Hôm nay,  

Cái Nôi Cho Cu Bèn

19/03/200900:00:00(Xem: 215092)

Cái Nôi Cho Cu Bèn

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2563-16208640- vb531909

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Sau đây là bài mới của ông.

***
Mùa hè nào tôi cũng đi garage sale mua đủ loại vật dụng để xài. Đó là thú vui của tôi vào những tháng ngày hè ngắn ngủi và hiếm hoi ở tiểu bang ít nắng nhiều mưa này. Có những thứ mua về xài ngay, còn có những thứ tôi mua... cho chiến lược về lâu về dài! Một trong những thứ đó là cái nôi cho em bé mới sanh nằm.
Tôi nhớ không lầm thì tôi mua cái nôi này hồi năm hai ngàn lẻ hai thì phải, lúc vợ tôi mới qua được khoảng hai năm. Thì cũng như mọi cặp vợ chồng  khác, chúng tôi chuẩn bị cho đứa con đầu lòng ra đời. Phần chuẩn bị của tôi là mua cái nôi cho bé. Cái nôi tôi mua còn mới và rất đẹp. Em bé nằm vào thì trông đúng là như một thiên thần đang say giấc. Không biết sao cho tới giờ hai đứa tôi chưa có được cu tí hay thị mẹt nào! Vợ tôi lúc nào cũng có cái ước mơ chính đáng là có một baby. Riêng phần tôi vì "tuổi hạc đã cao", nên có baby là một chuyện làm tôi phải đắn đo và đầy suy tính. Thật ra về mặt thể chất vợ tôi không được khỏe mạnh như người ta, còn tôi thì không biết có phải do "kho đạn dược" không còn đầy đủ cho nên cho tới giờ cái nôi vẫn còn nằm trong kho.
Cách đây độ bốn năm, đứa em họ sinh được một bé trai, anh của cu Bèn bây giờ, hai vợ chồng tôi tình nguyện đem bé về chơi một ngày cho... đỡ ghiền. Rồi vì nó khóc quá và lại phải thay tã liền liền nên phải chở ngay về trả cho ba mẹ bé. Lần đó vì bé không ở đêm nên tôi vẫn chưa đem cái nôi ra cho bé nằm.
Gần đây mẹ của cu Bèn mới sanh bé hồi cuối tháng hai vừa rồi. Sau khi sanh xong chẳng may mẹ của cu bị biến chứng phải chở đi cấp cứu và phải nằm lại ở bệnh viện nên giao cu Bèn lại cho bà nội trông coi. Ba của cu thì phải túc trực ở bệnh viện để trông chừng vợ, còn bà nội thì đem bé về nhà để nuôi. Thật là một tình cảnh đáng thương! Ba của bé đặt tên bé là Benjamin, tôi gọi theo kiểu người Việt mình là cu Bèn cho tiện.


Cu Bèn sanh ra nặng được hơn bốn ounces, mặt mũi rất sáng sủa đẹp trai, có cái cằm nhọn nhọn như mẹ, hai bàn chân dài như cha và hai má lúm hai đồng tiền thật là dễ thương. Vợ tôi qua chăm sóc bé phụ cho bà nội và... mê bé ra mặt. Tôi bàn với vợ là thế nào cũng phải đem cu Bèn về nhà mình ngủ một đêm cho đã thèm. Vợ tôi ok liền cái rụp. Ngày thứ ba vợ tôi xuống ca nên tối thứ hai, hai đứa tôi lái xe sang rước cu Bèn về ngủ. Đã có điện thoại báo trước nên bên nhà chuẩn bị sẵn sàng sữa và tã cho bé. Trên đường lái xe về, nhìn vào kiếng chiếu hậu tôi thấy vợ tôi ôm bé vừa nói chuyện, vừa vỗ về bé. Tôi ít khi nào thấy vợ được vui và sung sướng như vậy.
Vô nhà xong vợ tôi chạy vào đặt cu Bèn lên giường, trở ra lấy túi đựng sữa, xách đựng tã rồi chạy vào thay tã cho cu vì y ta đã "làm một bọc" khi còn trên xe rồi! Tôi thì chạy vào kho kéo cái bao ny lông phủ cái nôi ra để lộ cái nôi vẫn còn mới như hồi mới mua về.
Tôi mang cái nôi vào phòng ngủ lau sơ lại và lót gối cho bé. Lâu rồi mới thấy lại cái nôi, thật là xinh xắn. Trên đầu nằm của bé có chùm đồ chơi màu sắc xanh đỏ cho bé vui mắt. Rồi có chỗ bấm cho đèn chớp chớp và có cả khúc nhạc "Chuông Vang Vang" (Jingle Bells) cho bé nghe nữa. Sau một lúc nằm chơi bé đòi bú và bắt đầu ngủ. Vợ tôi đặt bé vào nôi. Nhìn vợ đu đưa cái nôi để ru bé tôi thấy có con sao mà... khoái quá vậy"!
Nhờ có cu Bèn mà căn phòng ấm cúng và hạnh phúc hẳn lên. Hình ảnh bé nằm trong cái nôi sao mà đầy vẻ thiên thần! Nếu tôi không có sẵn cái nôi để cho cu Bèn nằm ngủ thì chắc chắn là vợ chồng tôi không hưởng trọn được cái hạnh phúc khi nhìn... con của người ta đang ngủ say sưa quá dễ thương.
Để "nói lên lòng tri ơn" của tôi đối với cái nôi đã đem lại những giờ phút âm cúng cho vợ chồng mình, tôi bèn ứng khẩu thành thơ rằng:
Nôi êm, bé ngủ, đẹp thay
Vợ chồng tao hạnh phúc là nhờ "mày" đó nôi!
Xin cảm ơn các bạn đã bỏ chút thì giờ theo dõi chuyện cái nôi của tôi.

Trương Tấn Thành, WA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,934,733
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến