Hôm nay,  

Phát Giải Thưởng Và Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ 2009

08/07/200900:00:00(Xem: 18052)

18 Tác Giả Sẽ Nhận Giải Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ 9:<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

- Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2009 -cùng lúc với giải Bé Viết Văn Việt của thiếu nhi Việt Báo- sẽ khai diễn chiều Chủ Nhật 16 tháng Tám 2009, tại Little <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Saigon.

 

*

 

Khởi sự tháng Năm 2000, giải thưởng Viết Về Nước Mỹ hiện là năm thứ chín, với tổng số 2,555 bài viết đã được được tuyển chọn và phổ biến hàng ngày, liên tục trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo Online. Riêng trong năm thứ chín, có 305 bài viết đã được biên tập và phổ biến.

Hàng năm, các giải thưởng Viết Về Nước Mỹ được quyết định bởi một  Ban Tuyển Chọn Chung Kết, có sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà báo độc lập. Trưởng Ban Tuyển Chọn trong các năm ø từ 2000 tới 2003,  là nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh; Kế tiếp, từ 2004 tới nay là nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, và từ 2008,  có thêm sự tham gia của các tác giả kỳ cựu từng nhận giải thưởng. 

Sau đây là danh sách Ban tuyển chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2008:

1. Nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban.

2. Trương Ngọc Bảo Xuân, tác giả đã nhận giải Chung Kết năm 2001.

3. Nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm sáng lập Việt Báo.

4. Hoà Bình Lê, Tông quản trị hệ thống Việt Báo.

5. Phạm Quyến, giám đốc xuất bản.

6. Bồ Tùng Ma. tác giả đã nhận giải Việt Bút 2008.

Theo kết quả phiên họp ngày 25 tháng Sáu của Hội Đồng Tuyển Chọn Chung Kết,  có 18 tác giả  đã được bình chọn cho các giải thưởng trị giá 35,000 mỹ kim, gồm tiền mặt và tặng phẩm. Sau đây là danh sách:

 

* Mười (10) Giải Đặc Biệt

 

1. Nguyễn Kim Dục, với bài viế t “H.O. Năm Điều Ba Chuyện”. Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990. Bài viết là tự truyện và kinh nghiệm của một gia đình H.O. tại Mỹ.

2. Huyên Chương Quý, bài Tình Người.  Tác giả là cư dân quận Cam, làm nghề kẻ bảng hiệu. Bài viết kể về một thời từng lỡ bước thành người homless tại San Francisco, với nhiều kinh nghiệm quý và chi tiết sống thực.

3. Lê Hoàng Bá Diệp, với bài viết "Chuyện Thằng Bin Con Bush". Tác giả là cư dân Nam California. Bài viết là chuyện một cháu trai chậm phát triển đã làm được nhiều "thành tích" ngoài cả ước mơ của gia đình, nhờ những trợ giúp đặc biệt của nhà trường và xã hội Mỹ, tới mức người trong gia đình đùa vui gọi Bin là "con Bush."

 

4. Tịnh Tâm, với bài viết “Tôi Đi Học”. Tác giả là cư dân Little Saigon. Bài viết là tự truyện của bà mẹ mới sang Mỹ đoàn tụ, được con gái đưa đi học.

 

5.  Nguyên Thi, với bài viết “Học Một Sàng Khôn”. Tác giả, cư dân San Jose, là một facilitator cho những buổi học thảo nói về Hệ Thống Học Đường tại California, kể về kinh nghiệm học tập trên đất Mỹ.

 

6. Phương Điền Nguyễn, với bài “Cô Thắm Qua Cầu... Golden Gate”. Tác giả là một nhà báo Việt ngữ tại Atlanta. Bài viết kể chuyện một nàng dâu Việt hội nhập với gia đình chồng và nếp sống Mỹ

 

7. Hoàng Trần, với bài “Tôi hết bịnh tiểu đường”. Tác giả hiện là nhân viên bưu điện tại Minnesota. Bài viết là một tự truyện linh hoạt, hữu ích về bệnh tiểu đường loại hai.

 

8. Lưu Thái Dzo, với bài viết “Tổ Ấm Đa Chủng”.  Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, diện HO 5, định cư tại Houstontừ 1992.  Bài viết kể về một gia đình Việt hạnh phúc trong khu xóm hợp chủng.

 

9. Nguyễn Thảo Lương, với bài “American Dream”. Tác giả là cư dân West Covina, CA. Bài viết là tự truyện của một nữ y sĩ tốt nghiệp ở Việt Nam, mới cùng chồng sang Mỹ, sinh con, quyết định tiếp tục theo đuổi việc học thi International Board Doctor để lấy bằng tương đương.

