Hôm nay,  

Tâm Thư Gửi Về Cố Quốc

30/06/200900:00:00(Xem: 139960)

Tâm Thư Gửi Về Cố Quốc

Hình trên: Gia đình tác giả tại San Francisco năm 1980. Và 25 năm sau, 2005, khi “các cháu đã thành danh.” Hình dưới, do thân hữu từ Saigon gửi cho: Ngôi nhà cũ của tác giả sau khi vượt biên, được ‘tiếp quản rồi hoá giá’ để thành quán Tao Ngo, số 30 đường Hồ Biểu Chánh, Phú Nhuận.

 

 

Tác giả: Paul Trần - Trần Văn Hội
Bài số 265-16208733- vb363009

Tác giả 74 tuổi, hiện là cư dân vùng Bắc California, tự sơ lược tiểu sử: Trước 30 tháng Tư 1975, công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. “Tình nguyện làm lao động vinh quang 2 ngày cuối tuần, 60 giờ mỗi tháng đúng luật welfaire. Còn thiếu bao nhiêu sở welfaire nuôi cả nhà cho tới khi cháu út học hết trung học mới thôi.”
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là một bức tâm thư viết tay nắn nót, nói lên niềm tự hào chính đáng của của các bậc cha mẹ người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ nhất đã tận tụy vun bồi cho con cái thành người xứng đáng. Kèm theo bài là hình ảnh gia đình và thư từ cám ơn của  cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan, cựu TT Georges W. Bush, Thượng nghị sĩ John McCain cho thấy gia đình tác giả là “ủng hộ viên nhiệt tình” của các lãnh tụ Cộng Hoà Mỹ. 

***

Vùng Vịnh San Francisco, Bắc California
Ngày 10 tháng 6 năm 2009
Thân mến thăm anh chị Trần Đình Vũ và các bạn tình thâm cùng quý quyến Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Huế, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh - Việt Nam mến yêu. Thêm Úc Châu, Âu Châu Paris, Anh quốc. Và Washington DC, New York, Texas, Nam California.
Xin mở đề bằng "bốn có" trong tâm thư này:
1- Nước Mỹ có Thiên đàng không" "Có"
2- Nước Mỹ có Vinh quang không" "Có"
3- Nước Mỹ có địa ngục không" "Có"
4- Nước Mỹ có tủi nhục không" "Có"
Nước Mỹ có Thiên đàng, có Vinh quang đây.

