Hôm nay,  

Lão Smith Và Đàn Chim Cu Đất

28/02/200900:00:00(Xem: 130537)

Lão Smith và Đàn Chim Cu Đất

Tác giả: Tô Vũ
Bài số 2545-16208622 vb722809

Tác giả, theo bài viết, là cư dân Honolulu, khu c'ánh trái phía tây, sát bên cạnh Trân châu cảng (Pearl Harbor) trong đảo Oahu của quần đảo Hạ uy di. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong tác giả tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

***
Tôi không biết lão Smith dọn đến cái xóm này từ bao giờ, và cũng không biết lão từ đâu dọn đến và ở đây đã bao lâu" Chỉ biết lão sống có một mình, không vợ không con, không người thân thích. Thậm chí cũng chẳng có lấy một con mèo hay con chó trong nhà để bầu bạn!
Cái ngày mà vợ chồng tôi dọn đến căn phòng kế bên gã, khi chúng tôi đang loay hoay với đống thùng cạc tông đựng nồi niêu soong chảo thì thấy gã hé cửa dòm ra. Chừng thấy tôi chào gã, gã đành miễn cưỡng gật đầu chào lại. Chỉ một lần đó thôi, một lần bất đắc dĩ ấy rồi chẳng bao giờ tôi có dịp để chào hỏi gã và hàn huyên một vài câu làm quen tạo tình lối xóm. Một đôi khi tôi cũng có ý tìm một vài cơ hội nào đó để gặp gã vì gã là hàng xóm duy nhất ở sát cạnh phòng chúng tôi, nhưng tôi chẳng mấy khi được dịp vì gã ít khi đi ra ngoài.
Khu chung cư chúng tôi mới dọn đến hơn nửa năm nay đặc biệt dành riêng cho người cao niên có cái tên khá dễ thương là: "Westloch Elderly village". Làng cao niên Westloch, (tên mà chúng tôi vẫn gọi khi có bạn bè hỏi thăm) nơi chúng tôi cư ngụ toạ lạc bên cánh trái phiá tây thành phố Honolulu và sát bên cạnh Trân châu cảng (Pearl Harbor) trong đảo Oahu của quần đảo Hạ uy di.
Cảnh trí chung cư thật thơ mộng, cây cối mát mẻ, những hàng dừa cao vút xen kẽ với hàng cây còng hoa tím nhạt cùng những luống hoa chạy dài vòng quanh cư xá tạo nên một bức tranh ấm cúng khá đẹp mắt. Nhất là những dãy chung cư tân tạo nhưng theo kiểu mẫu loại nhà nghĩ mát (bungalow) nằm dấu mình dưới những hàng cây rợp bóng làm cho tôi khi mới đến đã phải thốt lên với nhà tôi: quá đẹp mình ơi!..Và nhất là chim...thôi thì đủ loại thông thường như cu đất đến chích chòe, sáo sậu, se sẻ. Đặc biệt thì cardinal, hoàng oanh và một số lớn chim địa phương rất đẹp mà chúng tôi không biết tên. Sáng đến chúng đánh thức cả cư xá bằng đủ tiếng hót. Có những tiếng chim hót nghe thoảng như tiếng người vậy. Đặc biệt có một đám chim cứ mỗi sáng khi vợ chồng chúng tôi được chúng đánh thức dậy lúc hừng đông, nằm im nghe từng con hỏi nhau, tôi phì cười nói khẽ với vợ tôi. Mình có nghe nó nói gì không" Vợ tôi không trả lời bà chờ tôi tiếp. Đó đó, có nghe con chim nó hỏi rõ ràng:
"dậy chưa"".
Một con khác đáp lại với một giọng còn ngái ngủ:
"mấy giờ""
Cứ:- dậy chưa"
