Hôm nay,  

Xe Đụng... Tình Rơi

12/03/200900:00:00(Xem: 129603)

Xe Đụng... Tình Rơi                                     

Tác giả: Lưu Thái Dzo
Bài số 2556-16208633- vb531209

Tác giả tên thật Hoàng Huy Năng, sinh năm 1934, cựu sĩ quan VNCH và cựu tù chính trị, diện HO 5, định cư tại Houston từ 1992, hiện là Uỷ Viên Xã Hội Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Tập Thể ở Houston. Trước 1975, tại Việt Nam, ông đã cộng tác với nhiều báo quân đội và cho tới nay đã xuất bản 5 tập thơ và 1 tập truyện ngắn tại Hoa Kỳ. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ sáu của ông.

***
Tôi lái xe trên đại lộ Bellaire từ tây sang đông, tức từ hướng Highway 6 đến freeway 59 thuộc khu vực Tây Nam thành phố Houston, Texas. Chiếc Toyota Corolla màu xanh đậm đang đi với tốc độ 35 dặm một giờ. Ngoài tôi là tài xế, không có ai tháp tùng. Đại lộ Bellaire hai chiều. Mỗi chiều  ba lane, lane nào cũng có xe lưu thông, nhưng không nhiều đến nỗi phải nối đuôi nhau và thu hẹp khoảng cách. Xe tôi  đi trên lane trái,  sát lề đường rộng có thảm cỏ và hàng cây lớn. Hai lane bên tay phải của tôi đều có xe chạy. Lúc bấy giờ, đồng hồ trên tay tôi và trong xe  chỉ 3 giờ chiều. Nắng mùa hạ đã bớt gay gắt. Thỉnh thoảng có gió mát. Xe tôi đang ngon trớn và sắp đến một trong những ngã tư đèn xanh đỏ trên đại lộ. Bổng một tiếng "ầm" vang dội, đồng thời có  một sự va chạm cực mạnh từ phía sau, làm xe tôi "vọt" tới đâm vào "đít" chiếc xe phía trước, chỉ cách xe tôi khoảng 10 feet.  Quá bất ngờ và nhanh chóng, tôi chỉ kịp phản ứng bằng cách bẻ tay lái về bên trái để xe leo lên lề đường. Khi nửa thân xe đã ở trên lề đường thì máy tự động ngừng chạy. Tôi rời khỏi xe để xem xét sơ qua mức  hư hại của xe. Chiếc xe phía trước bị xe tôi đụng,  cũng ngừng lại. Tai nạn xảy ra, không gây tổn thất về "người", chỉ làm xe tôi hư hại nặng. Phía sau xe bị móp méo, nhăn nhúm với diện tích rộng lớn, và, có lẽ vì va chạm quá mạnh, nên máy xe hỏng, không còn vận hành được nữa.
Người tài xế chiếc xe chạy phía sau xe tôi, là một cô Mỹ  trắng,  trẻ đẹp, bộ dáng sinh viên, tuổi vào hàng con, cháu tôi. Nàng chạy đến chào và hỏi tôi:  "Are you OK "", rồi rít xin lỗi về tai nạn vừa xảy ra. Nàng còn cho biết là đã gọi Cảnh sát tới lập biên bản. Thời gian đợi chờ khá lâu. Do đó chúng tôi có dịp trò chuyện để làm quen. Gia đình tôi sinh sống tại một vùng mà cư dân đa số là Mễ và Mỹ đen. Mỹ trắng rất ít. Trong sinh hoạt cộng đồng tạp chủng, vì xã giao hoặc nhu cầu học hỏi văn hóa, ngôn ngữ, tôi vẫn liên lạc, giao thiệp với nhiều cư dân bản xứ, trong đó có vài  gia đình Mỹ trắng, nhưng thực sự chưa có một "nhân vật Mỹ trắng" nào được tôi chọn để "kết bạn tâm giao".  Tình cờ,  nhân vụ đụng xe, tôi gặp người nữ tài xế và nhận thấy nàng tỏ ra lịch sự,  lễ độ khi vội vàng chạy đến bắt chuyện với một người mà chắc chắn nàng chỉ biết đó là "Dân Á Đông" mà thôi. Nàng vui vẻ giới thiệu :
-My name is Yvone. While driving, I made a phone call. So the accident occurred. It s my fault...I am so sorry ...
Tôi ngắt lời Yvone và nói :
-Thank you for thinking of my health situation. I am filling very well.  Qua nhiều tháng, năm  sống ở Mỹ, tôi nhận thấy người ta coi chuyện đụng xe là chuyện  hết sức bình thường. Sau khi tai nạn xảy ra, dù với tổn thất như thế nào chăng nữa, những  người liên hệ thường "tỉnh bơ", bắt tay nhau trò chuyện vui vẻ, ít khi gây gỗ,  lời qua tiếng lại nơi hiện trường. Ai làm chủ nhân chiếc xe đều phải mua bảo hiểm. Do đó, khi xảy ra tai nạn, người ta "khoán trắng" cho hãng bảo hiểm.
Yvone mở bóp, lấy tất cả giấy tờ về xe của nàng, đưa cho tôi xem. Nhưng tôi chỉ ghi địa chỉ và số điện thoại cầm tay của nàng mà thôi.

