Hôm nay,  

Ngày Tàn Của Hạnh Phúc

31/08/200800:00:00(Xem: 149542)
Tác giả: Trần Huyền Chi

Bài số 2395-16208471-vb8310808

Tác giả sinh năm 1959, là cư dân Virginia Beach, tiểu bang VA, làm nghề nail. Bài vừ nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008, với bài viết đầu tiên, một   tự truyện của người vượt biển năm 90’, kể về đảo tị nạn thời thanh lọc, tự thiêu chống cưỡng bức hồi hương. Bài mới của bà là truyện ngắn về một bi kịch tội phạm trong gia đình.

***

Từ phòng mạch của bác sĩ Dung bước ra, Nhàn bàng hoàng như người nằm mộng.  Nhàn tưởng là mình đang nằm mơ, không tin đó chính là sự thật.  Những lời nói của bác sĩ Thanh vẫn còn văng vẳng bên tai Nhàn:

-Cháu bé thật sự đã bị cưỡng hiếp.  Âm đạo tổn thương nặng, cháu đang bị sốt, chị cầm lấy thuốc nầy về cho cháu uống.  Ngủ được một giấc, cháu sẽ đỡ ngay.  Vấn đề chính bây giờ là tâm lý của cháu, chị nên theo dõi, săn sóc, an ủi cháu nhiều hơn.

Nhàn nắm lấy bàn tay gầy guộc bé nhỏ của con mà lòng dấy lên một sự ân hận vô bờ bến -  ân hận là vì sinh kế, cứ mãi đi làm kiếm tiền, không có nhiều thì giờ gần gũi, chăm sóc con.  Thương bé Na bao nhiêu thì Nhàn đâm ra oán hận Sơn bấy nhiêu.

Nhàn cùng con đi vượt biên, trong thời gian ở trại tạm dung, chờ ngày đi qua nước thứ ba, Nhàn gặp Sơn.  Hai tâm hồn cô đơn gặp nhau, dễ nảy sinh cảm tình.  Hai người quyết định chính thức sống như vợ chồng.  Sơn rất thương yêu bé Na.  Nhìn vào không ai biết bé Na là con riêng của Nhàn.  Những tưởng cuộc đời sẽ êm đềm trong những tháng ngày hạnh phúc, nhưng đâu ngờ oan nghiệt lại xảy đến với Nhàn.

Nhàn nhớ một buổi chiều, thấy trong người không khỏe, nàng nghỉ làm xin về sớm.  Vừa bước vô nhà thấy bé Na đang trùm mền kín mít, Nhàn la con:

- Dậy đi bé Na.  Năm giờ chiều mà ngủ cái gì"  Mặt trời đè chết.  Ngủ giờ này rồi tối làm sao ngủ"

Rồi Nhàn bực bội kéo cái mền ra.  Nàng nhìn thấy mặt bé Na đỏ bừng và ánh mắt có vẻ thất thần.  Nhàn sờ trán con hốt hoảng la lên:

- Trời ơi!  Con sao vậy"  Con bệnh sao không nói cho mẹ biết"  Dậy thay đồ, mẹ dẫn đi bác sĩ.

Đột nhiên bé Na ôm lấy Nhàn òa lên khóc.  Nhàn dỗ dành:

- Nín, nín mẹ thương.  Có gì đâu mà khóc"  Để mẹ dẫn con đi bác sĩ.

Nhưng bé Na cứ ôm chặt lấy Nhàn và cứ lắc đầu.  Nhàn cứ dỗ mãi mà nó không nín khóc.  Một lúc sau nó ngẩng mặt lên nhìn Nhàn hỏi:

- Mẹ ơi, con và ba, mẹ thương ai hơn"

Nhàn càng thêm thắc mắc, không hiểu con mình muốn gì, nàng hỏi lại:

- Bữa nay sao con kỳ vậy"  Con hỏi mẹ như thế là có ý gì"

Bé Na vẫn thút thít hỏi lại câu hỏi vừa rồi:

- Giữa con và ba Sơn, mẹ thương ai hơn"

Câu hỏi nầy nó thêm tên của Sơn vào cạnh chữ ba như thầm nhắc nhở Nhàn "Sơn không phải là ba đẻ của nó".  Nhàn ôm con vướt tóc nó nói nhẹ nhàng:

- Lẽ dĩ nhiên là mẹ thương con nhiều hơn, nhưng vì mẹ bận đi làm, nên ít có thì giờ dẫn con đi đây, đi đó.  Lúc nào con cũng là con của mẹ, làm sao mẹ không thương con cho được.

Bé Na nghe Nhàn nói đến đó, tủi thân càng khóc to hơn nữa.  Nhàn hoảng hốt, linh cảm cho nàng biết có chuyện ghe gớm xảy ra đến với bé Na, nàng hỏi nhanh:

- Có chuyện gì vậy con, ai đã ăn hiếp con, kể cho mẹ nghe, giỏi, nín mẹ thương.

Bé Na vừa khóc vừa kể hết mọi sự, trước khi kết thúc nó còn dặn dò Nhàn hai ba lần:

- Mẹ nhớ đừng nói cho ba Sơn biết.  Ba dặn nếu mà con kể cho ai nghe, kể cả mẹ là ba sẽ giết con đó.

Như sét đánh ngang tai, Nhàn lập tức dẫn con đi bác sĩ để kiểm chứng.  Nhàn mong là bé Na vì thấy mình bị bỏ rơi, nên nói láo để được mẹ chú ý thương yêu hơn.  Nhàn không dám tin đó là sự thật.  Đến lúc nghe bác sĩ Thanh kết luận, nàng nhìn con mà thấy thươn quá.  Nó còn bé có tội tình gì mà phải chịu thiệt thòi như vậy. 

Cuộc đời bé Na như trang giấy trắng, mà giờ đây đã dính mực đen, vết mực ô nhục nầy làm sao có thể bôi xóa được.  Đi vượt biên trên biển, may mắn không gặp bọn hải tặc Thái Lan, bây giờ trên đất liền thì lại gặp hải tặc Sơn cưỡng hiếp một đứa bé mới 12 tuổi, không sức tự vệ, chẳng khác nào bọn hải tặc.  Nhàn rủa thầm:  đồ súc sinh, đồ khốn nạn.

Nhàn lái xe chở con đến nhà Nga, người bạn thân nhất.  Khi nghe tiếng chuông reo, Nga chạy ra mở cửa, giọng đon đả:

- Bữa nay không đi làm sao, mà dắt con đi chơi vậy"

Nhàn không trả lời chỉ bước vô nhà, hai mắt đã lưng tròng đầy nước, Nga ngạc nhiên:

- Ủa, chuyện gì vậy"  Hai vợ chồng mày lại gây nữa à.

Nhàn lắc đầu, rồi dằn lòng không được, khóc kể cho Nga nghe hết mọi sự, sau cùng kết luận:

- Bây giờ mày cho tao gửi bé Na ở đây, mày chăm sóc nó dùm tao, tao phải về nhà để giải quyết chuyện nầy.

Nga cũng xúc động không kém:

- Mày yên chí đi, để con bé ở đây tao lo cho.  Đâu có ngờ ông Sơn lại đốn mạt như thế!  À, quên nữa, mày nhớ phải cẩn thận à nha, có chuyện gì thì gọi phone cho tao.  Nhớ nhe!

- Ừ, tao biết.  Thôi tao về.  Nhớ lo cho bé Na dùm tao.  Cám ơn mầy.

Rồi Nhàn ôm con hôn và nói:

- Con ở đây với dì Nga nhe.  Đừng có sợ.  Mẹ về thu xếp xong công việc rồi mẹ qua với con.

Bé Na ngoan ngoãn gật đầu.  Về đến nhà Nhàn suy nghĩ miên man, lòng bấn loạn, rối rắm khôn tả; vừa thấy thương con và cảm thấy ghê tởm Sơn.  Nàng ngồi như thế yên lặng suy nghĩ suốt mấy tiếng đồng hồ.  Trời đã tối mà Nhàn cũng chẳng buồn đứng dậy mở đèn.  Nhìn xuống bụng đang mang thai 6 tháng, Nhàn lại khóc nức nở.  Có tiếng mở cửa, Nhàn nhìn thấy Sơn đang bước vào nhà.  Sơn đưa tay bật công tắc đèn.  Thấy Nhàn, Sơn hỏi giọng nhạc nhiên:

- Em về hồi nào mà sao không mở đèn, để nhà tối thui vậy"  Không chờ Nhàn trả lời, Sơn vội tiếp:

- Ngồi đó làm gì, cơm nước chưa, sao không tắm rửa đi nghỉ cho khỏe"

Nhàn gay gắt:

- Không cần anh lo cho tôi!

Sơn trố mắt:

- Có chuyện gì mà em bực bội vậy"

Nhàn rít lên:

- Tôi không ngờ anh lại tồi bại như thế!  Bé Na nó coi anh như là cha ruột của nó, tại sao anh có thể làm chuyện như thế đối với một đứa con nít chỉ 12 tuổi!

Sơn ú ớ, mặt tái nhợt cà lăm, lắp bắp:

- Ai … ai … nói … gì … Con Na nói à"  Em đừng tin lời con nít.

Nhàn đấm thùm thụp vào lưng Sơn gào:

- Tôi đã dẫn nó đi khám, bác sĩ đã chứng nhận nó bị hãm hiếp.  Con bé Na cũng đã nói hết rồi.  Anh còn gì chối cãi"

Đến lúc này Sơn mới quỳ xuống ôm lấy hai chân Nhàn năn nỉ:

- Em bớt giận.  Anh cũng không hiểu tại sao lúc đó anh mất hết lý trí như vậy.  Anh hối hận quá.  Em hãy tha lỗi cho anh.  Anh thề không dám tái phạm nữa.

Nhàn cay đắng:

- Chỉ một câu xin lỗi, chỉ một câu thề sẽ không tái phạm là hết chuyện sao"  Còn tôi, làm sao tôi dám nhìn mặt bé Na đậy"

Sơn cố gắng thuyết phục Nhàn:

- Em nghĩ xem, bây giờ em làm lớn chuyện ra có ích gì"  Con mình sanh ra sẽ không có cha, vợ mất chồng.  Từ đây gia đình ta sẽ là ngày tàn của hạnh phúc.

Rồi Sơn đến gần Nhàn đe dọa:

- Anh nói hết lời mà em vẫn không nghe.  Em muốn làm lớn chuyện thì anh bóp cổ em chết, rồi anh tự tử chết theo.  Cả nhà mình chết chung.  Đó là vì em ép anh phải làm vậy!

Nhàn đâm ra sợ quá, đầu óc rối bời.  Nhàn biết tánh Sơn rất cộc, làm việc không hề suy nghĩ đến hậu họa về sau.  Nhàn cố giữ mặt bình tĩnh:

- Anh hứa thì anh phải nhớ giữ lời.

Sơn mừng rỡ:

- Nhớ, nhớ, từ đây anh xin chừa.  Thôi tối rồi, em vào tắm rửa rồi đi ngủ.

Nhàn chậm chạp vào phòng, vừa lấy quần áo để đi tắm, vừa suy nghĩ mông lung, giằng co giữa 2 bên:  bỏ qua cho Sơn hay là tố cáo Sơn"  Nếu bỏ qua thì từ đây Nhàn sẽ ra sao mỗi khi đối diện với bé Na"  Lương tâm nàng có yên không hay là suốt đời sống trong sự cắn rứt"  Nhàn nhớ đến dáng điệu run rẩy sợ hãi của bé Na cùng ánh mắt van nài:  "Mẹ ơi, giữa con và ba Sơn mẹ thương ai hơn""  Lời nói như muối xát kim châm vào tim Nhàn.  Một nạn nhân bị hại mà không có gì để tự vệ, bị hãm hại cũng không hề chống trả, mà thủ phạm chính là chồng của Nhàn, mà kẻ bị hại lại chính là con của nàng.  Hỏi làm sao mà không đau lòng"  Nay mai khi ra tòa nàng sẽ là kẻ chỉ chứng Sơn.  Thật khó chịu quá!  Nàng có công bằng đối với bé Na không"  Nhàn ôm đầu nhức nhối, từ trong tâm tư nàng vang lên tiếng nói:  "Không được!  Phải cứng rắn!  Đừng vì tình cảm riêng tư mà để bé Na chịu thiệt thòi.  Nhàn phải lấy lại công đạo cho bé Na."  Nghĩ như thế Nhàn lấy điện thoại và bấm nút.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,889,802
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt   Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ   là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam
Tháng Tư 1975, khi con cái lôi cha mẹ di tản, ông mới 45 tuổi, lòng còn lưu luyến cô bồ trẻ. Tháng Tư 2006, thành ông cụ goá 76 tuổi, cụ được con cái thu xếp cho về Việt Nam xem mặt vợ, một cô còn trẻ hơn cô bồ năm xưa. Đó là Chuyện Tháng Tư của Nguyễn Hữu Thời, một tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ
Tác giả, theo bài viết cho biết, có học vị tiến sĩ vật lý, tại Hungary, thuộc viện khoa học Việt Nam, nguyên trưởng phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân, từng đại diện VN ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử năng quốc tế (International Atomic Energy Agency) cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005, "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính” vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005- "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính”- vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Nhạc sĩ Cung Tiến