rồi lại mấy giờ"
Mà chúng hỏi cả buổi làm mấy ngày đầu tiên khi mới dọn đến chúng tôi có dịp cười thích thú cả buổi sáng!
Căn phòng chúng tôi nằm sát cạnh căn của gã Smith. Phòng của gã đóng cửa im ỉm cả ngày, nhiều khi ở cạnh bên nói dại nhỡ gã đau ốm hay té ngã chết trong nhà mà mình là lối xóm kế bên cũng chả hề hay biết. Chờ đến khi mùi tử khí xông ra thì eo ôi đã muộn. Nghĩ tới đó tôi cũng đã thấy ơn ớn da gà!
 Lão Smith sống đơn độc như chiếc bóng, một bóng ma thui thủi vô ra một mình! Cả ngày tôi chẳng nghe thấy một tiếng động nào từ phòng của gã ngoại trừ mỗi buổi chiều trước giờ cơm họa hoằn lắm mới có vài tiếng chén bát loạt xoạt trong cái bếp nhỏ cạnh cửa ra vào của căn phòng gã.
Gã người dong dỏng cao, ốm nhách, mặt thì tái xanh như người mất máu kinh niên. Nhiều đêm gã khệnh khạng leo lên cầu thang một cách nhọc mệt thoáng qua chiếc cửa sổ phòng tôi như một bóng ma. Có lần tôi nhìn ra thấy gã mường tượng đến lão già giữ nghĩa địa bên kia đường xóm dưới. Tôi nói với nhà tôi ý nghĩ đó và mĩm cười lấy một mình.
Song có một điều dường như bất di bất dịch kể từ ngày chúng tôi dọn đến đây là cứ mỗi buổi chiều trời gần tắt nắng, tôi lại nghe tiếng khoá cửa lạch cạch bên căn phòng gã. Rồi gã xuất hiện với cái túi giấy nhỏ bên tay cùng cây ba tong lẵng lặng bước xuống cầu thang.  Nhưng khi thấy tôi mở cửa bước ra cùng lúc thì gã lại quay vào nhà làm như gã không muốn gặp mặt tôi. Vài lần như thế nên tôi đành bỏ hẳn cái ý định gặp gã và nghĩ rằng thằng cha này kênh kiệu hay kỳ thị người châu Á" Nhưng không phải vậy vì bà hang xóm đi xe lăn dưới lầu phòng tôi có lần nói chuyện đã cho tôi biết rằng với ai gã cũng làm như thế. Cũng nhờ mụ bép xép mà tôi được biết tên gã hàng xóm nhà tôi là Smith.
Chiều nào cũng vậy hễ trước khi mặt trời tắt nắng khoảng nửa tiếng đồng hồ là gã đã lẵng lặng ra đi. Ban đầu tôi cũng chẳng để ý gì cho lắm, nhưng vì phòng làm việc của tôi có cái cửa sổ sát cạnh đường gã đi qua. Dầu muốn dầu không tôi cũng phải thấy gã. Gã lầm lũi đi chả bao giờ ngó ngang ngó ngửa. Thảng hoặc gặp ai đi ngược lại gã thì gã miễn cưỡng kéo nhẹ cái mũ lưỡi trai màu cháo lòng nhàu nát của gã lên khẻ gật đầu chào. Cũng chẳng nghe lấy một tiếng 'hi'. Cái mới lạ!" Nhà tôi bảo thôi thì đừng tìm dịp gặp gã mần chi vì biết đâu tánh gã lạnh lùng. Cái lạnh lùng đến phát sợ! Gã đi ra ngoài cho đến khi trời tối hẵn gẵ mới khệnh khạng leo lên thang lầu nhưng tiếng dép cao su dưới chân gã không gây lấy một tiếng động. Làm như gã rón rén thì phải, chứ không đi tự nhiên như những người hàng xóm khác trong dãy lầu tôi ở. Cũng vì tánh gã khác lạ như vậy nên tôi mới chú ý đến gã nhiều hơn những người hàng xóm khác.


