Hôm nay,  

Người Thanh Niên Tự Lập

21/10/200800:00:00(Xem: 192836)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Tác giả: Nguyễn Lê

 

Bài số 2437-16208514-vb3211008

 

Tác giả Nguyễn Lê đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Định cư  tại Philadelphia, PA, ông bà là người đầu tiên mở nhà hàng ăn Việt Nam tại đây. Bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, từ kinh nghiệm làm ăn, đời sống xã hội, tới nền nếp gia đình. Riêng những bài viết về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn tại Hoa Kỳ rất được bạn đọc quí trọng.

 

***

 

Tuấn là một thanh niên tự lập.  Gương mặt quắc thước, cằm bạnh, mắt sáng, tóc để dài, nước da sạm nắng dày dạn phong sương.  Tuổi Tuấn chừng 30 trở lại, nhìn hình dáng bề ngoài trông rất ngầu.  Người bình thường không dám bắt chuyện làm quen, sợ bị đồng hóa với lớp người không lành mạnh.

 

Khi biết Tuấn, nói chuyện với Tuấn thì Tuấn không phải lớp người nhìn bề ngoài lầm tưởng như vậy.  Tuấn nói năng lễ phép, biết người trên kẻ dưới.

 

Không biết Tuấn qua Mỹ trong diện nào"  Chỉ thấy Tuấn đứng bán đồ điện tử, đồ chơi con nít và một số dụng cụ điển tử như ống loa, cassette, DVD, computer v.v...  Tuấn đứng bán hàng nói năng lưu loát, giá cả phải chăng, mặt hàng toàn đồ mới nên được sự tín nhiệm của khách hàng.  Tuấn luôn luôn bận cả tay lẫn mồm miệng.

 

Tuấn nhờ gian hàng đó nuôi được hai con, 1 trai, 1 gái và thúc đẩy khuyến khích vợ Tuấn đi học trở lại và đã tốt nghiệp ngành y tá điều dưỡng 4 năm

 

Vợ Tuấn tốt nghiệp ra trường, tiền bạc thoải mái nay đến lượt Tuấn cắp sách đến trường.  Nhờ chịu khó, siêng năng, miệt mài cộng thêm tính lanh lợi khi buôn bán, kinh nghiệm ngoài đời nên khi Tuấn bắt đầu đi học lại không thấy việc đèn sách là một gánh nặng, trái lại Tuấn rất thích thú và thấy sách vỡ, những bài giảng của giáo sư đại học là kinh nghiệm sống động, thực tế để áp dụng vào đời.  Sau 4 năm dùi mài kinh sử, Tuấn đã đạt được ước vọng ấp ủ từ lâu và cầm tấm bằng cử nhân thương mại 1 cách dễ dàng.

 

Nhìn lại những người cùng lớp tuổi, thấy họ không được cái may mắn như mình.  Tuấn đọc báo thấy 1 thanh niên homeless, ban đêm xếp hộp carton ngủ đường, ngủ chợ bến ngoài hàng hiên của khu phố chợ, ban ngày xin ăn.  Được nhà Chùa mở rộng cửa cho tá túc, cung cấp ngày 2 bữa ăn.  Ma quỷ đưa đường dẫn lối, người thanh niên đó nổi cơn điên, cầm con dao trong bếp đâm chém ông sư đến tuyệt mạng và cuối cùng thủ phạm bị kết án tù chung thân.

 

Một thanh niên khác đàn đúm ăm chơi, ngày quán café, đêm quán rượu.  Nhìn lại cuộc đời sau 30 năm trên vùng đất hứa, không có được mảnh bằng tốt nghiệp.  Nay đã ở tuổi ngoài 50, vẫn cơm đường, cháo chợ, a,b,c không có nhà, đi ở thuê.

