Hôm nay,  

Người Chị Hoa Kỳ

21/04/200900:00:00(Xem: 115636)

Người Chị Hoa Kỳ

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2593-16208670- vb342109

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên “Bà Mẹ Hoa Kỳ”. Bài mới của ông là phần tiếp theo câu chuyện gia đình của Bà Mẹ Hoa Kỳ.

***

Tôi nghĩ rằng đã viết về Bà Mẹ Hoa Kỳ của mình thì cũng phải viết về người chị Hoa Kỳ của mình.
Chị tên là Lorriane, tên một địa danh của Pháp được quân đội Hoa Kỳ giải thoát khỏi sự chiếm đóng của quân Đức Quốc Xã hồi thế chiến. Ba má Alice đã đặt tên cho chị để ghi nhớ ngày đó. Chị sanh cùng tháng và năm với tôi và chúng tôi thường được má Alice tổ chức sinh nhật chung một ngày "cho tiện" như má vẫn nói. Tôi được má Alice, với sự đồng ý của chồng là ông Will, cho về ở chung khi tôi còn đi học ở đại học. Hai cụ có một trai ở xa và Lorriane cũng không ở chung với ông bà. Tôi được biết ông bà khi đến làm vườn cho ông bà vào mùa hè để kiếm thêm tiền tiêu xài. Bà thương tôi như là con trong nhà. Lorriane thì ở mãi xa mỗi tuần về thăm ba má một lần.
Lorriane người cao dong dỏng rất vui vẻ và hoạt bát. Lorriane cũng có tật hút thuốc liên tục như ba má mình. Chị đang làm trong một trung tâm cải huấn và mua được căn nhà đẹp mà giá lại rẻ. Chị thường nói về căn nhà của mình và đưa cho tôi xem những tấm hình chụp hoa kiểng chung quanh nhà. Bạn trai của chị là một anh cựu thương binh có vẻ ngang tàng khí phách rất được cụ Will thích. Chị rất nhanh nhẹn và rất khỏe. Có lần tôi nghe má Alice kể là Lorriane có đi học Thái Cực Đạo hồi còn nhỏ. Gương mặt của chị hơi hóp, gò má nhô cao. Chị đeo kiếng cận, tóc uốn quăn ngắn kiểu xưa. Chị luôn mặc quần jeans. Tuy chị làm nhân viên an ninh trong một trại giam nhưng chị không hề bị ảnh hưởng xấu bởi môi trường mình làm việc. Chị ăn nói tuy có bộc trực nhưng lúc nào cũng giữ đúng phép lịch sự khi xã giao. Vì má Alice bị sưng chân, đi lại khó khăn phải nhờ vào khung chống, mọi việc trong nhà kể cả việc nấu nướng đều do cụ Will. Mỗi lần Lorriane xuống chị nấu ăn, dọn giường, đem quần áo của má ra giặt, hút bụi trong phòng. Nấu nước pha ra nước ấm để ngâm thuốc cho hai chân bị sưng lỡ của má. Xong rồi chị gội đầu cho má, pha cà phê rồi cùng mẹ ngồi vào bàn vừa hút thuốc vừa trò chuyện vui vẻ. Thường mỗi Noel chị xuống ăn Noel với ba má mình và những lần đó có tôi. Cả nhà chị tuy là người Mỹ nhưng lại tin vào thuốc Tàu. Má thường hốt thuốc của một ông thầy Tàu trên mé Seattle. Chị cũng nói là chị vẫn dùng và thấy thuốc Tàu hiệu nghiệm và ít bị phản ứng bất lợi cho sức khỏe hơn là thuốc Tây.


Lorriane kêu tôi bằng tên "Tom" như má và không hề có gì khó chịu khi biết tôi về ở chung nhà với ba má mình. Chị trò chuyện và luôn nói đùa với tôi vui vẻ. Ngày sinh nhật và Noel chị đều có quà cho tôi. Chị thường nói lời cảm ơn tôi đã về ở chung với ba má mình trong cảnh già yếu của hai cụ. Tôi thấy lời chị cảm ơn quá khách sáo vì chính tôi là người mang ơn mới phải. Tôi ít thấy có người con gái nào lại lo lắng cho mẹ chu đáo như vậy. Má Alice cho tôi biết là cụ Will rất thương Lorriane vì sự hiếu thảo của chị. Chị thường chở cụ Will đi hớt tóc hay mua sắm lặt vặt. Má Alice luôn tự  hào về đứa con gái cưng của mình. Má nói:
- Má dạy cho các con của má biết tự lập ngay từ hồi còn nhỏ cho nên giờ đứa nào cũng nên người.
Cực nhất cho chị là hồi má bắt đầu nằm gần như liệt giường. Má ăn uống khó khăn, hay nóng nảy và hờn dỗi. Có nhiều lúc má thức dậy nửa đêm cũng gọi phone cho chị, lúc đó, chị đang ngủ. Rồi cuối tuần chị phải lo tắm gội và thay quần áo, đổ bô cho mẹ mình rồi mới lái xe về. Trong cơn mê lẫn, má thường gọi chị luôn ngày cả vào những lúc nữa đêm. Cuối cùng rồi má đã ra đi. Ngày chôn cất má tôi về thăm gia đình nên không dự. Bây giờ chị chỉ còn lại cha mình. Trong thời gian này tôi ra trường và chờ vợ tôi qua. Nhờ may mắn tôi có được việc làm nên tôi chạy vay mua được nhà. Tôi mua căn nhà cách xa nhà má Alice không xa.
Sau khi má chết, chị đưa cụ Will về ở với mình để dễ bề chăm sóc và quyết định bán căn nhà. Vừa mới có việc làm cho nên tôi không có tiền để mua sắm đồ dùng trong nhà, biết vậy chị liền nói với tôi:
- Nhà mình sắp bán rồi. Tom có cần gì cứ nói cho mình biết nhe.
Tôi xin hai cái tủ đựng quần áo trong phòng của má và mớ cuốc xẻng ngoài kho để sau này có mà làm vườn. Chị lấy xe truck của cụ Will chở thẳng đến nhà tôi. Khi tôi dời về nhà mình thì cụ Will lên ở với chị, còn căn nhà thì để bảng For Sale. Trong các kỷ vật thời gian tôi sống trong gia đình có tấm hình đóng khung của chị không mang kiếng cận và tươi cười.
Chị Lorriane ơi,
Từ ngày qua sống ở xứ này Tom chưa bao giờ thấy được một người con hiếu thảo như chị. Chị có nết giống như một người con gái Á đông, hiếu thảo hết lòng lo cho cha mẹ của mình. Ngoài ra chị còn có một tấm lòng rộng lượng và vị tha. Đối với một người khác chủng tộc và xa lạ như Tom mà chị không hề có cử chỉ thái độ gì làm cho Tom thấy mình bị xem là kẻ dư thừa, chịu ơn trong gia đình. Chị đối xử Tom như một người anh em với tất cả lòng quí trọng. Tuy hiện nay Tom không liên lạc được với chị nhưng xin chị biết cho rằng chị thật sự là một người thân của Tom ở xứ sở này. Chị là một người không đồng chủng với Tom nhưng tấm lòng của chị thật còn hơn một số người cùng màu da với Tom nhưng đã ngược đãi đồng bào mình đến tận độ. Tấm chân tình của chị là biểu hiện cho một yếu tố to lớn nhật và cần thiết nhất mà cuộc đời này đang thiếu, đó là yếu tố Tình Thương. Chỉ có Tình Thương mới đem con người ta lại gần nhau và để sống chung không cần có cùng xuất xứ, màu da.
Chị Lorriane, xin chị biết cho là ở trong tấm lòng tri ơn của Tom lúc nào chị cũng luôn hiện diện.

Trương Tấn Thành, WA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,287,605
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Nhạc sĩ Cung Tiến