***
Trong vụ đụng xe nói trên,  vì phần lỗi hoàn toàn thuộc về Yvone, nên chỉ mình nàng được Cảnh Sát "ưu ái" trao tặng "ticket" vi phạm giao thông. Sau khi về nhà, tôi phone hỏi nàng có theo học lớp "defensive driving" để được xóa ticket không. Nếu có thì sẽ học ở đâu và vào ngày, giờ nào. Yvone trả lời sẽ học,  nhưng chưa cho biết chương trình cụ thể. Nàng  vừa cười vừa nói qua phone: You đâu có bị "ticket". Chỉ có Me phải học thôi .
Yvone ghi danh học lớp "Defensive Driving" tại một trường tư trong khu thương mại khá lớn ở ngã tư đường Bellaire và Cook. Trường do một ông Mỹ đen điều hành, dạy bằng Anh ngữ,  hằng tuần, vào các ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư,  từ 7 đến 9 giờ tối. Mỗi khóa 6 tiếng đồng hồ, tức 3 đêm liên tiếp. Nếu học vào thứ bảy hoặc Chủ nhật thì "đi luôn một lèo" từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Theo yêu cầu của tôi, Yvone phone cho tôi biết nàng  chọn học ngày thường vào buổi tối,  dành ngày Chủ Nhật để đi Nhà Thờ Tin Lành.