 

Tuấn là một thanh niên khác người.  Say mê âm nhạc từ thuở nhỏ.  Tuấn tự học guitare và sáng tác nhạc.  Tuấn cho ra đời được 7, 8 CD nhạc không lời.  Những bản nhạc không lời khi nghe ta quên hết hiện tại, để tâm hồn thảnh thơi dẫn đưa ta tới một miền xa lạ, một khung cảnh đầy ánh sáng, lá vàng rơi lả tả của mùa Thu hoặc về một miền hoang lạnh, tuyết rơi phủ kín một vùng của một mùa đông đêm Chúa giáng sinh ra đời.

 

Tuấn mang những đĩa CD do mình sáng tác, mở ngay tại tiệm làm cho khách hàng say mê lắng tai nghe và mua CD của Tuấn mang về nhà tiếp tục thưởng thức khi màn đêm rủ xuống.

 

Tuấn thêm một đam mê nữa là mở phòng thu thanh để thỏa mãn một số yêu cầu của các bà hành nghề Nails, ban ngày nghe tân nhạc tại tiệm, ban tối tụ tập bạn bè rủ nhau ca hát karaoke.  Một số bà được bạn khen hay, khuyến khích tới phòng thu thanh, hy vọng để lại vài CD do chính mình ca, tặng bạn bè, thân hữu.  Tuấn nhờ vậy cũng quen biết được một số các cô, các bà, các ca sĩ mầm non.  Tuấn cũng mấy lần về Việt Nam học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp.  Mỗi lần về Việt Nam trở lại Mỹ, Tuấn lúc nào cũng là một ông chồng gương mẫu, yêu vợ, thương con.

 

Mộng kinh doanh buôn bán lúc nào cũng thôi thúc Tuấn bước vào sinh hoạt thương trường.  Mớ kiến thức ở nhà trường làm nền tảng để cho Tuấn tự tin, hy vọng đem ra thực hành.  Tìm hiểu thêm qua các bậc đàn anh đi trước, cộng thêm được những bằng chứng rõ ràng của mấy anh chị em bên vợ mở nhà hàng ăn thành công ở tiểu bang Florida và ở vùng lân cận.  Tuấn cũng tìm hiểu những nhà hàng ở ngay nơi mình cư ngụ, tìm hiểu địa điểm, phỏng vấn ngay mấy chủ nhà hàng hiện đang hành nghề v.v...

 

Rút kinh nghiệm thâu lượm được tại vùng đang cư trú, nhớ lại những bài học các ông thầy hướng dẫn ở đại học, Tuấn xếp đặt, trình bày chi tiết một business plan, một dự án chi tiết về kế hoạch kinh doanh để đệ trình cho các shopping malls, thuyết phục họ chấp thuận kế hoạch kinh doanh do mình hoạch định.

 

Ở Mỹ làm bất cứ việc gì họ cũng đòi hỏi kinh nghiệm.  Nhờ tự tin, kế hoạch sắp sẵn trong đầu để chuẩn bị trả lời những câu hỏi của người trong ban giám đốc cho mướn cơ sở kinh doanh.  Tuấn thuyết phục được họ.  Nhờ những trình bày kế hoạch rõ ràng, chi tiết có lý và hấp dẫn thuyết phục, họ đã để Tuấn thuê với giá rẻ, lại ứng thêm mấy chục ngàn đô la để Tuấn sửa chữa cửa tiệm rộng tới 7,000 square feet.  Tuấn lại được miễn trả tiền thuê trong vòng 5 tháng để Tuấn dư thì giờ thiết kế một nhà hàng khang trang, lịch sự, và xây cất theo kiểu Á Đông với background là tre, trúc và  cá Koi nhàn tản bơi lội trong hồ.

 

Tiền đâu ra để Tuấn thực hiện kế hoạch quy mô như vậy"  Vẫn kiến thức thu hoạch được ở nhà trường, Tuấn thuyết phục được nhà bank cho mượn $200,000 đô qua căn nhà thế chấp.  Dư dả tiền bạc, Tuấn đích thân bỏ công sức điều khiển thợ thuyền thiết kế bên ngoài, bên trong tiệm ăn tại một shopping sầm uất phía đông bắc ngoại ô thành phố Philadelphia.

