Hôm nay,  

Sau Cơn Mưa...

27/07/200800:00:00(Xem: 112590)

Tác giả: Leslie Phương Nguyễn

Bài số 2363-16208439-vb8270708

Tác giả là cư dân Pasadena, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là một  chuyện kể ngắn gọn,  giới hạn trong phạm vi một nhà vệ sinh công cộng nhưng trải rộng từ sở làm tại Mỹ, chùa Hương tại Việt Nam tới nạn ô nhiễm môi sinh trên thế giới. Bài viết thứ hai của côlà chuyện về một cô vị thành niên mang bầu.

***

Nhìn con gái xúng xính trong bộ áo ra trường bước lên khán đài, Loan không khỏi xúc động nhớ đến năm nào khi con nàng bảo cho nàng biết là nó đã có thai!

Phải năm đó, Hoa chỉ mới 17 tuổi thôi. Một hôm nó bảo nàng với giọng run run rằng: Mẹ ơi. Con nghỉ. Con có bầu rồi!

Nàng hoảng hốt. Con nói sao" Con có bầu" Làm sao mà có bầu" Mày nói tao nghe. Mày có bầu với ai"

Loan ít khi nói nặng lời với con. Nhất là ít khi nào nàng gọi con bằng mày, chỉ khi nào giận lắm nàng mới dùng những tiếng đó, nên khi nghe mẹ nói như thế, Hoa òa khóc.Thì ra Hoa đã bị áp lực của chúng bạn, bảo rằng là lớn rồi mà còn quê mùa không biết sex là gì, nên sau khi dự lễ Prom, con bé đã cùng người bạn trai thử mùi tình ái để chứng tỏ với lũ bạn là nó không kém ai cả. Xui xẻo thay, nó bị dính bầu ngay đêm hôm đó.

Loan giận dữ tát con gái mấy tát khi nghe nó kể. Nàng muốn giết nó chết cho rồi. Trời ơi. Nàng cảm thấy cả bầu trời như sụp đổ trước mắt nàng. Nàng lảo đảo, giận đến nỗi đứng không muốn vững. Nàng muốn chạy đến nhà thằng bé kia chửi cha mẹ nó một trận là không biết dạy con; rồi nàng cũng lại muốn tự tử chết đi cho rồi chứ làm sao mà chịu thấu miệng đời mỉa mai, mặn ngọt. Ôi. Người ta nói nhà có con gái cũng ví như có bom nổ chậm. Thật là đúng quá. Nàng cay đắng nhìn con mà nước mắt tuôn trào. Con bé thấy mẹ khóc, nó sợ hãi khóc lớn hơn và luôn miệng xin lỗi.

Loan nhìn con chua xót. Nàng cảm thấy Hoa như  một diễn viên đang diễn lại cuộc đời của chính Loan, giống như một cuộn phim được quay ngược lại.

Năm xưa trong một phút bồng bột, nàng đã trao thân cho người yêu để rồi bị tình phụ. Nàng bị cha mẹ đánh đập, từ bỏ không nhìn mặt. Loan phải bỏ học, xin trợ cấp rồi dọn đến một nơi xa lạ để tránh người quen. Rồi một thân, một mình phấn đấu nuôi con. Nàng từ chối những cám dỗ của thời đại, cam phận nuôi con khôn lớn tưởng đâu sẽ có ngày nhìn con "Áo gấm về làng" để rửa mặt, rửa mày cho cha mẹ. Ngờ đâu ngày nay con nàng lại giẫm lên bánh xe cũ của mình. Có thể nào như thế chăng" Rồi cuộc đời nó rồi cũng như mình chăng" Loan tự hỏi. Thế nào mà thiên hạ sẽ chẳng mỉa mai rằng "mẹ nào con nấy". Ôi. Thật là cay đắng!

Không. Không thể có chuyện đó được.

Hoa rất thông minh và là một trong những học sinh ưu tú của lớp nó. Nó lại sắp hoàn tất bậc trung học rồi. Nó phải được học hành đến nơi đến chốn. Nàng nhất quyết không thể để chuyện đó xảy ra.

Sau khi nghe Hoa quyết định giữ cái thai, nghỉ học đi làm, Loan quyết định vì con, nàng sẽ hy sinh thêm một lần nữa. Nàng vẫn nhớ câu người ta thường nói: "cho dù đứa con có lớn đến bao nhiêu chăng nữa, có là bao nhiêu tuổi đi nữa thì nó vẫn là đứa con". Phải. Con dại, cái mang. Loan phải giúp nó.

