại nước Mỹ.

Bầu cử đây là bầu cử Tổng Thống Mỹ-2008. Thật sư câu hỏi ở trên chỉ là kiểu tựa đề giả tưởng, cho hợp thời trang, có ý khêu gợi tánh tò mò của người đọc. Tính đến hôm nay, ai cũng biết có ba cái lạ, nói đúng ra có ba sự kiên xảy ra cùng một lúc trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ-2008:

 1- Da màu- Barack Obama, TNS đảng DC-Illinois có hai giòng máu Âu và Phi

 2- Phái tính: Hilary Clinton, TNS đảng DC-New York, là Nữ ứng cử viên Tổng thống đầu tiên trong lịch sử của Mỹ.

 3- Lão hóa: John McCain, TNS đảng CH-Arizona năm nay đúng 71 tuổi. Trong quá khứ lịch sử bầu cử TT Mỹ chưa từng có ứng cử viên nào lớn tuổi đến như vậy.

 Vì ba yếu tố trên cùng xuất hiện trong một cuộc bầu cử, làm cho các cử tri vô cùng khó khăn chọn lựa. Thái độ giùng giằng của cử tri Mỹ đã thể hiện ngay tại vòng bầu cử sơ bộ!

 Nhưng sự kiện nổi bật nhất trong cuộc bấu cử TT Mỹ-2008 là vào ngày 4 tháng 6, ngày chấm dứt cuộc bầu cử TT Mỹ ở vòng sơ bộ, đó là khỏanh khắc lịch sử của nước Mỹ, một ngày khó quên cho cả nhân loại, cho những ai quan tâm đến nước Mỹ: Barack Obama, TNS da màu, đã chiến thắng TNS Hilary Clinton, một thương hiệu chính trị đắc giá, quí phái và sang trọng của đảng Dân chủ Mỹ, giành được chức đại diện đảng Dân chủ Mỹ ra ứng cử TT Mỹ-2008! Nói về sự kiện lịch sử này, Keith Olberman, nhà bình luận kênh truyền hình MSNBC, đã coi đó như là cột mốc to lớn của lịch sử, của thời đại, chẳng khác nào lần đầu tiên loài người đăt chân lên mặt trăng! Đó cũng là niềm tự hào, nguồn hứng khởi của hàng triệu công dân da màu của Hợp Chủng Quốc!

 Sau đó, cuộc tranh cử đã diễn ra với sự cọ xát trực tiếp giữa TNS Obama và TNS McCain. Một đàng là tự do (Liberal), tuổi trẻ, quật khởi, bản lĩnh, quyết tâm thay đổi bộ mặt của nước Mỹ, cũng như cục diên của thế giới; một đàng là bảo thủ (Conservator)già dặn, lão thành, kinh nghiệm, quyết tâm phát huy truyền thống cỗ truyền của nước Mỹ! Sự khác biệt này được thể hiện rõ ràng trong bài diễn tử của hai TNS đọc tại Trung Tâm của tổ chức NAACP (National Association For the Advancement of Color People).

 Trong ngày 14/4/08, TNS Obama, ứng cử viên Tổng thống Mỹ-2008, theo bài tường trình của Washington Post ngày 15/7/08, đã phá biểu tại hội trường NAAPC, Ohio như sau:

"...Thật là xúc động mãnh liệt khi chúng ta nhớ lại công ơn của những người đã đi diễn hành đấu tranh cho chúng ta, vì chúng ta!..Ta nhớ lại TS King lúc ấy chỉ là một mục sư trẻ, tuổi không ngoài 26, đã hướng dẫn đoàn diễn hành trên chiếc xe bus tại
Montgomery dấy lên phong trào đấu tranh bình đẳng...John Lewis, lúc ấy cũng không ngoài 25, đã là một một người hoạt động xã hội tích cực có khả năng đánh thức lương tri của người Mỹ...Diane Nash, trẻ tuổi hơn nữa, chính bà đã thành lập Đoàn Thể Sinh Viên Bất bạo Động" (SNCC: Student Non-violent Coordinating Committeee) và bà cũng là người lãnh đạo cuộc diễn hành bằng xe đấu tranh cho Tự do...Chính vì những nhà đấu tranh trên, và những nhà đấu tranh khác nữa, mà tên tuổi của họ chưa hề được nhắc nhở trong những bộ sử ký của đất nước. Họ gồm đủ mọi thành phần tuổi tác và phái tính, và đủ mọi sắc tộc Trắng, Đen, hay Da màu ...Họ là những người không chấp nhận thế giới như nó đang hiện hữu, họ là những người có đủ can đảm cải tạo thế giới hiện hữu thành một thế giới mới! Vì chính những người này mà tối nay tôi được vinh dự đứng trước mặt đồng bào như một ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu Tổng thống Mỹ-2008.".

