Hôm nay,  

Mở Tiệm

14/06/200900:00:00(Xem: 261816)

Mở Tiệm

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 2642-16208719- v861409

Tác giả đã dự viết về nước Mỹ từ 2002 với nhiều bài viết  đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, đến Mỹ theo diện HO, từng sông ở Nam California và sau cùng chọn nơi định cư tại Greenville SC. Bài viết mới, theo lời tác giả, là chuyện  viết theo lòi kể lại của một ông bạn già, ngày xưa cùng học một trường nay tình cờ gặp lại sau hơn 33 năm vắng bóng.
***
Đang ngồi đọc sách, con gái tôi từ trong phòng khách chạy vào và nói ngay, không kịp để tôi có ý kiến:
- Bố vào trang web này, download cho con cái mẫu đơn để con xin mở tiệm nail nha. !                                                                                                         
Ngưng một giây, chừng như để tôi thấm ý, rồi tiếp, như sợ tôi ngăn cản ý định làm ăn đang sôi sục trong đầu :
- Đi làm công con chán quá rồi, bây giờ con muốn mở tiệm để tự mình điều hành, tự mình kiếm sống, bố à. Bố đừng cản con nghe, bố.
Tôi biết chuyện này rồi sẽ đến nhưng đâu có ngờ là nó đến nhanh như vậy, vì mở tiệm nail theo như tôi hiểu đâu có giản dị như 2 với 2 là 4 đâu.      
Rồi để chiều ý nó, tôi cũng vào trang web nó chỉ, chẳng thấy mẫu đơn đâu, chỉ thấy mẫu đơn sang tiệm, tôi cũng bỏ qua luôn không quan tâm tới nữa.
Ít ngày sau, nó lại đến nhà, nói với vẻ hớn hở :
- Hôm trước con lầm khi cho bố cái web đó. Bây giờ con có người giúp rồi, bố đừng lo cho con nữa nha!
Tôi không lo cho nó và gia đình của nó sao được. Nó một nách 3 con cần phải nuôi, láng quáng một chút là sai một ly, đi một dặm.  Mà một dặm này đâu phải chỉ có từng ấy feet đâu, dặm đây phải hiểu theo nghĩa bóng, nên một dặm có thể sẽ là homeless, là bà cả đọi, là mùa đông đang chờ nó và gia đình nó. Tánh tôi vốn hay lo mà!
Từ trước đến giờ, ít thấy có ai tự mở tiệm, mà nếu có mở thì chỉ có rất ít người có thể đếm trên đầu ngón tay. Đường đi nước bước trong việc mở tiệm như giấy tờ, thủ tục, đơn nạp ở đâu chả thấy ai cho biết, cứ: "Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm".
Các cụ ta đã chẳng nói rất chí lý là "Cho bạn mượn tiền không ai chỉ bạn con đường đi buôn"  đó sao" Phải chăng với câu thành ngữ trên các cụ ta có truyền thống giữ "tử" nghĩa là giữ kín cách làm ăn chăng"
Nhưng ở Mỹ thì lại khác, muốn làm ăn thì cứ hội đủ điều kiện nạp đơn là được ô kê cái rụp mà.
Mà thật vậy, khi mình xin mở tiệm thì city tại địa phương sẽ cấp giấy phép hoạt động cho mình và tùy theo cái dịch vụ mình xin, nơi đây sẽ yêu cầu mình thiết kế cái tiệm sao cho phù hợp.                                                     
Còn việc cấp giấy phép hành nghề chuyên môn thì lại do phần hành chuyên môn tại thủ đô của tiểu bang cấp, sau khi city báo cho nơi đây biết cái tiệm này hay cái tiệm kia đã đủ tiêu chuẩn.                                                              Hai nơi này: city và phần hành chuyên môn ở thủ đô của tiểu bang phối hợp rất nhịp nhàng ăn khớp như một ban nhạc vậy.
Nhưng, người Việt Nam ta chân ướt chân ráo tới Mỹ và dù cho đã ở Mỹ một thời gian khá lâu nếu không tìm hiểu thì khó mà hiểu rõ cách muốn mở một business thì phải làm sao, thí dụ như mở tiệm nail nói trong bài này, chẳng hạn.
Thế cho nên có một số người nhờ biết rành rẽ nên cứ ung dung thoải mái, mở tiệm rồi sang lại tiệm cho người khác và dĩ nhiên là có lời nên sống rất là dễ chịu. Cho nên, phần đông các tiệm nail, có thề nói  là, các tiệm sang lại của một số người rành rẽ các thủ tục nói trên, còn tự mở thì rất ít.
Thế nhưng, các cụ ta nói quả không sai "Thánh nhân đãi kẻ khù khờ" hay như trong câu "Lù đù có ông đù hộ mạng"  hay một cách  hình tượng hơn nữa là câu "Nó lú, chú nó khôn".
Quả thật, ông chủ phố, một thương nhân người Mỹ với cái tên rất phổ thông, Jimmy, mà ta vẫn thường gập, đúng là "thánh nhân" là "ông đù"  là "chú" của nó như trong các câu thành ngữ nói trên.                                 
Tiệm chưa mở, bàn ghế làm nail chưa mang về thì ông ta đã phán một câu xanh rờn :
Trang bị trong tiệm nail toàn là :" Made in Viet Nam " mà thôi
Đấy là ông ta "quên" không thèm nhắc tới "thợ cũng là Việt Nam luôn" cho lịch sự! Câu nói này chứng tỏ ông ta rành sáu câu tuy ông ta chỉ là chủ phố mà là người Mỹ và ông chả bao giờ có tiệm nail cả!                                                                                                                                                                                                              


