Hôm nay,  

Hiền Mẫu

09/05/200900:00:00(Xem: 154129)

Hiền Mẫu

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Tác giả: Trân Nguyên

Bài số 2609-16208686- vb750909

 

Mother’s Day năm nay đặc biệt đúng vào ngày10 tháng 5, ngày mà trăm năm trước -năm 1908- ngày lễ dành cho Mẹ lần đầu tiên đã được tổ chức tại <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />West Virginia, do sự vận động của cô Anna Jarvis.  Sau đây là bài viết đặc biệt nhân ngày lễ Mẹ của Trân Nguyên, tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006.

 

***

Mẹ ngồi bệt xuống ghế đá ở một góc sân bệnh viện. Trời nóng quá, Mẹ đi hai chuyến xe bus để đến đây thăm con mang hoa đến cắm văn phòng của con. Con trai yêu của Mẹ, có nằm mơ cũng không thể ngờ, Mẹ tầm thường như vậy mà lại sinh được một người tài giỏi như Con: Bác sĩ chuyên khoa tim mạch hẳn hoi chớ chẳng phải chơi. Mẹ chỉ chợt nghĩ đến thôi đã thấy khí trời thoảng nhẹ, không còn oi bức nữa... Từ xa con đi lại, không phải chỉ mình con mà cả một y đoàn, và vô số sinh viên áo trắng vây quanh, họ vội vàng ghi ghi chép chép những điều con vừa nói ra. Tất nhiên, con không nhìn thấy Mẹ. Mẹ hiền hòa cười, nhìn theo bóng lưng con... thấy đã đủ mãn nguyện rồi.

Taykhư khư ôm chậu Thủy Trúc, Mẹ đã tần mần, tỉ mỉ cả đêm, đứng chờ con trước cửa phòng mạch. Tên con Mẹ đặt ngày xưa, giờ được người ta khắc trang trọng ở trước cửa phòng. Mãi trưa con mới về, nhìn thấy không biết con có mừng không mà bộ điệu hơi luống cuống: - Sao Mẹ không gọi Cell "  Mẹ cười hiền: - Mẹ chỉ mới đứng ở đây một lúc trông chỗ con làm, mẹ không muốn uổng phí thời giờ vàng ngọc của... các bác sĩ.

Anh kéo Mẹ bước vào, phòng mạch tươm tất, khang trang... Những mảnh văn bằng to lớn do một tay Mẹ đóng khung, trang hoàng, bày biện...

- Con xem có vừa ý chậu Thủy Trúc Mẹ làm không"

- Vâng thưa Mẹ có ạ, Mẹ lúc nào cũng thật là khéo tay! Cảm ơn Mẹ, nhưng lần sau, Mẹ cho cứ bảo con ghé lấy, khỏi nhọc công Mẹ đi lạ xa...xôi.

Mẹ nhìn con âu yếm:

- Đó chỉ là một tí việc nhỏ, Mẹ nào mà lại ngại ngần nhọc công với con bao giờ. Anh chưa làm cha mẹ, nên anh chưa hiểu (Mẹ ngọt ngào trách yêu).

Anh ôm vai Mẹ:  Con biết rồi Mẹ yêu...

Anh ôn tồn: Con không đủ thời gian đưa Mẹ ra ngoài dùng cơm. Cơm ở nhà thương thì e rằng Mẹ không nuốt nổi, con phải đi ăn đây, sáng nay bận rộn đến chưa kịp ăn sáng.

Mẹ cuống cuồng: Ấy chết, con đi ngay kẻo đói. Khỏi phải tiễn Mẹ. Mẹ già rồi, ăn uống bao nhiêu đâu mà con phải lo...Anh có chút tần ngần, nhưng rồi mở cửa:

- Vậy chào Mẹ, Mẹ cứ từ từ đi...

Nói rồi anh phóng vội ra cửa, có người bạn đồng nghiệp đang chờ. Mẹ quây quả ra về như lúc Mẹ đã đến. Mặt trời đã lên cao, Mẹ kéo vội chiếc nón cũ kĩ thấp xuống một chút, che gần nữa gương mặt nhăn nheo, một đời lam lũ của Mẹ. Cái nóng, cái nhễ nhại mồ hôi làm Mẹ già mắt đổ đom đóm. Không được... Mẹ phải ngồi xuống đây một lát, Mẹ không gì... chỉ hơi khó thở... Không cần kêu Bác sĩ...lo gì, con của Mẹ là Bác sĩ giỏi nhất ở đây kia mà... Mẹ ngọt ngào thoáng nghĩ. Anh... một lần nữa bước qua bóng lưng và... lại không nhìn thấy Mẹ. Mẹ thoáng nhớ ngày xưa khi anh còn nhỏ, đêm nào mẹ cũng thoa lưng ầu ơ, miệng con trẻ rất thơm mùi sữa, Mẹ cứ hoài điệp khúc: -  Mẹ thương con nhất đời của Mẹ. Con cũng bắt chước Mẹ bập bẹ:......Nhất đời của con. Mẹ con ôm nhau ngủ, giấc chiêm bao đẹp hơn bao giờ. Có một ngày lúc con lên sáu, Mẹ còn nhớ rất rõ, thằng con trai hay cười của Mẹ vừa sằn sặc, vừa nuốt thức ăn. Miếng thức ăn Mẹ vừa mới đút chẳng may rớt vào thanh quản. Con "Choke" đến tím tái. Mẹ ôm con phóng như lao về nhà thương nơi Mẹ đang làm việc. Ngày đó, Mẹ chỉ là cô y công quét dọn nơi này. Nơi mà... chính con đang làm việc bây giờ. Các y sĩ thương tình chị y công cần mẫn làm việc ngày đêm, ưu ái đón con vào cứu chữa. Chẳng mấy chốc... mở mắt thấy toàn áo trắng, con nhoẻn cười, Mẹ bật khóc khi giành lại được sự sống cho con. Con nói Mẹ sao giống hệt trong phim TARZAN, Mẹ bồng con... bay!!! Con đã vồ lấy tay Mẹ và nói: Mẹ đừng khóc cũng đừng sợ nữa. Ngày sau con sẽ là Bác sĩ, con sẽ luôn bên cạnh để bảo vệ Mẹ. Vậy mà... thời gian thấm thoát qua nhanh.