 TNS Obama phát biểu tiếp:

"Và nếu tôi được vinh dự đắc cử Tổng thống Mỹ, tôi sẽ thể hiện ý chí của tôi, tranh đấu quyết liệt để bảo đảm rằng mỗi người trong chúng ta, nếu ai có quyết tâm, đều có cơ hội thay đổi bộ mặt tổ quốc. Có nghĩa là chúng ta hãy dỡ bỏ những rào cản dựng lên từ những thành kiến, ngộ nhận hiện còn tồn động trong xả hội chúng ta...Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta phải loại bỏ cho bằng được sự kỳ thị chủng tộc và màu da, trong mọi ngỏ ngách của đất nước".

 TNS Obama phát biểu: nói như vậy cũng chưa đủ, chúng ta cần phải kiên trì tranh đấu nhiều hơn nữa trên nhiều địa hạt khác nữa, và ông nhắc lại lời của TS King: "Bình đẳng xã hội chưa đủ, cần phải có bình đẳng kinh tế nữa."

TNS Barack Obama còn nói nhiều vấn đề khác, trên nhiều địa hạt khác nhau. Về vấn đề cải tổ Y tế, theo ông, cần phải được cải tổ từ chế độ đến chất lượng phục vụ. Ông đòi hỏi bình đẳng trong Y tế:

 "Chúng ta sẽ lo chăm sóc sức khỏe cho những ai cần chăm sóc, những người cần sự quan tâm của y tế họ phải được thỏa mãn, và chúng ta bao đảm chắc chắn rằng giá trị chất lượng phục vụ Y-tế không tùy thuộc vào màu da và sắc tộc".

Về cải tổ giáo dục đào tạo, ông kêu gọi:

 "Tất cả mọi công dân Mỹ phải được lớn lên trong một nền giáo dục có tầm vóc và đẳng cấp quốc tế từ lúc mới lọt lòng mẹ đến lúc tốt nghiêp đại học. Là thành viên của tổ chức NAACP, quí vị biết hơn ai hết việc đấu tranh quyết liệt cho bằng được bình đẳng xã hội cũng như bình đẳng kinh tế phải được bắt đầu ngay trong các lớp học tại các nhà trường"!

TNS Obama cũng giải thích thêm lý do tại sao ông kêu gọi phải giảm thuế cho giai cấp trung lưu tại Mỹ tại vì họ là những người làm việc tận tụy và cần cù xây dựng nước Mỹ và cũng là thành phần chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu kinh tế bị suy thoái...

 TNS Obama đề cập đến nhiều vấn đề của thời đại như ô nhiễm môi sinh, sự thay đổi khí hậu toàn cầu. TNS Obama kêu gọi mọi người phấn đấu, tay trong tay với nhau, bền chí và quyết tâm giải quyết cho bằng được vấn đề ô nhiễm môi sinh và chế ngự cho bằng đươc khí hậu toàn cầu vì bầu khí quyển đang bị hâm nóng một cách đáng quan ngại. Có thế chúng mới hy vọng để lại cho con em chúng ta mai sau một trái đất sạch, một môi sinh không bị ô nhiễm...Nói tóm lại tại nghị trường NAACP, TNS Obama, xuyên qua khai triển chủ đề: "CHANGE- WE CAN BELIEVE IN", ông được các cử tọa hoan nghênh nhiệt liệt.

 Vào ngày 16/7/08 TNS McCain, cũng có buổi nói chuyện tại nghị trường NAACP, với chủ đề Cải Tổ Giáo Dục. Dĩ nhiên, ai cũng biết, TNS McCain không được nồng nhiệt chào mừng tai hội trường của NAACP. Theo kết quả thăm dò của New York Times và CBS News cho thấy ông McCain phải vận động nhiều hơn nữa trong cộng đồng da đen Mỹ, vì hiện tại có tới 89% dân da đen ủng hộ TNS Obama và chỉ có 2% là ủng hộ TNS McCain. Theo nguồn tin của điện báo CaliToday-17/7/08, thì tại buổi nói chuyên tại NAACP-Ohio vào ngày 16/7/08, ông McCain nhân được sư hoan hô lễ phép nhưng thiếu sự nồng nhiệt khi ông hứa ông sẽ canh tân giáo dục Hoa Kỳ và đem lại sự bình đẳng trong giáo dục cho mọi sắc dân, nhất là cộng đống da đen! Cũng theo bài tường thuật của đ/bao CaliToday-17/7/08, trong một phút ngẫu hứng, TNS McCain bất ngờ đưa ra nhận định có tính ca tụng TNS Obama. TNS John McCain phát biểu trước tổ chưc NAACP vào ngày hôm ấy:

 " nhưng quí vị đừng nói với ông ta nhé...theo tôi ông Obama là một nhân vật đáng nể trong nhiều lãnh vực. Ông ta gây hứng khởi cho nhiều người Mỹ".