 

10. Võ Trang, với bài “Xuân Này Nhớ Xuân Xưa.” Tác giả là cư dân ở San Diego; Nghề nghiệp: Kỹ Sư Điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ. Bài viết kể lại những kỷ niệm đau thương từ ngày Tết Mậu Thân, 1968.

 

 

* Bẩy (7) Tác Giả Vào Chung Kết:

 

1. Nguyễn Thị Yến, với bài “Levina”. Tác giả là cư dân Sacramentovà đang dạy Việt ngữ tại hai trường CaliforniaStateUniversity, SacramentoCosumnesRiverCollege, Sacramento, tiểu bang California. Bài viết là chuyện một cô gái có mẹ Việt bố Mỹ gốc Phi Châu chết trận ở Việt Namvào tháng Tư 1975, học tiếng mẹ đẻ để sẽ về Việt Namtìm mộ bố.

 

2, Hoàng Thy, với bài “Me, Khổ Qua và Đường Mòn Oregon”.  Tác giả sinh năm 1990, vừa cùng bố mẹ và em trai định cư tại Mỹ năm 2007, theo diện gia đình đoàn tụ do ông ngoại  là HO bảo lãnh,  hiện đang học lớp 12 tại Portland, Oregon. Bài viết cho thấy ý chí và hiểu biết của lớp con cháu thế hệ thứ ba của những cựu tù nhân chính trị khi định cư tại Mỹ.

 

3. Lại Quốc Hùng, với bài “Chiều Xăng Phăng Miên Man”. Tác giả là một nhà giáo, nhạc sĩ, hiện sống và làm việc tại Sacramento, thủ phủ Cali. Bài viết là tâm sự của một cử tri gốc Việt một mình ngồi góc phố San Franciscomiên man nghĩ ngợi, sau tin Obama thắng cử...

 

 

4. Khôi An, với bài “Tình Nghĩa, Nghĩa Tình”. Tác giả hiện là cư dân Bắc California, kỹ sư điện tử tại Intel Cooperation. Bài viết là tự truyện, kể về  một chuyến tầu vượt biển bị hải tặc săn đuổi và vào lúc cùng quẫn hết chạy nổi thì thấy lá cờ Mỹ... 

 

5. DTKN, với bài viết “Bàn Tay Của Bora”. Tác giả 29 tuổi.  Bài viết là tâm sư một cô gái Việt “siêu lùn” tại Mỹ, vượt mọi mặc cảm, hoàn tất chương trình học, kết hôn và hạnh phúc.

 

6. Phạm Hoàng Chương, với bài viết “Xóm Hoang”. Tác giả ;là một nhà giáo hồi hưu, an cư tại Nam Cali,  dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu  và sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mô tả sống động một khu xóm hợp chủng trong cơn sốt địa ốc và suy thoái kinh tế tại Mỹ.

 

7.  Bảo Trân, với bài “Con Bé”. Tác giả, cư dân Pomona, CA., hiện là nhân viên Sở Xã Hội. Bài viết  kể về những diễn biến trong chính sách đặc biệt của sở xã hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu

 

Trong số 7 tác giả kể trên, sẽ gồm có:

 

- Một (1) giải chung kết tác giả tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với giải thưởng gồm 10,000 mỹ kim và tặng phẩm.

 

- Một (1) giải Vinh Danh Tác Phẩm Trong Năm, với giải thưởng 1,500 mỹ kim.

 

- Một (1) Giải Vinh Danh Tác Giả Trong Năm, với giải thưởng 1,500 mỹ kim.

 

- Và bốn (4) giải Danh Dự, mỗi giải gồm 500 mỹ kim và tặng phẩm.

 

 

* Một (1) Giải Việt Bút 2009

 

Ngoài danh sách kể trên, ban tuyển chọn cũng đã bình bầu một tác giả đặc biệt cho Giải Việt Bút 2009 với phần thưởng là 2,000 mỹ kim.  Đây là giải đặc biệt mới được thành lập từ 2007,  dành cho các tác giả kỳ cựu tự vượt được chính mình, khi có bài viết mới hay hơn những bài đã từng nhận giải thưởng. Người  nhận giải Việt Bút năm đầu tiên 2007 là tác giả Lê Tường Vi, Giải Việt Bút 2008 là tác giả Bồ Tùng Ma.  Dành tính tác giả giải Việt Bút năm nay cùng chi tiết về các giải thưởng khác sẽ được công bố trong buổi họp mặt phát giải thưởøng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2009 vào chiều Chủ Nhật 16 tháng 8, 2009.

 

Xin các tác giả Viết Về Nước Mỹ vui lòng xác nhận địa chỉ để nhận thiệp mời dự họp mặt. Liên lạc: Quyên Trần (714) 894-2500 hoặc email: [email protected].

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,971,506
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System. &nbsp; Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của &nbsp; Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005, &nbsp; "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System. &nbsp; Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm. &nbsp; Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Nhạc sĩ Cung Tiến