 

Qua kinh nghiệm của những bậc đàn anh đi trước, Tuấn học được bài học là "Linh hồn của nhà hàng là phần đầu bếp."  Nhờ khéo tay, lanh lợi và uyển chuyển, Tuấn học được kỹ thuật nấu nướng, điều khiển nhân viên và cách xếp đặt các dụng cụ trong bêp sao cho thuận tiện, dễ dàng để khi hành nghề, các đầu bếp không mệt mỏi chạy qua chạy lại khi cần đồ để nấu nướng.  Một số người dự tính mở nhà hàng, ghé qua thăm Tuấn thấy cách xếp đặt, trình bày phía trong nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp rất thoải mái cho các nhân viên làm việc trong bếp.

 

Trong dự tính, Tuấn thoáng nghĩ có thể dàn dựng xong, khai trương, điều hành rồi lại tiếp tục đi xa hơn trong việc kinh doanh mở nhà hàng.

 

Điểm qua những thành công sáng chói vượt mức của các nhà hàng Lee's Sanwiches bên Cali, các nhà hàng Kim Sơn liên tục bành trướng hết tiệm này đến tiệm khác tại thành phố Houston và phụ cận.  Tuấn thấy phấn khởi bắt đầu theo chân các bậc huynh trưởng mang lại hãnh diện cho cộng đồng người Việt rải rác đó đây trên đất Hoa Kỳ.

 

Qua báo chí, truyền thanh, truyền hình và mạng lưới Internet, Tuấn còn được biết nhiều người Việt ở lớp tuổi Tuấn đã thành công mỹ mãn âm thầm và vô danh nên Tuấn ấp ủ mộng theo chân các bạn đồng lứa tuổi.

 

Nguyễn Lê

Ý kiến bạn đọc
04/10/201822:28:03
Khách
Bai viet hay, nhung ket cuc la dau? Sao khong noi chi ca ve ket qua cua viec mo nha hang het vay??!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,113,520
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông."
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả hiện là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết gửi Việt Báo, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Cách kể, cách viết cho thấy một cá tính mạnh mẽ hiếm thấy.
Tác giả là cư dân Boston, bút hiệu của bà nhắc nhớ bài thơ nổi tiếng của một thiền sư Việt Nam. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nhất Chi Mai cũng là bó hoa tinh thần tưởng niệm một nữ trung uý Mỹ gốc Việt tử trận tại chiến trường Iraq: “Đóa Hồng Bạch,” phổ biến vào dịp Memorial Day 2011, tới nay đã có 22,468 lượt người đọc trên Vietbao Online. Bài mới của Nhất Chi Mai là một du ký đặc biệt về Atlanta, quê hương của tác giả “Cuốn Theo Chiều Gió”. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ túc địa chỉ liên lạc cùng sơ lược tiểu sử.
Người viết là một cô giáo dạy Việt ngữ tại San Jose, người gởi bài dùm là ThaiNC, tác giả bài “Công Chúa Mỵ Nương Sang Mỹ” đã phổ biến. Bài viết được Thai NC giới thiệu như sau:
Tác giả Bảo Trân tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Bài mới là chuyện nhà Ngày Của Mẹ 2012. Hình ảnh là nhân vật của bài viết.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Phúc Ấm Con Ban” kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà. Bài thứ hai, “Người Bạn Già Mất Trí” kể việc ông bố nhận công việc chăm sóc một cụ già mất trí. Bài thứ ba, “Ông Chú Ngoại”, kể việc ông giúp kèm học cho lũ trẻ trong nhà chủ. Bài mới nhất là phần cuối. Chuyện cuối đời lưu vong, dù buồn vẫn sáng lên tình người tử tế với người.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là là chuyện Mothers Day 2012 của một nàng dâu người Mỹ tóc vàng.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Mothers Day 2011, bà viết về Mẹ. Năm nay, bà viết về bà Mẹ Chồng, người mà bà trân trọng gọi là “Má tôi.”
Chủ Nhật 13-5 là Mothers Day 2012. Xin mời đọc bài viết mới của Anne Khánh Vân, giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Cô sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ.
Nhạc sĩ Cung Tiến