Hôm nay,  

Phát Giải Thưởng Và Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ 2009

08/07/200900:00:00(Xem: 18046)

18 Tác Giả Sẽ Nhận Giải Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ 9:<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

- Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2009 -cùng lúc với giải Bé Viết Văn Việt của thiếu nhi Việt Báo- sẽ khai diễn chiều Chủ Nhật 16 tháng Tám 2009, tại Little <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Saigon.

 

*

 

Khởi sự tháng Năm 2000, giải thưởng Viết Về Nước Mỹ hiện là năm thứ chín, với tổng số 2,555 bài viết đã được được tuyển chọn và phổ biến hàng ngày, liên tục trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo Online. Riêng trong năm thứ chín, có 305 bài viết đã được biên tập và phổ biến.

Hàng năm, các giải thưởng Viết Về Nước Mỹ được quyết định bởi một  Ban Tuyển Chọn Chung Kết, có sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà báo độc lập. Trưởng Ban Tuyển Chọn trong các năm ø từ 2000 tới 2003,  là nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh; Kế tiếp, từ 2004 tới nay là nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, và từ 2008,  có thêm sự tham gia của các tác giả kỳ cựu từng nhận giải thưởng. 

Sau đây là danh sách Ban tuyển chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2008:

1. Nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban.

2. Trương Ngọc Bảo Xuân, tác giả đã nhận giải Chung Kết năm 2001.

3. Nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm sáng lập Việt Báo.

4. Hoà Bình Lê, Tông quản trị hệ thống Việt Báo.

5. Phạm Quyến, giám đốc xuất bản.

6. Bồ Tùng Ma. tác giả đã nhận giải Việt Bút 2008.

Theo kết quả phiên họp ngày 25 tháng Sáu của Hội Đồng Tuyển Chọn Chung Kết,  có 18 tác giả  đã được bình chọn cho các giải thưởng trị giá 35,000 mỹ kim, gồm tiền mặt và tặng phẩm. Sau đây là danh sách:

 

* Mười (10) Giải Đặc Biệt

 

1. Nguyễn Kim Dục, với bài viế t “H.O. Năm Điều Ba Chuyện”. Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990. Bài viết là tự truyện và kinh nghiệm của một gia đình H.O. tại Mỹ.

2. Huyên Chương Quý, bài Tình Người.  Tác giả là cư dân quận Cam, làm nghề kẻ bảng hiệu. Bài viết kể về một thời từng lỡ bước thành người homless tại San Francisco, với nhiều kinh nghiệm quý và chi tiết sống thực.

3. Lê Hoàng Bá Diệp, với bài viết "Chuyện Thằng Bin Con Bush". Tác giả là cư dân Nam California. Bài viết là chuyện một cháu trai chậm phát triển đã làm được nhiều "thành tích" ngoài cả ước mơ của gia đình, nhờ những trợ giúp đặc biệt của nhà trường và xã hội Mỹ, tới mức người trong gia đình đùa vui gọi Bin là "con Bush."

 

4. Tịnh Tâm, với bài viết “Tôi Đi Học”. Tác giả là cư dân Little Saigon. Bài viết là tự truyện của bà mẹ mới sang Mỹ đoàn tụ, được con gái đưa đi học.

 

5.  Nguyên Thi, với bài viết “Học Một Sàng Khôn”. Tác giả, cư dân San Jose, là một facilitator cho những buổi học thảo nói về Hệ Thống Học Đường tại California, kể về kinh nghiệm học tập trên đất Mỹ.

 

6. Phương Điền Nguyễn, với bài “Cô Thắm Qua Cầu... Golden Gate”. Tác giả là một nhà báo Việt ngữ tại Atlanta. Bài viết kể chuyện một nàng dâu Việt hội nhập với gia đình chồng và nếp sống Mỹ

 

7. Hoàng Trần, với bài “Tôi hết bịnh tiểu đường”. Tác giả hiện là nhân viên bưu điện tại Minnesota. Bài viết là một tự truyện linh hoạt, hữu ích về bệnh tiểu đường loại hai.

 

8. Lưu Thái Dzo, với bài viết “Tổ Ấm Đa Chủng”.  Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, diện HO 5, định cư tại Houstontừ 1992.  Bài viết kể về một gia đình Việt hạnh phúc trong khu xóm hợp chủng.

 

9. Nguyễn Thảo Lương, với bài “American Dream”. Tác giả là cư dân West Covina, CA. Bài viết là tự truyện của một nữ y sĩ tốt nghiệp ở Việt Nam, mới cùng chồng sang Mỹ, sinh con, quyết định tiếp tục theo đuổi việc học thi International Board Doctor để lấy bằng tương đương.

 

10. Võ Trang, với bài “Xuân Này Nhớ Xuân Xưa.” Tác giả là cư dân ở San Diego; Nghề nghiệp: Kỹ Sư Điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ. Bài viết kể lại những kỷ niệm đau thương từ ngày Tết Mậu Thân, 1968.

 

 

* Bẩy (7) Tác Giả Vào Chung Kết:

 

1. Nguyễn Thị Yến, với bài “Levina”. Tác giả là cư dân Sacramentovà đang dạy Việt ngữ tại hai trường CaliforniaStateUniversity, SacramentoCosumnesRiverCollege, Sacramento, tiểu bang California. Bài viết là chuyện một cô gái có mẹ Việt bố Mỹ gốc Phi Châu chết trận ở Việt Namvào tháng Tư 1975, học tiếng mẹ đẻ để sẽ về Việt Namtìm mộ bố.

