Hôm nay,  

Một Phép Màu

14/11/200800:00:00(Xem: 143750)

Một Phép Màu

Tác giả: Cánh Chuồn Chuồn
Bài số 2456-16208533-v6141108

Cánh Chuồn Chuồn là Hồ Việt Tấn, 41 tuổi, đang làm thợ tiện và sống với cha mẹ già bệnh ở Los Angeles, California. Bài viết được tác giả ghi: "Viết tặng cho ba đứa em nuôi Công Cường, Bảo Cường và Bích Huyền - những thuyền nhân vị thành niên vô gia đình đã từng sống ở trại Tị Nạn Palawan, Phi Luật Tân.
***
Vượt biên năm 1981, tôi sống trong hai trại tị nạn ở Nam Dương - trại Kuku và trại Pulau Galang trong thời gian tám tháng trước khi được đi định cư ở Hoa Kỳ.
Khi sống trong trại Pulau Galang thì tôi được sống và chứng kiến một phép màu - tình thương vô bờ bến của bà mẹ nuôi người Hoa Kỳ của tôi. Bà mẹ nuôi tôi tên là Rebecca Shaw ở thành phố Janesville, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ.
Trước đó một năm, qua Hội Lutheran Social Services cha mẹ nuôi tôi nhận anh tôi, cũng là thuyền nhân vị thành niên, sống trong trại tị nạn Songkla, Thái Lan, làm con nuôi; và qua anh tôi, cha mẹ nuôi biết tôi vượt biên thành công và đã đến trại tị nạn Pulau Galang.
Cái phép màu mà tôi được sống và chứng kiến được thể hiện qua những lá thư (nói đúng hơn là những lá aerogram) mà bà mẹ nuôi tôi đã viết gởi cho tôi mỗi ngày. Rãnh, bận, vui, buồn, mệt, khỏe, lễ lộc, Tết Nhứt, mỗi ngày mẹ nuôi tôi đều viết một lá thư gởi cho tôi. Mỗi ngày một lá thư!!!
Từ ngày đầu nhận được thư của mẹ nuôi tôi, hơn sáu tháng ở trong trại tị nạn Pulau Galang, tôi đều đều mỗi ngày chờ loa gọi tên đi nhận thơ. Vào những ngày Chủ Nhật hay lễ lộc, bưu điện không làm việc thì những ngày sau tôi được nhận bù một lúc hai, ba lá thư. Những người vượt biên cùng tàu, bạn bè quen biết trong trại đều có phần ghen tị với cái hạnh phúc của tôi.
Tôi còn nhớ như in, lá thơ đầu thì bà viết ngắn, chữ lớn và xin tôi cho phép bà được gọi là mẹ. Những lá thư sau thì bà viết chữ nhỏ lại và lấp đầy những chỗ giấy trống. Tiếng Anh của tôi lúc đó còn giới hạn nên tôi thường nhờ những người quen trong trại giỏi tiếng Anh đọc thơ và giảng nghĩa những từ ngữ khó.


Bà mẹ nuôi tôi thường viết kể chuyện đời sống và sinh hoạt hằng ngày của anh tôi, gia đình nuôi của tôi gồm có cha mẹ và hai đứa em trai, và năm đứa trẻ vị thành niên Việt Nam đang sống trong cùng thành phố thường đến nhà chơi với anh tôi vào những ngày cuối tuần. Mẹ nuôi tôi kể cho tôi biết về thời tiết ở tiểu bang Wisconsin - cảnh mưa gió, cảnh lá đổi màu và rụng vào mùa thu, cảnh tuyết trắng rơi vào mùa đông. Bà cũng kể cho tôi biết thủ tục giấy tờ bảo lãnh của tôi tiến hành đến giai đoạn nào.
Lúc đó tôi chỉ là một đứa trẻ vị thành niên vượt biên, tị nạn Cộng Sản, bơ vơ, không thân nhân đang sống trong trại tị nạn; tôi chưa từng gặp bà - một người Mỹ không quen biết sống cách xa hơn nữa vòng trái đất. Qua những lá thơ hằng ngày, mẹ nuôi tôi đã cho tôi thấy được cái tình thương vô bờ bến, không điều kiện giữa người và người.
Những lá thư và tình thương đó đã chuyển tôi, từ một đứa trẻ méo mó, khô khan về tình cảm & tâm linh, với kinh nghiệm sống dưới chế độ Việt Cộng, thiếu ăn, thiếu mặc, lang thang trên vỉa hè thành phố Saigon và cuộc vượt biên trên biển động sáu ngày, thành một đứa trẻ có lối nhìn và quan niệm sống tươi đẹp, lạc quan và tích cực hơn. Một phép màu trên trần gian!
Và cái phép màu đó được kéo dài cho đến bây giờ - hai mươi bảy năm sau; qua ba năm tôi sống trong gia đình cha mẹ nuôi tôi để đi học trung học, qua những gói quà gởi qua bưu điện khi tôi đi học Đại học, qua những tấm thiệp vào những ngày sinh nhật, lễ lộc khi tôi đi làm xa, qua những lần viếng thăm gia đình tôi, qua những cú điện thoại thăm hỏi thường xuyên và gần đây thì qua những Emails và Ecards.
Đêm đêm tôi cầu nguyện và xin Ơn Trên, Trời Phật, Thượng Đế hãy cho loài người, tất cả chúng sanh trên trái đất này được sống hạnh phúc trong những phép màu và những tình thương vô bờ bến; như tôi đã may mắn được sống và chứng kiến trong hai mươi bảy năm qua - bắt đầu từ những lá aerograms, mẹ nuôi tôi bà Rebecca Shaw gởi đi từ Janesville, Wisconsin.
Nhân mùa Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), tôi xin chân thành cảm ơn đất nước Hoa Kỳ (quê hương thứ hai của tôi), nhân dân Hoa Kỳ, và gia đình cha mẹ nuôi của tôi đã cưu mang, bảo trợ, đem lại tự do, hạnh phúc cho dân Việt Tị Nạn, gia đình tôi và bản thân tôi.
Cánh Chuồn Chuồn

Ý kiến bạn đọc
18/02/201517:17:23
Khách
nhân lanh gap qua tot
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,230,939
Trong chuyến viếng thăm tiểu bang Utah, tôi được gia đình con tôi đưa đi thăm hầu hết các thắng cảnh nơi đây. Thủ phủ của tiểu bang là Salt Lake City. Cái hồ nước mặn rộng mênh mông nằm trên vùng đất có cao độ hàng ngàn bộ cách mặt biển.Một kỳ công của Thượng Đế đã ưu đãi cho vùng đất cao nguyên này. Utah còn là Thánh địa
Chiều qua, em điện thọai hỏi chị ngày Father s Day năm nay gia đình chị dự định đi nghỉ ở đâu. Chị chưa kịp trả lời em thì đường dây bên kia có người gọi đến, chị xin lỗi tạm "hold" và khi nói chuyện lại với em thì máy đã cúp. Có lẽ em vội đi đâu, chờ lâu không được. Em có biết ai gọi chị hôm qua
Tôi có hai người bạn: Khang và Dũng. Tôi biết Khang vào một ngày mùa Hạ trong chương trình Chiều Vui Đại Học tại Sàigòn. Lúc đó Khang đang là sinh viên Luật khoa. Hiền hoà và ít nói, Khang thỉnh thoảng đến nhà tôi. Thường chúng tôi gặp nhau ở quán cóc. Cái thuở tuổi xanh còn nhiều ước vọng. Khang nói sau nầy nhất định
Vào dịp lễ giáng sinh, khoảng 5 giờ chiều trời đã tối, tôi và đứa cháu gái xếp hàng trong chợ bán thực phẩm chờ trả tiền. Chợ đông nghẹt, hai bà cháu tôi đứng cuối nên hơn nửa tiếng mới thanh toán xong. Cháu đẩy xe đi trước, tôi đi sau, bỗng có tiếng gọi: - Bác ơi, cho con hỏi một chút được không" Ngoảnh nhìn lại phía sau
Nước Mỹ nơi mang đến cho những người nhập cư một khái niệm "Tự Do" đầy nhân bản, cũng là nơi có quá nhiều thử thách trước nhu cầu "hội nhập", một yếu tố quyết định để xây dựng cuộc sống mới trên Xứ Cờ Hoa. Người Việt mình không nằm ngoài quy luật ấy. Tôi đã nghe ai đó nói... Nước Mỹ tựa như một lò luyện, nó có thể nấu chảy
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Từ Little Saigon lâu nay vẫn có những chuyến xe bus đón khách đi "Tour Casino." Trước đây, xe đón tại khu chợ ABC và chợ Bến Thành, trên đường Bolsa. Nay thì hàng ngày ở ngã ba đường Bishop và Moran, thuộc thành phố Westminster. Xe này cũng rước các người đi Casino (đánh bạc) từ Los Angeles đa số là đồng bào người Việt
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Cali đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con Khi phổ biến hai câu thơ trên, chắc người ta chỉ có ý rằng (") Cali là đất tốt để dừng chân, sinh sống, lập nghiệp. Không nơi nào trên đất Mỹ có khí hậu dễ chịu như ở Cali, rất thích hợp cho người lớn tuổi. Hơn thế nữa, Cali còn có những khu thương mại được mệnh danh là Saigon Nhỏ
Đang lang thang "ngắm tủ kính" trong khu Phước Lộc Thọ như một người "Di Tản Buồn", Linh giật bắn người khi bị một người vỗ mạnh vào vai. Linh quay lại nhìn với khuôn mặt đằng đằng sát khí thì nhìn thấy ngay một khuôn mặt nham nhở vừa cười vừa nói: - Chị Linh! Nhớ em hông" Hoàng nè! Hoàng hồi xưa ở bên Baton Rouge
Nhạc sĩ Cung Tiến