Một buổi chiều nọ khi tôi ra phố vừa về đang kiếm chỗ đậu xe bên khu đậu xe cạnh nhà thì gặp gã khệnh khạng đi ra tay cũng cầm cái bao giấy và nách thì kẹp chiếc ba toong. Tôi chưa xuống xe vội, chỉ tắt máy xe và ngồi đó tò mò xem gã đi đâu" Thật ra thì gã đâu có què quặt gì mà phải xách theo cái ba toong" Tôi nghĩ chắc gã chỉ cầm theo cho có lệ để làm ra vẻ ta đây đã già yếu và cũng để để phòng mấy con chó của mấy mụ hàng xóm lắm lời chiều chiều vẫn dắt chó ra ngõ trước cho nó ị hay cho chúng chạy nhảy chút đỉnh cho giãn gân giãn cốt.
Gã lầm lũi đi vòng theo mé hông khu xóm tôi ở đến một khoảng đất trống dưới tàng cây còng bên kia đường. Gã cẩn thận đặt cây ba toong xuống đất rồi ngồi bệt trên tảng đá cận gốc cây. Vài con cu đất bay là là đáp xuống gần chỗ gã ngôì song chúng cứ đi quanh quẩn phía sau lưng gã mà không dám đến gần.
Gã có vẻ như chờ đợi ai"
Một lát sau gã mở cái túi giấy cầm theo và rải ra trước mặt một nắm chip mà gã đã bóp nát sẵn, đúng lúc đó cả đàn chim cu đất mới bay ào tới. Hoá ra chúng đã đậu sẵn trên cây còng gần đó để chờ gã và khi thấy gã tung đám chip ra là chúng sà xuống tới tấp. Nét mặt gã chợt vui hẳn lên, gã nói lảm nhảm với đàn chim đang tranh nhau mổ chip như nói với đám con của mình. Tôi ở bên kia đường lắng nghe tiếng được tiếng mất, dường như gã đang lâù bầu với lũ chim hơn là nói chuyện với chúng. Lũ chim mổ hết đám chip thì trời cũng đã chạng vạng tối. Chúng vội vã bay lên cây bỏ gã ngồi một mình với cái bao giấy trống cùng chiếc ba toong cố hữu. Gã ngồi đó thật lâu đến khi đèn đường bật sáng gã mới đứng giậy quờ quạng nhặt chiếc ba toong rồi rảo bước quay về. Chiều nào cũng vậy, cũng cái túi giấy cùng chiếc ba toong, cũng cái mũ lưỡi trai cháo lòng và đôi dép lẹt xẹt. Dường như gã không quên lấy một ngày nào ngoại trừ hôm đó trời mưa.
Vợ tôi ngồi bên ái ngại nhìn tôi chép miệng thở dài rằng tội nghiệp gã quá! Gã cô độc một mình, sống cô đơn quá và chỉ làm bạn với lũ chim trong mấy phút ngắn ngủi mỗi buổi chiều! Chờ cho gã đi khuất bên hông nhà và lên gác, vợ chồng tôi mới bước lên cầu thang vào nhà.
Sáng hôm sau khi đi bộ về tôi thấy ở cánh cửa nhà gã có ai gắn một mảnh giấy nhỏ trên chiếc cửa lưới. Ngay buổi chiều hôm ấy vợ chồng tôi không thấy gã ra đi như thường lệ. Hôm sau cũng vậy và cả đến ba ngày sau tôi mới biết rằng ở dưới văn phòng gửi giấy lên khuyên gã không nên cho chim chóc ở đây ăn vì chúng sinh sản quá nhiều trên đảo. Tôi trực nhớ đến vài tuần trước văn phòng cũng đã dán giấy báo trên nhà chung và các phòng giặt rằng đừng có cho chim chóc ăn "Don t feed the birds" và các nơi công cộng cùng các công viên trên đảo cũng có thông báo như vậy.
Gã Smith cấm phòng từ đó! Cũng không thấy gã đi ra ngoài.! Căn phòng của gã đã vắng lặng bây giờ càng im ắng đến rợn người! Dường như gã không có mặt trong nhà"! Mụ Beth dưới nhà lo lắng ra mặt khi gặp tôi và hỏi tôi có thấy gã không" Tôi trả lời cả mấy ngày nay tôi cũng không thấy gã. Tôi hỏi lại mụ Beth: "hay là gã đi ra ngoài mà không ai hay biết"" Mụ Beth nói rằng nếu chiều nay mà không thấy gã nữa thì sẽ thông báo với an ninh cư  xá (security guard).
Mà mụ Beth báo thật. Tối hôm đó an ninh văn phòng lên gõ cửa phòng gã. Cũng đến ba bốn phút sau mới nghe thấy tiếng động khẻ trong phòng.  Anh an ninh vốn dường như quen thuộc với tình huống của các người cao niên sống một mình nên không chờ đợi lâu bèn rút chìa khóa mang theo bên mình mở cưả phòng gã để vào. Mười phút sau tôi nghe tiếng xe chữa lửa tí te và xe cứu thương (ambulance) đến đậu ngay dưới khu nhà tôi ở. Lúc đó chúng tôi đang ăn cơm tối biết chuyện chẳng lành rồi vì thấy nhân viên cấp cứu mang xe đẩy vào căn phòng của gã. Không chờ đợi lâu, sau đó bốn nhân viên nhà thương và y tá cấp cứu đã đẩy gã ra trên chiếc băng ca trắng toát!
Chúng tôi dòm qua cửa sổ thấy mặt gã vẫn tái xanh như mọi khi, nhưng ngực còn thoi thóp thở. Một chiếc dép rớt dưới đất lúc nào chỉ còn một chiếc móc tòn teng bên chân phải. Tôi nhìn nhà tôi lo lắng và nghĩ đến đàn chim cu đất ngay! Tôi xây qua nói nhỏ với nhà tôi:
-Thôi đúng rồi!
Nhà tôi thắc mắc hỏi lại:
-Anh nói đúng là đúng cái chi"
Tôi im lặng không đáp.
Mầy ngày sau vẫn không thấy gã trở về nhà. Chúng tôi xuống dưới phòng mụ Beth thì được mụ cho biết rằng gã đã chết trong nhà thương ngay sau đêm hôm đó vì kiệt sức. Người ta tìm trong túi của gã có một mảnh giấy nhỏ chữ viết nguệch ngoạc phàn nàn với mọi người rằng:
"Đúng là tụi bây đã giết đám con tao bằng cách để cho chúng chết đói! Như vậy thì tao còn sống để làm chi đây" hở Trời!".
Tô Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,313,597
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nhạc sĩ Cung Tiến