 

2, Hoàng Thy, với bài “Me, Khổ Qua và Đường Mòn Oregon”.  Tác giả sinh năm 1990, vừa cùng bố mẹ và em trai định cư tại Mỹ năm 2007, theo diện gia đình đoàn tụ do ông ngoại  là HO bảo lãnh,  hiện đang học lớp 12 tại Portland, Oregon. Bài viết cho thấy ý chí và hiểu biết của lớp con cháu thế hệ thứ ba của những cựu tù nhân chính trị khi định cư tại Mỹ.

 

3. Lại Quốc Hùng, với bài “Chiều Xăng Phăng Miên Man”. Tác giả là một nhà giáo, nhạc sĩ, hiện sống và làm việc tại Sacramento, thủ phủ Cali. Bài viết là tâm sự của một cử tri gốc Việt một mình ngồi góc phố San Franciscomiên man nghĩ ngợi, sau tin Obama thắng cử...

 

 

4. Khôi An, với bài “Tình Nghĩa, Nghĩa Tình”. Tác giả hiện là cư dân Bắc California, kỹ sư điện tử tại Intel Cooperation. Bài viết là tự truyện, kể về  một chuyến tầu vượt biển bị hải tặc săn đuổi và vào lúc cùng quẫn hết chạy nổi thì thấy lá cờ Mỹ... 

 

5. DTKN, với bài viết “Bàn Tay Của Bora”. Tác giả 29 tuổi.  Bài viết là tâm sư một cô gái Việt “siêu lùn” tại Mỹ, vượt mọi mặc cảm, hoàn tất chương trình học, kết hôn và hạnh phúc.

 

6. Phạm Hoàng Chương, với bài viết “Xóm Hoang”. Tác giả ;là một nhà giáo hồi hưu, an cư tại Nam Cali,  dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu  và sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mô tả sống động một khu xóm hợp chủng trong cơn sốt địa ốc và suy thoái kinh tế tại Mỹ.

 

7.  Bảo Trân, với bài “Con Bé”. Tác giả, cư dân Pomona, CA., hiện là nhân viên Sở Xã Hội. Bài viết  kể về những diễn biến trong chính sách đặc biệt của sở xã hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu

 

Trong số 7 tác giả kể trên, sẽ gồm có:

 

- Một (1) giải chung kết tác giả tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với giải thưởng gồm 10,000 mỹ kim và tặng phẩm.

 

- Một (1) giải Vinh Danh Tác Phẩm Trong Năm, với giải thưởng 1,500 mỹ kim.

 

- Một (1) Giải Vinh Danh Tác Giả Trong Năm, với giải thưởng 1,500 mỹ kim.

 

- Và bốn (4) giải Danh Dự, mỗi giải gồm 500 mỹ kim và tặng phẩm.

 

 

* Một (1) Giải Việt Bút 2009

 

Ngoài danh sách kể trên, ban tuyển chọn cũng đã bình bầu một tác giả đặc biệt cho Giải Việt Bút 2009 với phần thưởng là 2,000 mỹ kim.  Đây là giải đặc biệt mới được thành lập từ 2007,  dành cho các tác giả kỳ cựu tự vượt được chính mình, khi có bài viết mới hay hơn những bài đã từng nhận giải thưởng. Người  nhận giải Việt Bút năm đầu tiên 2007 là tác giả Lê Tường Vi, Giải Việt Bút 2008 là tác giả Bồ Tùng Ma.  Dành tính tác giả giải Việt Bút năm nay cùng chi tiết về các giải thưởng khác sẽ được công bố trong buổi họp mặt phát giải thưởøng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2009 vào chiều Chủ Nhật 16 tháng 8, 2009.

 

Xin các tác giả Viết Về Nước Mỹ vui lòng xác nhận địa chỉ để nhận thiệp mời dự họp mặt. Liên lạc: Quyên Trần (714) 894-2500 hoặc email: [email protected].

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,968,408
Tác giả sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education (giáo dục nhi đồng) tại Chapman University
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết "Còn Đó Ngậm Ngùi."
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, từng nhận giải bán kết và giải Việt Bút, hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Tác phẩm đã xuất bản: “Chuyện Miền Thôn Dã.” Bài viết mới nhất của ông kể về tiệc họp mặt của bà con Kinh 5 tại Quân Cam năm nay (hình bên).
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thi đậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tại Virginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon. Bài viết sau đây kể về niềm vui an cư trong một mobile home park tại vùng thủ đô Việt tị nạn.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Ông là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu, nơi những ngày này đang là mùa nắng lửa.
Tác giả là một nhà báo quen biết, từng dự phần chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Với nhiều bài viết giá trị, Phan vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây là bài viết mới nhất của chàng.
Tác giả tên thật là Trần Phương Ngôn, cho biết ông đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm trước khi định cư tại Hoa Ky. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South California và cũng đang theo học ở trường Trident Technical college. Bài viết mới của Triều Phong kể về tình nghĩa giữa người Việt với Philippinnes sau trận bão HaiYan.
Tác giả là cư dân North Carolina, mới định cư tại Mỹ chưa đầy 3 năm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh một người đến Mỹ khi tuổi đã 60, thân mang bệnh tật, tự chọn cho mình cách sống theo kiểu một loài chim đầm lầy vùng sông Nile Ai Cập, là “làm vệ sinh răng miệng cho cá sấu”. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky. Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Bài viết mới là một tự sự nhân ngày Lễ Tạ Ơn đang tới.
Nhạc sĩ Cung Tiến