Trong vụ đụng xe do Yvone gây ra, tôi không bị ticket, nhưng trước đó một tháng, tôi  cho xe chạy quá tốc độ tại một đường vắng ở Vùng Sugar Land và không may bị Cảnh Sát tuần tra bắt gặp, trao tặng một ticket. Tôi chưa có thì giờ học lớp "Xóa ticket". Do đó, nhân "Dịp may ngàn năm một thưở" do Người Đẹp Yvone  đem lại, tôi "hồ hởi, phấn khởi" ghi danh học cùng ngày giờ và trường của Yvone để được gặp nàng trong 6 tiếng đồng hồ vàng ngọc. Khi hỏi Yvone về ngày, giờ và địa điểm nàng dự trù học lớp "defensive driving", tôi chưa tiết lộ trường hợp "vi phạm giao thông" (over speed) của tôi một tháng trước đây. Điều nầy chắc đã làm Yvone ngạc nhiên không ít .
Ngày khai khóa, Yvone và tôi gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Tôi nói ngay lý do học là vì bị ticket kỳ trước. Sở dĩ chưa nói là cốt ý gây  một sự ngạc nhiên pha lẫn hứng thú cho cả hai người. Chúng tôi ngồi chung bàn và gần nhau. Giữa mấy chục học viên khác màu tóc, màu da, Yvone nổi bật như một kiến trúc bằng ánh sáng. Nàng duyên dáng với suối tóc vàng óng mượt chảy xuống đôi bờ vai thon nhỏ, cân đối, với nụ cười hồn nhiên, khoe hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Tôi cố vận dụng vốn liếng Anh Ngữ để "đấu hót" với Yvone trong giờ giải lao. Khóa học chỉ thu gọn trong ba trăm sáu mươi phút phù du. Do đó, tôi vội đổi chữ "Defensive" thành "offensive" nhằm "Đã, Đàm" chớp nhoáng. Về khóa học, tôi ngỏ lời với Yvone, giọng nửa đùa, nửa thật, rằng: bài thi test "a, bê, xê... khoanh", xin nàng cho tôi dễ dàng sao chép bài của nàng, đừng để bài quá xa hoặc che lấp bằng vật gì đó, khó trông thấy đáp số. Yvone mỉm cười chấp nhận ngay đề nghị của tôi. Tôi còn mạnh dạn nói: Yvone, You are very beautiful. I have a daughter who s age perhaps is more or less than yours. I consider you as my lovely daughter ... Yvone cười lớn tiếng và nói: Daddy, I am very glad to be your daughter. Nàng cho biết nàng là con gái duy nhất của một Mục Sư Tin Lành. Gia đình bố mẹ ở vùng Sugar Land. Nàng ngỏ ý mời tôi đến thăm bố mẹ nàng để hai gia đình kết thân và chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống, nhất là cuộc sống về tâm linh. Tôi nói là gia đình tôi Công Giáo, thường đi tham dự Thánh Lễ Chủ Nhật tại Giáo Xứ Ngôi Lời Nhập Thể là một trong bốn Giáo Xứ Việt Nam ở Houston. Tôi rất vui được quen thân với một gia đình Mỹ trắng và, tuy 2 Tôn Giáo có những điểm khác biệt về Tín Lý cũng như nghi thức phụng vụ,  nhưng đều thờ chung một Chúa.
Yvone và tôi mãn khóa "Defensive Driving". Tình thân thương giữa chúng tôi được xây dựng và triển nở tốt đẹp, trong sáng. Tôi cũng đã có dịp đến thăm gặp bố mẹ của Yvone. Bố nàng là Pastor một Nhà Thờ Tin Lành, hệ phái Methodist ở vùng South West Houston, không xa Giáo Xứ Công Giáo của tôi bao nhiêu. Trong tâm tình "con cái một Cha Chung" là Đức Giêsu Kitô (Tin Lành gọi là Jesus Christ), chúng tôi chia sẻ những cảm nghiệm cá nhân về nhiều mặt và rất tâm đầu ý hiệp. Chúng tôi còn có cơ hội thuận lợi để trao đổi, học hỏi về ngôn ngữ,  phong tục, tâp quán của hai Dân Tộc Việt   Mỹ. Tôi thường trêu chọc Yvone bằng cách gọi nàng là: "My English Teacher!". Mỗi lần như thế, nàng đến sát bên tôi,  hôn vào trán tôi và nói: "My Daddy and My Vietnamese Teacher also!"
Khóa học "Xóa ticket" trong 6 tiếng đồng hồ,  trôi qua. Tôi hân hoan nhận lãnh Chứng Chỉ Lớp Defensive Driving như một bảo vật. Tôi nâng niu và coi  nó như ngón tay thần xóa ticket vi phạm luật giao thông. Nhưng chắc chắn không xóa nổi nụ tình vừa chớm nở giữa tôi và Yvone. Nụ   tình   đó sẽ
lớn dần và triển nở để gia đình tôi có thêm những người bạn mới, tuy khác màu da, màu tóc, nhưng không khác tình yêu thương đùm bọc nhau nơi miền đất mà gia đình tôi đã chọn làm quê hương thứ hai .
Vụ đụng xe liên quan đến Yvone và tôi, được 2 hãng bảo hiểm Allstates (của Yvone) và Farmers (của tôi) cũng như luật sư lập hồ sơ giải quyết. Thủ tục giấy tờ kéo dài. Biên bản Cảnh Sát ghi rõ ràng phía Yvone có
lỗi 100% vì đụng vào phía sau xe tôi,  trong khi dòng xe chạy bình thường với tốc độ hợp pháp. Yvone, người gây ra tai nạn đã nhận lỗi và được ghi vào hồ sơ.  Thế mà nội vụ phải mất gần 2 năm trời mới giải quyết dứt điểm. Trong lúc đó, tôi phải thuê  xe để đi lại (vì xe của tôi đã hư hại 100 %, nằm chờ được bồi thường tiền để mua xe khác). Ngoài ra, tôi còn phải lui tới khai bổ túc "hồ sơ bệnh án" do tai nạn gây ra, phải khai 5 lần 7 lượt về trường hợp  đụng  xe, về hiện trường xe đụng, về tốc độ xe  đi v.v...Nội vụ gây phiền hà cho tôi không ít. Nhiều lúc tôi quá  chán nản, bực tức. Tuy nhiên, do vụ đụng xe, tôi đã "tìm được bạn" và "được làm bạn"  với Yvone và gia đình nàng, là điều đáng trân quý. Do đó, tôi  trở lại vui vẻ, yêu đời  và nảy ra ý định viết một chuyện về Nước Mỹ với tựa đề: "Xe đụng...Tình rơi".
 Tình rơi đó, tôi đã không do dự... hứng lấy trước khi được hãng bảo hiểm bồi thường tiền để mua sắm xe mới.
Lưu Thái Dzo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,929,446
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của   Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005,   "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Nhạc sĩ Cung Tiến