Ngoài việc cho thuê phố, Jimmy còn có một: "bộ tham  mưu" mà đứng đầu là ông David, một kỹ sư về kiến trúc và là chủ nhân một công ty xây dựng có tên là H.G.C.                                                                                      
Công ty này có những người chuyên môn có giấy phép hành nghề của tiểu bang về điện, nước, xây dựng v...v..  để giúp người mở tiệm thay đổi mặt bằng cho phù hợp với nhu cầu của người thuê  phố nữa!
Hèn chi mà con gái tôi, tuy có lo lắng, vì là lần đầu tiên đứng ra mở tiệm, nhưng vẫn tin là với sự yểm trợ dồi dào của công ty H.G. C.  thì công việc sẽ nhanh chóng hoàn thành như dự định.
Thợ cứ làm xong tới đâu là chờ nhân viên trên city đến kiểm tra xong, rồi  đám thợ khác lại bắt tay qua các khâu kế .Chỉ trong vòng có một tháng rưỡi đúng như dự tính, là mọi chuyện đâu vào đấy.                                              
Chỉ có một điều, khi mọi chuyện đã hoàn tất và khi gọi  lên :" board " thì nơi đây chỉ nhắn qua máy là hãy gọi lại. Chờ mãi không có ai gọi lại, nên nóng lòng, nó phải đích thân lái xe lên tận nơi để hỏi thì bà phụ trách nói:                                                                         
- Sao không tiếp tục gọi thì sẽ nhận được trả lời mà. Lên đây làm chi cho xa xôi.                                                                                                                     
Rồi và bà ta ký tạm vào bản photo của cái đơn xin mở tiệm và dặn:                                        
  - Nếu có ai hỏi thì tên tôi và số phone đây, cứ bảo họ hãy gọi cho tôi để xác minh là được. Cô còn không mau  về mở tiệm đi vì thời gian là tiền bạc mà !                                                                                     
Thế là nó yên tâm thơ thới ra về và định ngày khai trương.                                          
Tôi hỏi :
- Tiệm này gần tiệm con làm trước quá, con không ngại sao" Theo bố thì địa điểm này, nếu người khác mở thì không có tiếng ong, tiếng ve nào còn con thì thế nào cũng có. Con nghĩ sao"
Vẫn vui vẻ nó trả lời :
- Sống ở Mỹ hơn 10 năm rồi mà bố cứ như người còn ở Việt Nam. Bố không thấy sao bên này đường là một nhà thuốc tây, bên kia đường cũng là môt nhà thuốc tây khác có sao đâu, có chết thằng Tây nào đâu.   Các cụ ta chả có câu "Trăm người bán, vạn người mua là gì" Tiệm của bạn con sống được thì tiệm của con, tuy mở sau, cũng sống được mà, Bố đừng lo.                                                                                                               Miễn là mình biết cách giữ khách, chiều khách là khách đến với mình. Không lẽ bố lại muốn con thuê chỗ khác xa hơn cái tiệm cũ con làm để khỏi có điều ong, tiếng ve hay sao. Nếu người khác đến thuê chỗ này để mở tiệm thì lúc đó bố nghĩ sao"  Vả lại, chỗ này gần trường các cháu, gần nhà, đi làm cũng tiện mà đưa đón mấy nhỏ đi học cũng thuận đường luôn. Cả trăm thứ tiện lợi mà bố!
Từ ngày sang Mỹ định cư vợ chồng chúng tôi cứ phải ca bài ca ngược lại với bài ca của các cụ ta ngày xưa : " Con cái đăt đâu cha mẹ ngồi đó " cho khỏi có màn lôi thôi, thành ra trong cái vụ này, trước lý luận của nó thì tôi đành thua luôn cho xuôi chèo mát mái !
Thế là bây giờ đánh đùng một cái, cái đứa con mà tôi cho là ngốc ngốc, ngố ngố ấy thành chủ tiệm nail! Đó là điều mà tôi không ngờ! Đúng là ai mà biết được ma ăn cỗ ở đâu hay như lời của bài hát trong phim "Que sera, sera". Biết ra sao ngày sau!                                                                                           

Sao Nam Trấn ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,630,594
Tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Nguyễn Văn cho biết ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Cho tới nay, ông đã góp 4 bài: “Chuyện Của Bill”; “Tôi Không Là Ai Cả”; “Ngày Tháng Buồn Hiu”; “Mùa Thu Nashville.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động. Sau đây là bài viết thứ năm.
Sinh năm 1983, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuý,v "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tại đại học Cal State, Kim Trần đã tự sáng lập "School First Learning Center" và hiện có 2 trường dạy kèm rất thành công tại Garden Grove và Westminster. Sau đây là bài cô mới viết.
Đây là bài đầu tiên của một tác giả người Mỹ trực tiếp viết văn bằng Việt ngữ. Email kèm bài viết được ông xưng danh là “Steve Brown tức là Sáu.” Ông chính là “người Mỹ yêu tiếng Việt” mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài “Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu.” Mới đây, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông,
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông có tựa đề “Fasting: Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” gồm nhiều chi tiết đặc biệt sống động về việc điều trị bệnh động kinh. Sau đây là phần đầu.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010 -thường được gọi đùa là giải á hậu- với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu? Bài viết sau đây đã đăng trong báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn, 2012, nhưng chưa có trên online nên xin bổ túc.
Bài viết là chuyện về bé Ti, qua Mỹ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Vì một tai nạn xe hơi, “Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập.” Có thể tác giả cũng chính là nhân vật trong truyện kể, một bé gái còn ở tuổi thiếu niên. Chúc bé an lành và mong Nhật Mai liên lạc lại với Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện gia đình Việt Mỹ và tình yêu đồng tính.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là hai bài viết mới của ông. Tuy tựa đề kêu buồn nhưng không buồn chút nào.
Trước 30/4/1975, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Nhạc sĩ Cung Tiến