Hôm nay,  

Mùa Xuân Và Bài Thơ Tặng Bé

31/03/200900:00:00(Xem: 275217)

Mùa Xuân và Bài Thơ Tặng Bé

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 2574-16208651- vb333109

Tác giả đã dự viết về nước Mỹ từ 2002 với nhiều bài viết  đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, đến Mỹ theo diện HO, từng sông ở Nam California và sau cùng chọn nơi định cư tại Greenville SC. Bài viết mới của ông là những cảm nhận về một buổi sáng mùa xuân hạnh phúc. Bài viết được tác giả ghi thêm: “Tặng Mimi và các bé Việt Nam sanh ở Mỹ.”

***

Bây giờ, mùa Xuân đã trở lại, mới tờ mờ sáng đã thấy phía Đông ửng hồng, mặt trời tuy đã lấp ló hiện ra nhưng hình như vẫn còn say với giấc ngủ mùa Đông nên vẫn chưa chịu ló ra hẳn nhưng sức sống hình như đãlàm vạn vật thay đổi.                                                                          
Những con chim sẻ không biết tránh mùa Đông ở đâu nay đã thấy xuất hiện ríu rít, hối hả gọi nhau đi tìm mồi, hết sà xuống chỗ này một chút lại vù bay lên đậu trên cây cổ thụ gần đo,  rồi lại ríu rít sà xuống chỗ khác để kiếm mồi.                                                                                                              
Chỉ có con chim chích chòe thì hình như thích đi một mình,bay đến chỗ này “nói” chích một tiếng rồi lại vụt bay đến chỗ kia” ca lên” chòe một tiếng rồi lại vụt bay mất tiêu.                                                                                
Thỉnh thoảng một vài con sáo từ đâu bay tới, xà  xuống đám cỏ xanh non vừa cúi xuống mổ vừa nháo nhác quay đi quay lại rồi lại vụt bay đi.   
Những “cô bạch tuyết “ uất kim cương (mà ở bên Mỹ này ta vẫn quen gọi là hoa tulip) qua giấc đông miên trong lòng đất lạnh đã vươn “vai” chỗi dậy mang theo những cánh hoa muôn màu sặc sỡ cùng nhau khoe sắc thắm đón mùa Xuân tới.                                                                                    
Cây đào trước nhà đã khoe những nụ hồng tươi thắm cùng nhau chào đón mùa Xuân trở lại nhưng những nụ hoa hồng của cây bông hồng gần đó vẫn còn e thẹn  chưa muốn hé nụ cười chào đón Xuân sang.                             
Những con ong mật hình như quên cảnh đất trời đang tưng bừng đón mùa Xuân mà vẫn bay từ bông này sang bông khác  cặm cụi hút nhụy hoa vừa mang về làm mật vừa làm hoa kết trái để mang lại đời sống cho con người và vạn vật.                                                                                               
Thế nhưng, những bụi hoa đỗ quyên(azalea) tuy đã bị tỉa cho bớt xum xuê cũng không  chịu  thua kém những cây bông bạn đã đón mùa Xuân tới bằng cách khoác cho mình những chiếc áo phủ đầy những nụ hoa màu hồng nho nhỏ tươi mát, chứ không chịu cảnh: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh  (Kiều)                                                                                    


Ai đó đã nói quả không sai rằng có khổ mới biết sự sung sướng, thật vậy bạn ơi,  bạn phải trải qua mùa Đông thì bạn mới khoan khoái ngắm cảnh tươi mát của đất trời mỗi  khi Xuân trở lại.                                              
Mùa Đông với những cơn gió lạnh buốt quất vào mặt, làm giá băng hai cái tai, với những cơn mưa xả xuống những làn nước buốt giá.                            
Có những ngày tuyết đổ tiếp theo là mặt trời ló ra sau đám mây xám đục  nhưng chỉ làm thời tiết càng lạnh hơn và phần thưởng đặc biệt mà thiên nhiên dành cho con người cơ cực vì phải đi kiếm sống trong khí  hậu lạnh giá: đó là mặt đường đóng băng trơn trượt khiến khi bạn lái xe, gập chỗ đóng băng là bạn tưởng như mình được khiêu vũ với tử thần và nếu không khéo thì Diêm Vương đã ấn vào tay bạn thơ mời xuống Âm Phủ để làm bạn với Ngài rồi vì có lẽ với phận sự được giao thì Ngài quả là người cô đơn nhất Âm Phủ.                                                                                        
Đấy là tôi mới nói về mùa Đông ở Greenville, South Carolina, nơi mà thỉnh thoảng mới có tuyết về mùa Đông trong một hay hai ngày thôi,  còn thường thì chỉ có lạnh và mưa buốt giá!
Thôi thì nhắc đến mùa Đông mà làm gì bạn nhỉ vì hiện tại đang là mùa Xuân cơ mà. Vậy thì thưa các bạn cảnh vật mà tôi thưa cùng quý bạn chỉ là ở chung quanh căn nhà nơi tôi hiện ngụ cư thôi chứ còn đi xa hơn một tí nữa, bạn sẽ phải dùng hai chữ  “kỳ tú”  hoặc ”gấm vóc” thì mới diễn tả được cảnh đẹp ở nơi cao nguyên này.  Chữ mà giáo sư Phan xuân Hòa đã đặt tên cho một cuốn sách mà ông đã viết cách đây hơn  45 nặm, về cảnh đẹp ở Việt Nam ta, cuốn “Non Sông Gấm Vóc,”  nếu tôi nhớ không lầm.
Ngắm cảnh đã thấy đủ, tôi trở vào nhà, mở PC và check mail thì anh bạn ở San Jose cho biết sẽ tổ chức lễ mừng sinh nhật cho bé gái 6 tuổi. Vội vàng tôi gởi email chúc mừng nhưng vẫn cảm thấy hình như thiêu thiếu một cái gì vừa nhìn lại đồng hồ thì thấy cũng đã đến giờ đi làm, tôi  kiểm tra lại bữa cơm nhẹ mang theo và khởi hành.                                                     
Trên đường tới hãng, chợt một ý thơ thoáng hiện trong ý tưởng, v ội vã tôi bám lấy, ý này liên tục đến ý kia.                                                                
Thế nhưng những cảnh đẹp hai bên đường cứ làm cho ý thơ bị đứt quãng hoài, khi thì một cây bông trắng xóa hiện ra trên nền trời xanh thẳm, khi thì một bụi mai vàng ẩn trong đám lá xanh, khi thì một cây bông lá đỏ rực rỡ lúc thì lại thoáng thấy xuất hiện những cây như những cây phượng vỹ ở Việt Nam ta, thế nhưng, cây lại cho ra những chùm hoa màu tím làm “tím” cả vùng không gian gần đó.      
Hồi còn sinh tiền, ông thân sinh của tôi mỗi khi  đi dạo, cứ thấy cây bông này là ông cụ thích thú vô cùng.  Cụ cứ tấm tắc tán tụng vẻ đẹp quý phái của “nàng” (vì không biết tên của cây bông này là gì,cụ đã tự đặt tên cho câylà cây “phượng tím”)   nên luôn luôn buột miệng kêu lên: ”Cây phượng tím, con coi kìa,  có phải nó đẹp không thua gì cây phượng vỹ ở Việt Nam mình không”.
Tới nơi nhận bàn giao công việc xong, mọi việc đã đâu vào đấy, tiếng máy chạy rầm rì, tiếng chuông báo mỗi khi một cuộn gòn được cắt. Thỉnh thoảng lại có người  chạy tới hỏi cứ làm ngắt quãng ý thơ đang dào dạt mà tôi cố nhẩm cho thuộc nhưng khi được rảnh tay trở lại, tôi trở lại  đoạn thơ trước thì lại quên mất đoạn sau.                                                                      
Thấy không ổn và để khỏi quên, tôi vội vàng kiếm mảnh giấy ghi vội bài thơ tặng cháu:

Năm nay, em 6  tuổi
Bố, Mẹ thương em nhiều
Mẹ em vẫn thường dạy:
“Công cha như  núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước
trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ Hiếu
mới là đạo con”
Công Cha em đền đáp
Nghĩa Mẹ em nào quên
Tuy em là người Mỹ
Nhưng gốc là Việt Nam
Em vẫn hằng trân trọng
Những gì rất “Việt Nam”
Do tổ tiên truyền lại
Vì em là Việt Nam
Mãi mãi là Việt Nam

Đến lúc tan sở, chạy vội về, tôi mở PC, tâm hồn hân hoan gởi bài thơ cho anh bạn để kịp mừng sinh nhật cháu. Thế là đủ vui rồi.
 
Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,500,094
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến