Hôm nay,  

Còn Một Cái Răng Nữa

25/06/200900:00:00(Xem: 266073)

Còn Một Cái Răng Nữa

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2652-16208729- vb562509

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới nhất của ông là một tự sự khác thường về mấy cái răng đau thời kinh tế suy thoái tại nước Mỹ. Hy vọng quí vị nha sĩ không nổi giận và bạn đọc không bắt chước tác giả.

***

Đúng vậy thưa các bạn, tôi còn một cái răng nữa phải....tự nhổ! Tôi đã tự nhổ được hai cái rồi, một ở hàm trên và một ở hàm dưới. Xin được nói thêm là tại sao tôi tự nhổ răng mà không đi đến Nha Sĩ.
Thứ nhất là tôi ngại lại phòng nha sĩ lắm. Lý do là từ khi làm hẹn đến khi được chữa thì có khi cái răng đã hết đau hay đã phải tự nhổ cho rồi! Thứ nhì, rất là quan trọng là tiền nhổ răng ở Mỹ này sao mắc quá. Nhổ ba cái răng như tôi thì phải tốn ít nhứt là ba trăm, chắc còn phải hơn nhiều. Với lại tôi nghỉ răng bị long như người ở trên tuổi sáu mươi như tôi thì nếu tự nhổ được thì cứ nhổ vì không có gì phải lo ngại cả. Nếu có bị ra máu thì chỉ cần nhét bông gòn thấm muối vào cắn chặt lại một hồi là ok.
Hồi nhỏ tôi thường nghe câu “tóc bạc răng long” mà không biết là thế nào, đến giờ khi tóc có muối nhiều hơn tiêu thì mới thấy là răng bắt đầu bị long thiệt! Mấy năm trước nhai xương gà cũng được còn bây giờ nhai miếng banh mì cũng thấy thốn. Thật là già sinh đủ thứ bịnh.
Có một điều trùng hợp lạ kỳ là cả ba cái răng của tôi đều bị long cùng một lượt. Hai cái hàm trên và một cái hàm dưới. Thật ra hàm trên của tôi bị mất nhiều răng hơn là hàm dưới. Mấy năm trước tôi có đi làm răng để mang vào khi có dịp phải “ăn nói” nhìn cho nó được lịch sự. Lần đó tốn cũng cả ngàn bạc và giờ thì tôi cũng ít khi mang vì khó chịu, thức ăn cứ đóng vào thêm nữa giờ đây tôi ít có dịp đi ăn đi nói hơn xưa nhiều. Vợ tôi cứ nhằn tôi hoài vì tôi không chịu đeo răng giả này. Tôi cười lỳ nói rằng ở nhà thì đeo vào làm gì, em cũng biết là anh sún răng rồi! Bà vợ nguýt tôi một cái tới nẩy lửa. Tôi chỉ còn biết nhe mấy cái răng sún ra cười trừ! Bây giờ xin trở lại mấy cái răng bị long.


Tuần qua, chỉ trong nội một tuần đó tôi thanh toán hai cái răng… ngọt xớt. Tôi cứ nắm lắc qua lắc lại mỗi ngày rồi khi sáng vừa ngủ dậy nắm nó vặn một cái thật mạnh đến nghe gân máu đứt bựt bựt rồi kéo một cái thật mạnh là nó xút ra liền! Đến cái thứ ba thì tôi biết là mình bị gặp đối thủ nặng ký rồi. Cái răng này ở hàm trên nằm gần răng cửa, cách một lỗ răng trong. Tôi cứ nghĩ là nó cũng dễ nhổ như hai cái kia vì chỉ có một chân răng nhưng tôi đã lầm. Tôi dùng “cái kềm hai ngón”, ngón trỏ và ngón cái lung lay nó mỗi ngày, nó long lay nhưng dựt hoài không ra. Tôi cảm thấy hình như chân răng có cái gì đó bất thường nên nó mới “cứng đầu” như vậy. Thường thì răng mà ở hàm trên thì có thể dễ nhổ hơn hàm dưới vậy mà nó vẫn không chịu bứt ra.
Chị bạn nói là thôi đi Nha Sỹ nhổ cho rồi cho nó khỏe chứ làm gì mà khổ vậy. Đôi khi tôi thấy lời khuyên của chỉ cũng có lý nhưng vẫn muốn thử coi “sự can đảm” của mình tới đâu. Mấy bữa trước tôi bắt đầu thấy đau thốn khi nhai nên càng lắc nó thường hơn để nó long chưn ra. Trước khi ngủ tôi bặm đau vặn kéo thật mạnh đau ra nước mắt mà nó vẫn không chịu ra. Tôi nói thầm là thôi đi nha sỹ nhổ cho rồi nhưng muốn thử một lần chót.
Tối qua trước khi ngủ tôi vặn kéo một lần nữa rồi đau quá nên phải uống một viên Aleve rồi đi ngủ. Khuya đó tôi thấy nướu răng nhức nên không ngủ được và nhứt định là phải dứt điểm ngay không để lâu được nữa. Lúc đó gần bốn giờ sáng. Tôi đi ra chậu sink, lấy khăn giấy nhét vào cổ áo như đang ở phòng nha sỹ rồi lấy hai cái kéo loại dùng để giải phẫu và bông gòn ra để sẵn. Tôi lấy cồn an côn lau sạch cái mỏ cây kéo rồi đưa lên kẹpvào chưn răng dựt dựt nhưng đau quá nên thôi.
Cái răng đã lòi ra được một chút, không lẽ mình chịu thua sao" Tôi lấy cái “kềm hai ngón” nắm cái chưn răng vặn mạnh ơi là mạnh. Có tiếng gân máu đứt. Gần được rồi đó, nhưng đau ơi là đau. Không biết cái răng quái ác này nó bị cái gì vậy" Tôi mở cửa vừa đi ra nhà trước vừa nắm chặt vừa long lay cái răng. Thôi không chịu được nữa rồi! Tôi nắm cái răng vặn thật là mạnh rồi kéo ra cũng thật mạnh. Tôi kêu lên một tiếng đau đến chảy nước mắt và thấy cái răng đang nằm trong hai ngón tay!
Ra rồi!
Tôi lật đật chạy lại đèn nhìn cái răng. Đúng là nó rồi. Cái chân răng dài ơi là dài. Tôi lấy cái thước kẻ ra đo thì thấy nó dài gần 2 phân! Hèn chi mày hành hạ tao mà chẳng chịu sớm “quy hàng”. Tôi 1ấy bông gòn thấm vào muối và nhét vào lỗ chân răng đang ra máu rồi lấy giấy gói cái răng lại cất kỹ rồi đi nằm.
Sáng hôm sau tôi đem cái răng ra khoe vợ thì vợ tôi nhăn mặt rùng mình nói là sao anh gan quá vậy, giờ lại sún thêm mấy cái răng nữa rồi! Tôi liền nhe hàm răng sún ra cười trừ. Giờ ngồi suy nghĩ lại “việc làm can đảm “ của mình tôi bèn viết hai câu thơ:
“Anh (chị) Nha Sỹ xin đừng buồn tôi nhé
Vì thời buổi khó khăn mà mình phải làm liều!

Trương Tấn Thành, WA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,413,400
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Nhạc sĩ Cung Tiến