Hôm nay,  

Truyện Xưa: Mình Ơi, Mở Cửa!

20/08/200900:00:00(Xem: 251407)

Truyện Xưa: Mình Ơi, Mở Cửa!
 
Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 2704-16208775- vb582009

Tác giả đã dự viết về nước Mỹ từ 2002 với nhiều bài viết  đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, đến Mỹ theo diện HO, từng sông ở Nam California và sau cùng chọn nơi định cư tại Greenville SC. Tác giả cho biết bài viết ngắn sau đây của ông được gợi ý từ bài "Quên, Chỉ Một Phút Thôi của tác giả Karen N.Nguyên trên Vietbao on line ngày 12/08/09.

***
Vâng, truyện cổ Ả Rập Ngàn Lẻ Một Đêm kể rằng có một anh chàng bị lạc đường, trong lúc ẩn mình gần một trái núi, bỗng nghe tiếng rầm rập của đoàn người cưỡi ngựa từ đâu không rõ, chạy đến .                             
Khi tới gần quả núi, đoàn người và ngựa này ngừng lại và một người có lẽ là chỉ huy tiến lên phía trước và hô to lên: "Hạt đậu ơi! Mở cửa. Mở cửa" thì tự nhiên vách trái núi chạy qua một bên, đoàn này chạy vào trong rồi vách núi từ từ đóng lại như một cánh cửa trước con mắt tròn xoe của anh chàng bị lạc đường này.
Ngày nay, mỗi khi đi làm về, dù trời mưa hay nắng, bạn nhấn vào nút của cái remote là cánh garage từ từ kéo lên phía trên để đón con ngựa sắt chạy vào, chẳng cần phải đọc câu thần chú nào cả.                                                   
Tiếc thay, sau cái remote, kỹ thuật điện tử ngày nay chưa cho ta câu thần chú mở cửa.
Có hai lần tôi đã quên chìa khóa trong nhà. Lần đầu, may mắn làm sao lại được ông chủ  tịch  khu sub-division nơi tôi ở, chở tôi vào hãng để lấy chiếc chìa khóa của bà xã tôi vì trong khi bối rối lại thấy ông ta đang đứng xớ rớ nơi hàng hiên nhà, tôi bèn chạy qua ngỏ ý, thế là ông ta ô-kê cái rụp.          


Lần sau, kém may mắn hơn, lúc tôi đóng cái cửa hông, thông từ garage vào phòng khách, mới chợt nhớ ra tôi đã bỏ quên chìa khóa trong nhà mất rồi.Nhìn qua nhà ông chủ tịch khu sub-division như lần trước thì chẳng thấy ông ta đâu, tôi đành đi quanh quẩn trong garage để tôi tìm cách tôi cứu bồ tôi vậy.
Lấy cái ví ra coi lại cái thẻ tín dụng để tính nhét vào khe cửa nơi đầu cái ống khóa ăn vào cái khung cửa thì thấy ngày đáo hạn của cái thẻ còn hơi lâu .Tôi đành tặc lưỡi bỏ trở lại cái thẻ tín dụng vào ví rồi lại nhét cái ví vào cái túi sau và đi quanh quẩn trong garage để tìm cách khác.
Chợt tôi thấy cái hộp carton đựng TV cũ đang dựng đứng bên vách tường, tôi mở ra và mừng hết lớn vì trong đó có mấy miếng plastic mỏng cỡ cái thẻ tín dụng.
Thế là chỉ ít phút sau với cái kéo tôi đã có một miếng plastic đủ để nhét vào khe cửa nơi đầu cái ống khóa chạy qua khung cửa.    Thế là cánh cửa từ từ mở ra khi tôi nhẹ nhàn g xoay cái núm của ổ khóa.
Cho mãi tới bây giờ là đầu thế kỷ 21, kỹ thuật ra lệnh bằng tiếng nói hình như chỉ mới dùng trong phone tay mà thôi: khi ta muốn gọi ai thì chỉ     cần    xử dụng lối: "voice- activated dialing" là phone của người mà ta muốn nói chuyện reo vang liền. Có lẽ cái ông kỹ sư nào đó, người đã thiết kế lối "voice activated dialing", chưa trải qua cái "đoạn  trường quên chìa khóa" nên đã không nghĩ ra.                                                                                   
Nếu ông ta đã trải qua cái đoạn trường này, hẳn là tôi, cô Karen và biết bao nhiêu người khác nữa sẽ thành Ali của thế kỷ tân tiến này và chỉ cần hô to lên cái password thí dụ  như: “Mình ơi ! Mở cửa. Mở cửa." là cửa sẽ mở liền một khi, khỏi phải lúng túng chạy đôn chạy đáo khi  quên cái chìa khóa trong nhà mà mình thì ở ngoài.
Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,060,384
Cuộc cắm trại ở Yosemite mở lại ký ức của tôi về thời Trung Học mới lớn của thập niên tám mươi. Những cây cổ thụ và phong canh hoang dã
Nó đẹp trai gần tới cái tên đầy đủ của nó là: Trịnh Khôi Ngô. "Gần tới" nghĩa là còn cách độ mươi phân thì nó không thua người cao một cái đầu.
Mỗi lần tôi đến thăm Dì Năm; Dì cứ lặp đi lặp lại câu nói: " Cho tới bây giờ đã hơn ba mươi năm sống tại Mỹ mà ngồi nghĩ lại những ngày trước
Sau những gay go chật vật, cơm, áo, tiền ...; rồi cũng đến Seattle năm 1993 với danh nghĩa HO. (HO, (Humanitarian Operation)
Đầu tiên là bé gái Út lấy chồng. Lấy chồng thì phải theo chồng, bé Út khăn gói theo chồng về Florida. Sau đó đến em Ty lấy vợ
Tôi thích viết văn, làm thơ từ thuở còn bé xíu. Những bài thơ, câu chuyện tôi viết không mang màu sắc tươi vui của cuộc sống đẹp như trong mơ
Xuân đã đến rồi! Minnesota vừa mới lột đi được chiếc áo choàng trắng của nàng Tuyết và chuẩn bị mặc lên chiếc áo rực rỡ của nàng Xuân
Nếu con còn muốn sống với gia đình thì phải sửa đổi, học hành đàng hoàng. Dì nhất định không chấp nhận cảnh đi đi về về xem nhà như cái chợ của con
Hai năm gần đây, sắp tới tuổi về hưu, tôi bớt lo công việc đi bán bảo hiểm như gọi điện thoại cho bà con, để đến từng nhà họ
Về đâu" Đó là một câu hỏi trong mỗi một con người chúng ta. Nhất là những khi chúng ta gặp điều không may trong cuộc sống.
Nhạc sĩ Cung Tiến