 Câu nhận xét bất ngờ của ông McCain về TNS Obama, gây ngạc nhiên và cảm động cho các cử tọa. Và TNS McCain làm các cử tọa bật cười và hoan hô ông nhiệt liệt, khi ông phát biểu:

 "Sự thành công của ông Obama làm cho tất cả người Mỹ đều tự hào. Dĩ nhiên tôi cầu mong ông ta đừng có thành công mãi mãi như ý ông ta muốn...".

 Lạ lùng hơn nữa TNS John McCain chân thành đi đến kết luận:

 "Dù cho kết quả vào tháng 11 tới, có ra sao chăng nữa thì chúng ta cũng phải thừa nhận TNS Obama đã thực hiện được những chuyện lớn lao cho bản thân ông và cho tất cả nước Mỹ. Tôi cảm ơn ông ta điều đó..."!

 Gretchen Woods, một cử tri độc lập cho biết là sau khi nghe ông McCain nói tai NAACP chị cảm thấy thú vị về bài diễn văn của ông McCain. Chị thú thật lúc đầu chị không muốn đến nghe ông ta nói, và chị nói:

 "nhưng sau khi nghe ông ta nói có thể sau này tôi sẽ nghe ông ta nói nữa đấy.."!
 Như thế chúng ta thấy sự chân thành và đức liêm sĩ rất cần thiết trong một cuộc tranh biện. Khen ngợi kẻ đối lập hay nói lên cái tốt, cái hay mà kẻ đối lập thật sư có, không có nghĩa là ta đã hạ mình xuống, trái lại nó có tác dụng đão chiêu, nó đưa ta lên vì ai cũng kính mến trân trọng những lời chân thật và liêm sĩ. Từ một tư thế yếu hơn, TNS John McCain đã trở thành một diễn giả có sức thuyết phục sau khi ông chân thật nhìn nhận những ưu điểm của TNS Obama. Có người bảo đó chỉ là phút ngẫu hứng bất ngờ của TNS John McCain, nhưng có người lại nghĩ đó là triết lý sâu sắc trong tranh cử của TNS McCain, một người từng trải, già dặn trên trường chính trị cũng như trong trường đời.

 Và cũng chính vì muốn các cử tri người Mỹ gốc Việt nắm bắt được cái triết lý tranh cử sâu sắc đó của TNS John McCain mới có bài viết này để hầu quí vị./.

Oak park, Ill.USA

Đào Như

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,931,467
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết từ ba năm qua. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, Lê Thị, -cư dân Chicago, 35 tuổi- gửi 7 bài và trở thành tác giả nhận giải Chung Kết 2012 với những tự sự khác thường về đề tài đồng tính. Sau đó mọi người mới biết Lê Thị là bút hiệu của Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể, từng nhận giải "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất" Viết Về Nước Mỹ 2005. Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại vùng Chicago, Hoa Kỳ, ông là chuyên gia bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để trợ giúp nhiều đồng hương và cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. Bài mới viết là một đoạn Hồi Ký Hậu Chiến của một Bác sĩ Phẫu Thuật, mang tên “Thiên Lý và Vô Tận”.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới của ông được phổ biến đúng ngày đầu năm dương lịch 2014. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng chúc tác giả và bạn đọc, bạn viết một năm mới an lành.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới của ông được phổ biến đúng ngày đầu năm dương lịch 2014. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng chúc tác giả và bạn đọc, bạn viết một năm mới an lành.
Tác giả 65 tuổi, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ chín của tác giả.
Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp: Một con dâu Thiên Chúa Giáo, một rể đạo Phật, một rể đạo Muslim, nhưng tất cả thuận hoà và đạo ai nấy giữ, các gia đình liên hệ đều tôn trọng tín ngưỡng của nhau. Bài thứ hai, ông viết về phở. Sau đây là bài viết thứ ba.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80’ khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết “Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi,” kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài mới của Diệu Hương được viết để tiễn đưa ca nhạc sĩ Việt Dzũng, người cô chưa từng gặp.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần chủ biên một số báo Việt ngữ địa phương. Góp bài với Việt Báo từ nhiều năm, ông vừa nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Mới tuần trước, Phan đã có bài “Mùa Lễ”, và nay là bài viết ngay ngày lễ Giáng Sinh 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến