Hôm nay,  

Cười Chúm Chím Chút Chơi

19/03/200900:00:00(Xem: 149225)

Cười Chúm Chím Chút Chơi

Tác giả: Ngọc Khuê
Bài số 2564-16208641- vb531909

Tựa đề duyên dáng và cả bài viết dùng toàn từ ngữ bắt đầu bằng chữ “c”. Bài được chuyển đến bằng email với lời ghi chú “Riêng tặng một người ở CA”. Mong tác giả tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc và sơ lược tiểu sử.

***
Cali có chuyện chưa chuyền cho công chúng. Chuyện chị chàng chính chuyên: "Chị Châu chín Chiêu."
Chị Châu chưa chẳn... chín chục. Chị có chồng, có con, có cháu, có chắt, chiu (chưa có chút chít)
Chị có chức cô, chức cụ, chức cố, chức cao.
Chồng chinh chiến. Chị, cái cò, chiếc chong chóng, chị cầm cự, cam chịu cơ cực, chua chát chờ chồng, chở che chắn cho con, cho cháu. Cám cảnh cùng cực, chị chắt chiu, cần cù, chẳng chì chiết chi các con, các cháu. Chàng chẳng cầu cứu, chị cũng cung cấp các cái cần cho chồng.
Cuộc chiến cáo chung. Chồng chị còn, chưa can chi!
Chừ, chị cạnh chồng, cạnh con, cạnh các cháu...
Chị chín chắn, chăm chỉ, chuyên chìu chuộng, chăm chút cho chồng, cho con, cho cháu chắt... Chị còn chăm các con chó, chim chóc, cây cối.


Chớ cười chị. Chỉ chẳng chăm chú cho chính chị. Chị chẳng chải chuốt, chẳng chần chừ, chẳng chậm chạp, chẳng chanh chua.
Con cháu chê chị, chị cóc cần, chị chẳng cau có, chưa chi chị chỉ chúm chím cười. Chúng châm chọc chị, chị chưởi cho chúng, cảnh cáo chúng, cấm chúng chớ châm chích chị.
Chồng chị chẳng chỗ chê! Chừ chồng chị chuyên chăm chút chuyện công. Cậu chẳng cay cú, cộc cằn, chẳng chim chuột, chỉ chơi cờ, chơi chim chóc, chơi cá, chơi cảnh, chẳng chán chê, chăm chút các chuồng chim, chậu cảnh, câu cá. Chiều chiều, chim chóc chim chíp, cậu chúm chím cười.
Chừ chị Châu chẳng còn cơ cực. Chồng chị có của cải, chẳng cần chi cậy cục, cầu cạnh các con, cháu... Chị cũng "cầm cương" chồng. Chị có "ca cẩm" chi, cậu chỉ cười cười.
Các con chị Châu chuộng chơi chữ, chọc chị "Chị Châu chín chiêu" (chỉ chính chị). Chúng cắm cúi, chuyên chăm chú công chuyện computer, chẳng chịu chơi, chẳng "chảnh" "cowboy". Công của chị chẳng công cóc!
Các chú, các cô, các cụ chớ cười chuyện chị Châu.

Ngọc Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,040,635
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Nhạc sĩ Cung Tiến