Hôm nay,  

Tháng Tư...

01/04/200900:00:00(Xem: 844143)

Tháng Tư...

Tác giả: Phan 
Bài số 2575-16208652- vb440109

Thàng Tư thêm một lần trở lại. Mời đọc một đoản văn nhiều chất thơ và tâm sự lưu vong của Phan, một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007.

***
 Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Tư lá mới, Lễ Phục Sinh, thời tiết như tuổi trưởng thành - đẹp và đầy sức sống. Tháng Tư như sự khởi đầu của vũ trụ sau giấc ngủ đông. Thân cây già cỗi, khắc khoải qua mùa giá rét đã sinh ra chồi non trong thế giới tuần hoàn; chú bé co ro trong áo ấm thật dầy, đón xe bus học trò ngoài ngã tư đường lất phất sương đông - như lớn hẳn lên với nắng Tháng Tư - trong cái T shirt chói chang màu Texas; và con sóc con năm ngoái còn lẽo đẽo theo mẹ đến lề đường học luật giao thông, học cách qua đường sao cho đừng hoá kiếp! Chú sóc con Tháng Tư qua đường vừa ngoái lại mùa đông đã xa... hạt giẻ nuôi chú lớn chỉ còn có vỏ trong hốc cây; người mẹ già nhìn theo đứa con háo hức lên đường. - Giấc mộng đời vừa rụng khỏi thân cây, mái ấm gia đình... chú sóc con mang theo lời chúc lành của mẹ đi vào cõi mông lung.
Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Những đám mây soi mình dưới ao cạn làm chùn chân chú bé tính xuống chơi. Tôi ngước lên trời quê tôi với tiếng thét gầm của máy bay phản lực F5 đang truy đuổi máy bay Mig 21 cố xâm nhập vùng trời Sài Gòn. Chiến tranh đã về tới vùng trời bình yên cuối cùng ở quê tôi. Trận chiến trên không làm cho người lớn hoang mang; người ít nói nhất như Phật Bà Quan Âm cũng loảng xoảng trên ban thờ... rồi rơi xuống đất, niềm tin đã lung lay! Mẹ tôi lo sắp xếp những bao bồng bột cho từng đứa con - mỗi đứa 2 bộ đồ, tờ giấy Khai sanh và Tờ khai gia đình (dĩ nhiên là bản sao). Mỗi đứa được cột vào cổ một sợi chỉ đỏ để Phật Bà Quan Âm luôn sát bên mình mà che chở cho những đứa con ham chơi của mẹ. Mẹ tôi, còn có mỗi âu lo. Lo mấy đứa nhỏ rồi đây thất lạc; mấy đứa lớn ngoài trận... không biết có nhớ ngậm Phật Bà vô miệng lúc xung phong!
Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Chú sóc con đã qua được bên kia đường; đang tán gái. Cô bé sóc làm điệu suốt mùa đông trong hang đã quên lời mẹ dặn - thấy trai như lân thấy pháo. Chú bé tôi ném hòn sỏi xuống ao cho sóng loang đi những đám mây tạo ảo giác ao sâu, nhưng chân không bước xuống làn nước xuân mát rượi vì trên đầu tiếng gầm rú của phản lực cơ hấp dẫn hơn! Hai chiếc F chui vào những đám mây đen... mất dấu! Rồi đột nhiên lao ra khoảng da trời xanh trong với uy vũ của tốc độ chóng mặt; chiếc Mig quặt né vụng về nhưng  F ta hình như quá trớn; phải lượn một vòng thật rộng mới quay lại được để chơi tiếp trò chơi mèo vờn chuột.


Dưới đất, bạn bè tôi đã dang đôi tay bé con, chân chạy, đôi môi gầm rú... văng nước miếng lên tận mũi, tận mắt để rượt nhau - đứa nào cũng dành làm F để truy kích Mig. Thằng Đeo - con ông Chín Cấm, mới đạp đinh hai, ba hôm, chân còn xưng tù vù. Nó cò cò theo bạn, cũng dang tay làm máy bay Đầm Già đi thả trái châu, cho F thấy đường... bắn chết cha Việt cộng.
 Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Những đám mây cổ tích không che chở nổi bầu trời tự do. Quê tôi từ đó không còn những cánh chim sắt mang tự hào dân tộc; chở ước mơ trẻ con bay tới tương lai. Chúng tôi qua tuổi bay bằng tay vào những giấc mơ Đại bàng. Chúng tôi bỏ xứ ra đi như con sóc con mới qua đường lúc nãy. Dòng sống cuốn trôi đi những giấc mơ thiên thần, thời gian xoá tan đi những bể dâu thời cuộc. Ký ức Tháng Tư chỉ còn như giấc mơ ban ngày.
Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Chú sóc con ngồi nhìn những đám mây cổ tích, nhớ về hốc cây, những hạt giẻ no tròn từ trên cây hạt giẻ không rụng thẳng vào hang! Chú trở về con đường mà lần đó chú đã băng qua-một mình. Bên kia đường không cò là thế giới tuổi thơ. Tôi trở về nhà tôi cũng không còn là quê hương tôi nữa! Mây Tháng Tư trên trời mang bóng dáng mẹ tôi đang ngơ ngác tìm đàn con thất lạc. Tiếng gầm rú không xé toạc không gian như Tháng Tư cổ tích mà như tiếng kêu oan của những linh hồn mất nước chơi vơi...
Tháng Tư lá mới, Lễ Phục Sinh, thời tiết như tuổi trưởng thành - đẹp và đầy sức sống... đã chết theo dòng lịch sử lưu vong từ Tháng Tư năm ấy! Những Tháng Tư trôi theo dòng người hối hả khắp hành tinh. Tháng Tư dừng lại với cái chết của Đức Thánh Cha John Paul II - niềm tin cuối cùng của hoà bình thế giới đã ra đi ngày 02 Tháng Tư , năm 2005. Tháng Tư chỉ còn lại bầu trời nhiều mây và những cơn mưa bất chợt; những hốc cây thì thầm với gió đã bao đời sinh vật nhỏ bé, dễ thương, đến rồi đi. Mây Tháng Tư bay qua bầu trời mang trí tưởng trẻ con; mang hình hài quê cũ khi con không còn trẻ nên mãi mãi... Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,313,597
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Nhạc sĩ Cung Tiến