Hôm nay,  

Cười Chúm Chím Chút Chơi

19/03/200900:00:00(Xem: 149284)

Cười Chúm Chím Chút Chơi

Tác giả: Ngọc Khuê
Bài số 2564-16208641- vb531909

Tựa đề duyên dáng và cả bài viết dùng toàn từ ngữ bắt đầu bằng chữ “c”. Bài được chuyển đến bằng email với lời ghi chú “Riêng tặng một người ở CA”. Mong tác giả tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc và sơ lược tiểu sử.

***
Cali có chuyện chưa chuyền cho công chúng. Chuyện chị chàng chính chuyên: "Chị Châu chín Chiêu."
Chị Châu chưa chẳn... chín chục. Chị có chồng, có con, có cháu, có chắt, chiu (chưa có chút chít)
Chị có chức cô, chức cụ, chức cố, chức cao.
Chồng chinh chiến. Chị, cái cò, chiếc chong chóng, chị cầm cự, cam chịu cơ cực, chua chát chờ chồng, chở che chắn cho con, cho cháu. Cám cảnh cùng cực, chị chắt chiu, cần cù, chẳng chì chiết chi các con, các cháu. Chàng chẳng cầu cứu, chị cũng cung cấp các cái cần cho chồng.
Cuộc chiến cáo chung. Chồng chị còn, chưa can chi!
Chừ, chị cạnh chồng, cạnh con, cạnh các cháu...
Chị chín chắn, chăm chỉ, chuyên chìu chuộng, chăm chút cho chồng, cho con, cho cháu chắt... Chị còn chăm các con chó, chim chóc, cây cối.


Chớ cười chị. Chỉ chẳng chăm chú cho chính chị. Chị chẳng chải chuốt, chẳng chần chừ, chẳng chậm chạp, chẳng chanh chua.
Con cháu chê chị, chị cóc cần, chị chẳng cau có, chưa chi chị chỉ chúm chím cười. Chúng châm chọc chị, chị chưởi cho chúng, cảnh cáo chúng, cấm chúng chớ châm chích chị.
Chồng chị chẳng chỗ chê! Chừ chồng chị chuyên chăm chút chuyện công. Cậu chẳng cay cú, cộc cằn, chẳng chim chuột, chỉ chơi cờ, chơi chim chóc, chơi cá, chơi cảnh, chẳng chán chê, chăm chút các chuồng chim, chậu cảnh, câu cá. Chiều chiều, chim chóc chim chíp, cậu chúm chím cười.
Chừ chị Châu chẳng còn cơ cực. Chồng chị có của cải, chẳng cần chi cậy cục, cầu cạnh các con, cháu... Chị cũng "cầm cương" chồng. Chị có "ca cẩm" chi, cậu chỉ cười cười.
Các con chị Châu chuộng chơi chữ, chọc chị "Chị Châu chín chiêu" (chỉ chính chị). Chúng cắm cúi, chuyên chăm chú công chuyện computer, chẳng chịu chơi, chẳng "chảnh" "cowboy". Công của chị chẳng công cóc!
Các chú, các cô, các cụ chớ cười chuyện chị Châu.

Ngọc Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,590,374
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là
Hòa làm chủ tiệm nail này đã gần bảy năm với lượng khách hàng rất đều đặn, và thu nhập khá dồi dào. Gia đình nàng đến Mỹ trong đợt HO đầu tiên, thấm thoát đã mười sáu năm. Hướng, chồng Hòa, là cựu sĩ quan không quân. Sau ngày miền Nam đổi chủ, anh phải đi "cải tạo" hết sáu năm. Khi được thả, vợ chồng và hai đứa con nhỏ
Mỗi năm cứ đến cuối hè, những người từng theo dõi giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đều nao nức chờ đợi đến ngày công bố danh sách những người trúng giải. Từ danh sách này, từng nhóm quen biết nhau sẽ "hồ hởi phấn khởi" bàn cãi và phỏng đoán xem ai sẽ chiếm giải nhất, giải đặc biệt v.v và v.v Đã sáu lần từ ngày giải
Chị Hạ-Giao là chị bà con của tôi. Từ khi kết quả siêu âm cho biết chị đang có một bé trai và một bé gái trong bụng, tin vui này bùng ra trong đại gia đình tôi chẳng khác pháo bông tưng bừng xẹt nở trên nền trời nhân ngày quốc khánh. Tính chung cả hai bên họ nội ngoại, nếu cách đây mười mấy năm tôi là đứa bé đầu tiên của
Nhạc sĩ Cung Tiến