Con bây giờ áo blue thẳng tắp, dáng đi tự tin hiên ngang, lịch lãm và lại điển trai nữa. Mẹ len lén ngắm nhìn từ sau kiêu hãnh. Một nhóm nữ y tá từ đâu đi lại, họ cũng trầm trồ nhìn theo như Mẹ.

- Hoàng tử Bạch Mã của lòng tôi! Một cô ôm ngực thốt lên!

Cô kia hích cùi chỏ, hất hàm:

- Đừng có mà ham, người ta có "dzợ" rồi.

- Xí, ai nói với chị, hay chị cũng thương thầm nhớ trộm người ta không chừng.

Cô kia vội nghiêm mặt:

- Ai mà còn lạ gì, con rể của Bác sĩ trưởng khoa tim mạch H.Sardjono ở trên tầng 4. Chàng vừa tốt nghiệp xong, được Ba vợ đưa ngay về đây làm việc và thăng tiến.

Một cô tò mò:

- Coi bộ nói không thích người ta, mà sao rành quá vậy(")

Mà vợ chàng đẹp không" Cô nào cũng chăm chú chờ nghe.

- Hổng biết, nhưng má vợ thì đẹp lắm, sang trọng lắm. Lần nào vô đây bả cũng hãy diện dẫn đi khoe cùng hết. Ta nói... giới thiệu riết người ta rành mặt bả luôn. - Vậy còn má ruột" Một cô vụt miệng hỏi: - Chắc là đã chết rồi, chưa bao giờ gặp, cũng chẳng từng nghe ai nhắc tới.

Mẹ đánh thót nhớ lại...

Ban nãy lúc ở phòng con, có anh bạn dồng nghiệp ghé rủ con cùng đi ăn cơm, do vội vã hay sơ ý quá, à con quên mất giới thiệu Mẹ là ai với người bạn ấy. Nhưng không hề gì, con là người quan trọng, với trăm công ngàn việc lớn, những việc nhỏ như vậy làm sao con nhớ hết... Mà dầu con có giới thiệu hay không" Mẹ vẫn là Mẹ của con, Mẹ của một vị Bác sĩ thông minh, tài giỏi và được nhiều người kính phục, như vậy Mẹ đã mãn nguyện lắm rồi.

Nghĩ đến đây Mẹ bỗng dưng hốt hoảng: Mẹ phải rời khỏi nơi này ngay lập tức trước khi có thể có ai nhìn thấy Mẹ. Mẹ, quen rồi, một đời lẩn khuất, cho con chiếu rạng hào quang. Chỉ còn một đoạn đời rất ngắn nữa thôi, Mẹ phải cố gắng mà đi cho trọn, cho mau...

Mẹ đi mau đến nỗi xuýt  tông vào 2 cô y tá ban nãy

- Bà già này chắc đui rồi hả" Họ nhìn Mẹ càu nhàu. Mẹ lảo đảo, cũng may họ không nhận ra Mẹ, chỉ có mặt trời trên cao chiếu rạng trái tim hiền mẫu. Nhưng chẳng ai chung quanh Mẹ lúc đó hiểu rằng: khi yêu bằng một trái tim người thường tình yêu đó có khi làm đau đến một người khác. Nhưng khi yêu bằng trái tim một người Mẹ, tình yêu đó bất diệt, bất sở hữu và không đòi hỏi gì. Có điều trái tim của Mẹ thường giấu kín, ít để ai nhìn thấu. Và vì vậy người ta thường cho rằng: trái tim đó chỉ biết hy sinh mà không hề biết đến buồn đau.(")

            Trân Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,475,152
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt &nbsp; Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ &nbsp; là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam
Tháng Tư 1975, khi con cái lôi cha mẹ di tản, ông mới 45 tuổi, lòng còn lưu luyến cô bồ trẻ. Tháng Tư 2006, thành ông cụ goá 76 tuổi, cụ được con cái thu xếp cho về Việt Nam xem mặt vợ, một cô còn trẻ hơn cô bồ năm xưa. Đó là Chuyện Tháng Tư của Nguyễn Hữu Thời, một tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ
Tác giả, theo bài viết cho biết, có học vị tiến sĩ vật lý, tại Hungary, thuộc viện khoa học Việt Nam, nguyên trưởng phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân, từng đại diện VN ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử năng quốc tế (International Atomic Energy Agency) cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005, "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính” vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005- "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính”- vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Nhạc sĩ Cung Tiến