Sau đó, Loan dọn nhà đến ở một chỗ khác để tránh tai tiếng. Phong tục ở xứ Mỹ này cũng ngộ. Không ai để ý tới việc của ai cả. Cái gì không liên quan tới họ thì họ không quan tâm. Cái phong tục mà người bản xứ gọi nôm na là "Non of your business" vì vậy mà mẹ con nàng được yên ổn sống. Thấm thoát đến ngày con gái khai hoa nở nhụy. Hoa sanh con gái.

Nhìn cháu ngoại, Loan khóc mùi mẫn. Không biết nàng khóc những giọt nước mắt mừng vui vì được làm bà ngoại hay khóc vì thấy cháu ngoại là gái. Đứa bé lai hai dòng máu thật là dễ thương, nhưng nó như là một mối lo trước mắt mà biết đâu con của nàng sau này sẽ phải đương đầu cũng như nàng bây giờ!

Từ ngày mang thai, thấy mẹ trốn tránh những người quen, từ chối không dự tiệc tùng, đình đám, Hoa không khỏi ân hận vì hành động ngu dại của mình. Nó chăm chỉ học hành hơn bao giờ hết. Chính nó cũng rất khốn khổ khi mang cái bụng bầu đi vào lớp giữa những ánh  mắt cười chê của các bạn đồng lớp. Thật là ngu xuẩn. Nó tự nhủ như vậy.

Từ ngày nó có bầu, cái thằng bạn trai kia cũng lánh xa nó. Thật ra, nó đâu phải là bạn trai gì của nó đâu, đó chỉ là người đi dự prom chung thôi mà. Chỉ tại nó, trong một phút bồng bột, bốc đồng đã có dễ dãi với thắng đó đưa đến hậu quả ngày hôm nay. Hoa quyết chí học hành để tạ lỗi cùng mẹ.

Năm đó, Hoa ra trường với hạng tối ưu và là một trong những valecdictorians. Trong bài diễn văn ra trường, nó không đề cập gì đến những đêm dài thức trắng để làm project. Nó không đề cập đến những khó khăn của người mẹ trẻ mà còn cắp sách đến trường, trái lại nó nói về người mẹ của nó. Nó nói về tình thương yêu bao la và sự hy sinh vô bờ bến của mẹ  là yếu tố cho sự thành công của nó ngày hôm nay.

Bốn năm sau, nơi khuôn viên trường đại học, cũng bài diễn văn tương tự năm nào Hoa đã đọc ở buổi lễ ra trường bậc trung học nhưng lần này nó đọc một cách mạnh dạn hơn. Ánh mắt của nó không còn có vẻ như trốn tránh. Giọng nói của nó không còn rụt rè nữa mà mạnh mẽ.

Lướt nhìn cử tọa một cách tự tin, Hoa bắt đầu: Thưa quý vị. Sự thành công của tôi ngày  hôm nay, ngoài sự dạy dỗ của các thầy cô, nếu không nhờ mẹ tôi, người đang ngồi ở hàng ghế đầu dưới kia, thì tôi đã không có được ngày hôm nay. Mẹ tôi chính là niềm khích lệ lớn lao, là động cơ thúc đẩy tôi đi tới...

Hoa còn nói nhiều nữa nhưng Loan có nghe gì nữa đâu. Mặt nàng đã nhạt nhòa nước mắt. Nàng sung sướng nhìn con và thầm nghĩ: mình phải cảm ơn nước Mỹ và cái phong tục "Non of your business" của xứ sơ này. Ở đây có những cái tốt, và cũng có những cái xấu. Điều đáng nói là mình phải nhận ra cái xấu và điều tốt để mà sống cho phù hợp. Nếu như hoàn cảnh của mẹ con nàng mà xảy ra ở VN thì liệu có còn cơ hội nào cho Hoa tiến thân như hôm nay chăng. Ở đây, không ai quan tâm tới việc của ai cả. Loan nhớ, khi bụng con nàng ngày càng lớn, hàng xóm cũng biết nó là teenager mang bầu, nhưng họ không hỏi. Họ nghĩ rằng đó chẳng phải là việc của họ. Mà nếu họ có hỏi chăng nữa, thì mình cũng chẳng phải mắc nợ họ câu trả lời làm gì. Loan cứ  ung dung nuôi cháu và giúp đỡ con gái học hành cho đến nơi đến chốn chứ nàng không để một lỗi lầm của con nàng làm hỏng cả  tương lai của nó.

Suy  nghĩ miên mang mà nàng quên cả chụp hình. Kìa. Con nàng đang nhận bằng khen và chụp hình lưu niệm với một vị giáo sư của nó. Khi tiếng bé Nhi kêu: "Bà ngoại. Nhìn mẹ kìa," mới kéo nàng về thực tại. Nàng nhủ thầm: Sau cơn mưa, trời lại sáng. Xin cảm tạ ơn trên cho con có ngày hôm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,155,861
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến