Hôm nay,  

Người Chị Hoa Kỳ

21/04/200900:00:00(Xem: 115537)

Người Chị Hoa Kỳ

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2593-16208670- vb342109

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên “Bà Mẹ Hoa Kỳ”. Bài mới của ông là phần tiếp theo câu chuyện gia đình của Bà Mẹ Hoa Kỳ.

***

Tôi nghĩ rằng đã viết về Bà Mẹ Hoa Kỳ của mình thì cũng phải viết về người chị Hoa Kỳ của mình.
Chị tên là Lorriane, tên một địa danh của Pháp được quân đội Hoa Kỳ giải thoát khỏi sự chiếm đóng của quân Đức Quốc Xã hồi thế chiến. Ba má Alice đã đặt tên cho chị để ghi nhớ ngày đó. Chị sanh cùng tháng và năm với tôi và chúng tôi thường được má Alice tổ chức sinh nhật chung một ngày "cho tiện" như má vẫn nói. Tôi được má Alice, với sự đồng ý của chồng là ông Will, cho về ở chung khi tôi còn đi học ở đại học. Hai cụ có một trai ở xa và Lorriane cũng không ở chung với ông bà. Tôi được biết ông bà khi đến làm vườn cho ông bà vào mùa hè để kiếm thêm tiền tiêu xài. Bà thương tôi như là con trong nhà. Lorriane thì ở mãi xa mỗi tuần về thăm ba má một lần.
Lorriane người cao dong dỏng rất vui vẻ và hoạt bát. Lorriane cũng có tật hút thuốc liên tục như ba má mình. Chị đang làm trong một trung tâm cải huấn và mua được căn nhà đẹp mà giá lại rẻ. Chị thường nói về căn nhà của mình và đưa cho tôi xem những tấm hình chụp hoa kiểng chung quanh nhà. Bạn trai của chị là một anh cựu thương binh có vẻ ngang tàng khí phách rất được cụ Will thích. Chị rất nhanh nhẹn và rất khỏe. Có lần tôi nghe má Alice kể là Lorriane có đi học Thái Cực Đạo hồi còn nhỏ. Gương mặt của chị hơi hóp, gò má nhô cao. Chị đeo kiếng cận, tóc uốn quăn ngắn kiểu xưa. Chị luôn mặc quần jeans. Tuy chị làm nhân viên an ninh trong một trại giam nhưng chị không hề bị ảnh hưởng xấu bởi môi trường mình làm việc. Chị ăn nói tuy có bộc trực nhưng lúc nào cũng giữ đúng phép lịch sự khi xã giao. Vì má Alice bị sưng chân, đi lại khó khăn phải nhờ vào khung chống, mọi việc trong nhà kể cả việc nấu nướng đều do cụ Will. Mỗi lần Lorriane xuống chị nấu ăn, dọn giường, đem quần áo của má ra giặt, hút bụi trong phòng. Nấu nước pha ra nước ấm để ngâm thuốc cho hai chân bị sưng lỡ của má. Xong rồi chị gội đầu cho má, pha cà phê rồi cùng mẹ ngồi vào bàn vừa hút thuốc vừa trò chuyện vui vẻ. Thường mỗi Noel chị xuống ăn Noel với ba má mình và những lần đó có tôi. Cả nhà chị tuy là người Mỹ nhưng lại tin vào thuốc Tàu. Má thường hốt thuốc của một ông thầy Tàu trên mé Seattle. Chị cũng nói là chị vẫn dùng và thấy thuốc Tàu hiệu nghiệm và ít bị phản ứng bất lợi cho sức khỏe hơn là thuốc Tây.


Lorriane kêu tôi bằng tên "Tom" như má và không hề có gì khó chịu khi biết tôi về ở chung nhà với ba má mình. Chị trò chuyện và luôn nói đùa với tôi vui vẻ. Ngày sinh nhật và Noel chị đều có quà cho tôi. Chị thường nói lời cảm ơn tôi đã về ở chung với ba má mình trong cảnh già yếu của hai cụ. Tôi thấy lời chị cảm ơn quá khách sáo vì chính tôi là người mang ơn mới phải. Tôi ít thấy có người con gái nào lại lo lắng cho mẹ chu đáo như vậy. Má Alice cho tôi biết là cụ Will rất thương Lorriane vì sự hiếu thảo của chị. Chị thường chở cụ Will đi hớt tóc hay mua sắm lặt vặt. Má Alice luôn tự  hào về đứa con gái cưng của mình. Má nói:
- Má dạy cho các con của má biết tự lập ngay từ hồi còn nhỏ cho nên giờ đứa nào cũng nên người.
Cực nhất cho chị là hồi má bắt đầu nằm gần như liệt giường. Má ăn uống khó khăn, hay nóng nảy và hờn dỗi. Có nhiều lúc má thức dậy nửa đêm cũng gọi phone cho chị, lúc đó, chị đang ngủ. Rồi cuối tuần chị phải lo tắm gội và thay quần áo, đổ bô cho mẹ mình rồi mới lái xe về. Trong cơn mê lẫn, má thường gọi chị luôn ngày cả vào những lúc nữa đêm. Cuối cùng rồi má đã ra đi. Ngày chôn cất má tôi về thăm gia đình nên không dự. Bây giờ chị chỉ còn lại cha mình. Trong thời gian này tôi ra trường và chờ vợ tôi qua. Nhờ may mắn tôi có được việc làm nên tôi chạy vay mua được nhà. Tôi mua căn nhà cách xa nhà má Alice không xa.
Sau khi má chết, chị đưa cụ Will về ở với mình để dễ bề chăm sóc và quyết định bán căn nhà. Vừa mới có việc làm cho nên tôi không có tiền để mua sắm đồ dùng trong nhà, biết vậy chị liền nói với tôi:
- Nhà mình sắp bán rồi. Tom có cần gì cứ nói cho mình biết nhe.
Tôi xin hai cái tủ đựng quần áo trong phòng của má và mớ cuốc xẻng ngoài kho để sau này có mà làm vườn. Chị lấy xe truck của cụ Will chở thẳng đến nhà tôi. Khi tôi dời về nhà mình thì cụ Will lên ở với chị, còn căn nhà thì để bảng For Sale. Trong các kỷ vật thời gian tôi sống trong gia đình có tấm hình đóng khung của chị không mang kiếng cận và tươi cười.
Chị Lorriane ơi,
Từ ngày qua sống ở xứ này Tom chưa bao giờ thấy được một người con hiếu thảo như chị. Chị có nết giống như một người con gái Á đông, hiếu thảo hết lòng lo cho cha mẹ của mình. Ngoài ra chị còn có một tấm lòng rộng lượng và vị tha. Đối với một người khác chủng tộc và xa lạ như Tom mà chị không hề có cử chỉ thái độ gì làm cho Tom thấy mình bị xem là kẻ dư thừa, chịu ơn trong gia đình. Chị đối xử Tom như một người anh em với tất cả lòng quí trọng. Tuy hiện nay Tom không liên lạc được với chị nhưng xin chị biết cho rằng chị thật sự là một người thân của Tom ở xứ sở này. Chị là một người không đồng chủng với Tom nhưng tấm lòng của chị thật còn hơn một số người cùng màu da với Tom nhưng đã ngược đãi đồng bào mình đến tận độ. Tấm chân tình của chị là biểu hiện cho một yếu tố to lớn nhật và cần thiết nhất mà cuộc đời này đang thiếu, đó là yếu tố Tình Thương. Chỉ có Tình Thương mới đem con người ta lại gần nhau và để sống chung không cần có cùng xuất xứ, màu da.
Chị Lorriane, xin chị biết cho là ở trong tấm lòng tri ơn của Tom lúc nào chị cũng luôn hiện diện.

Trương Tấn Thành, WA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,995,218
Tác giả là chủ nhiệm sáng lập Việt Báo, giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Tân Mão 2011. Nhân ngày Halloween, lần đầu được phổ biến trong Viết Về Nước Mỹ online.
Thứ Tư 31 tháng Mười, sẽ là Halloween 2012. Trước ngày vui với ma quỉ, mời đọc chuyện ThaiNC gặp ma. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm 2000, nhận giải danh dự và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. 
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, thêm giải Việt Bút 2009, ông đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có tại các tạp chí văn chương trên internet như Da Màu, Tiền Vệ.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. Bài mới của cô là chuyện kể nhân mùa Halloween.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện đặc biệt cho mùa Halloween đang tới.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết, bà cho biết “Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn… 62 tuổi.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài mới nhất của tác giả viết về bà Mẹ.
Với một loạt truyện tự sự khác thường về đề tài đồng tính và sức mạnh gia đình, Lê Thị đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả, 35 tuổi, cho biết đã đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” hiện hoạt động trong ngành thiết kế thời trang tại New York và Chicago. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tựa đề trên đây không phải cho một, mà là hai bài riêng biệt, của cùng một tác giả. Ông dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Nhạc sĩ Cung Tiến