Thưa các bạn,
Trước tiên nhập đề, tôi xin ghi ơn sâu xa Nữ Thần Tự Do Hiệp Chủng Quốc kính yêu  đã mở rộng vòng tay nhân ái đón nhận gia đình tầm thường, nhỏ bé của chúng tôi là Trần Văn Hội, tức Paul Tran được phép vĩnh viễn định cư trên đất Mỹ từ hơn ba chục năm qua.
Với sự giúp đỡ tận tình nhân đạo, công bằng về an sinh xã hội. Đặc biệt bốn quý tử của chúng tôi đã được hồn nhiên với tuổi thơ ngây vui tươi ăn học từ bậc Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học hàng năm đều được xếp hạng danh dự từ top ten đến Á khoa (Salutatorian), và tột đỉnh Thủ khoa (Valedictorian). Rồi tiếp theo là cấp đại học danh tiếng UC Berkeley về ngành Quản Trị Kinh Doanh MBA.
Ngày nay, các cháu đều trở thành công dân Mỹ gốc Việt thuộc loại "very good taxpayer".. Những công dân sáng giá này từ chục năm qua vẫn cặm cụi âm thầm "cầy sâu, cuốc bẫm" trong các văn phòng điều hành về kinh tế, tài chánh của các hãnh xưởng, ngân hàng lớn lao miền Thung Lũng Hoa Vàng, Bắc California để gom tiền bạc kếch xù về cho sở thuế vụ tiểu bang, liên bang, ít ai biết đến.
Vâng, đó chính là những "nhân tài thầm lặng" rường cột của non sông mà chúng tôi rất hãnh diện được dâng hiến cho quốc gia vĩ đại Hoa Kỳ.
Liên tiếp nhiều năm, các cháu đã được nhiều hãng welcome trong dụng vào các chức vụ khá quan trọng như sau:
1- Michael Tran: Finance Manager (Quản đốc tài chánh) là con trai cả
2- Peter Tran: Vice President (Phó Chủ Tịch) là con trai thứ hai
3- Linda Tran: Consultant (Cố Vấn Kinh tế, kiêm Giao tế) là con gái thứ ba
4- Francis Tran: Stock Manager (Quản đốc thị trường chứng khoán ngân hàng lớn), là con trai út.
Cuộc sống của các cháu rất là êm đềm, thoải mái, không bao giờ phải làm ca đêm. Những ngày lễ nghỉ việc cùng bạn bè tự do đi chơi golf, đi đánh tennis, đi du ngoạn v.v... Về lương bổng hàng năm, cháu nào cũng lãnh "6 số" cộng với bonus, tức tiền thưởng. Cho nên rất dễ dàng mua được nhà riêng, khang trang, đẹp đẽ. Xe hơi toàn là loại xin mới toanh như Mercedes, Lexus, BMW, Hummer v.v...
Đặc biệt một điều hiếm hoi là các cháu đã cùng nhau bàn bạc và quyết định mua một căn nhà nho nhỏ xinh xinh và một chiếc Toyota mới tinh biếu tặng cha mẹ dưỡng già sau khi thành đạt về học hành và bắt good job.
Vài ba năm sau, các cháu mới từ từ mua nhà riêng, mua xe mới riêng. Cho tới bây giờ thì cháu nào cũng có cơ ngơi riêng tư tất cả. Tìm hiểu lý do tại sao mua nhà mua xe trước cho bố mẹ thì các cháu khanh khách cười vang, rồi nói rằng: Chúng con nhất trí muốn cha mẹ dễ dàng duy trì tình thâm sâu đậm với các nàng dâu, chàng rể hôm nay, ngày mai cho tới ngày Chúa đón cha mẹ về nước Thiên đàng. Vì cha mẹ tuổi già mà vẫn được làm chủ hoàn toàn cái bếp, cái tủ lạnh, thì tình thương bao la các nàng dâu, chàng rể sẽ không bao giờ phai, y như con trai, con gái của cha mẹ vậy.
Ôi, chu choa! Thật là "Khôn!"
Tôi đã một lần chấm số tử vi cho cựu Tổng Thống Mỹ George W. Bush, nên mới biết rõ ông là một hiền nhân, phúc thiện, danh tài, anh hùng quán thế. Cho nên, chắc chắn tôi đã biết rõ bốn đứa con "khôn"của tôi theo bốn lá số từ thuở mới sinh ra đời:
Thứ nhất, con trai cả, Michael Tran, có bộ sao "Âm dương, xương khúc hóa khoa" là cách nhật nguyệt tịnh tranh quang, quyền lộc phi tàn, giàu sang phú quý, job thơm vững bền. Chắc chắn phải "khôn"
Thứ hai, con trai thứ nhì, Peter Tran, có bộ sao Tử, Phủ đóng cung tại Thân là cách vua nhập kinh thành ban sư khải hoàn, thông minh xuất chúng, nếu không ở dinh thự, thì cũng có nhà cao cửa rộng. Như vậy, chắc nịch là "khôn"


Thứ ba, con gái độc nhất thứ ba, ta thường gọi là "ái nữ", cháu Linda Tran, có bộ sao Sinh Vượng mộ tam hóa liên châu, được ăn sao lộc tồn, nên thông minh, nhanh nhẹn hơn cả con trai, kiếm tiền rất dễ. Nhất định là "khôn"
Thứ tư, con trai út, Francis Tran, có bộ sao Âm dương sáng sủa, hóa khoa, tả hữu, thông minh hơn bạn học. Bắt job dễ dàng. Nhất định cũng "khôn"
Như vậy, bốn khôn cộng lại là "tứ khôn." Tứ khôn hội họp bàn tròn phân tích trăng, sao, tính sổ đoạn trường, mua nhà trước, hiến dâng bố mẹ dưỡng già rồi mới lấy vợ, lấy chồng để tránh khỏi mọi nỗi oan khiên cho cha mẹ, cho vợ chồng, cứ duy trì được nụ cười tươi thăm quanh năm, quả là "khôn" ngang Gia Cát Lượng. Xin tạ ơn Thượng Đế đã ban cho chúng tôi bốn đứa con khôn. Chúng tôi nhất định thương rể, thương dâu như con ruột muôn năm. Vì các cháu không bao giờ làm điều gì chướng tai, gai mắt. Rất thật thà, nghiêm chỉnh, luật lệ vững vàng trong công việc hàng ngày. Chắc chắn vong linh Tổ phụ Hưng Đạo Vương là Đức Thánh Trần Việt Nam được vẻ vang dưới vòm trời Mỹ quốc giàu mạnh nhất năm châu.
Cũng vì lẽ đó, cho nên, tôi, Trần Văn Hội, tức Paul Tran, để thực hiện lời ghi ơn sâu xa Nữ Thần Tự Do Hiệp Chủng Quốc, suốt từ năm năm qua, tôi đã quyết tâm ủng hộ nhiệt tình cựu tổng thống Mỹ là ông George W. Bush, tiếp theo là thượng nghị sĩ John McCain, có dòng máu "đội đá vá trời", Tổ Quốc Trên Đầu, Yêu Nước Trọn Tim, anh hùng Mỹ quốc. Và tôi rất hãnh diện lại được ủng hộ cả "The Ronald Reagan President Library Foundation" do cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan đảm nhiệm. Thế là liên tiếp suốt mấy năm qua, các Ngài đã vinh danh, cám ơn Paul Tran và bà xã bằng nhiều văn thư, thiệp chúc mừng Noel & New Year, lịch treo tường đẹp tuyệt "để đời".
Nước Mỹ thật sự có Thiên đàng, có Vinh quang, đặc biệt là thêm một trang sử vàng này: các cháu nhà chúng tôi  cũng như hàng ngàn gia đình người Việt khác có con em thông minh, lỗi lạc ít ai biết đến. Nhưng có một số nhân tài nổi bật đáng vinh danh thuộc con cháu "Hai Bà" rất tài ba năng động đang  "phấn son tô điểm sơn hà" làm sáng thêm cho Mỹ quốc như: Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, người chế bom tinh khôn cho bộ Quốc Phòng. Nữ đại úy phi công phản lực tối tân là Elizabeth Phạm. Cô đã từng nhiều lần đảm nhiệm phi vụ bỏ bom chiến trường Iraq trở về an toàn của bộ Không Quân. Chuyên gia kỹ thuật Lê Huy Loan, một hãng lớn, Texas. Nữ chuyên viên tài chánh Minna Nguyễn, bộ Ngân Khố. Ba nữ xướng ngôn viên đài truyền hình Mỹ là Leyna Nguyễn, Betty Nguyễn và Thúy Vũ. Và một số nữ sĩ quan ba ngành Hải, Lục, Không Quan, Y Khoa bác sĩ khác đang dũng cảm phục vụ quê hương thứ hai, toàn dân Mỹ phải kính phục.
Và tiếp theo đây, những chàng trai thế hệ trẻ măng đẹp cả người lẫn nết, học rộng tài cao, uy dũng, oai phong lẫm liệt thuộc giòng máu Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Petrus Ký, Chu Văn An, Lê Văn Duyệt là Luật sư Đinh Đồng Phụng Việt, bộ Tư Pháp. Phi hành gia Eugene Trịnh. Giám đốc giao tế đặc trách Đông Nam Á Dương Quốc Việt, tòa Bạch Ốc. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, ủy Ban cứu nguy người vượt biển, Washington DC. Luật sư Trần Thái Văn, dân biểu Tiểu Bang California. Dân biểu Võ, Texas. Dân biểu Liên bang Mr. Joseph Ánh Cao ở Louisiana. Và còn rất nhiều sĩ quan cấp tá, cấp úy ba ngành Hải, Lục, Không Quân đang hiên ngang, chung lưng góp sức thắp sáng đèn pha Thiên đàng Mỹ quốc. Vinh quang là đây. Vẻ vang dân Việt ty nạn cũng là đây vậy.
*
Nước Mỹ có địa ngục không"
Nước Mỹ có tủi nhục không"
Như đã thưa rằng "có". Nhìn vào một số khám đường nhiều tiểu bang đều lác đác có những nam nữ tù nhân Việt Nam từ sồn sồn đến trẻ, mang các tội trộm cắp, gian lận, dâm tà, băng đảng xì ke ma túy, giết người, còn dám cả gan trồng cây thuốc phiện trong nhà! Bên ngoài chợ búa, đường phố, ngã tư cũng lai rai có chàng trai nước Việt mặt mày hốc hác, quần áo xốc xếch, dơ bẩn chìa tay xin tiền. Địa chỉ của họ khi màn đêm buống xuống là những khu đất âm u, lều căng xơ xác. Mỹ họ gọi là homeless, những kẻ không nhà.
Ôi! Địa ngục là đây! Tủi nhục là đây! Biết than mây khóc gió làm sao bây giờ!
*
Rất tiếc vô cùng, thượng nghị sĩ John McCain bị thất cử Tổng Thống Mỹ thứ 44 vừa qua. Nếu không, có ngày đẹp trời, biết đâu tôi sẽ có dịp  cùng bay theo  chiếc "Air Force One" của ông về thăm lại quê hương Việt Nam.
Nếu có ngày thần tiên ấy, chắc tôi sẽ mời ông ghé quán Tao Ngộ chuyên bán phở Bắc, Mì Quảng địa chỉ số 30 Hồ Biểu Chánh. Đây chính là ngôi nhà của tôi đã bỏ lại để đem vợ con xuống thuyền vượt biển tìm tự do. Ngôi nhà cũ, nay nhà nước Việt Nam quản lý, chắc đã hóa giá bán cho ai đó, để rồi họ đã mở quán Tao Ngộ này chăng"
Xin chúc lành cho quán Tao Ngộ được ăn nên làm ra, phát tài sai lộc, được hạnh phúc như gia đình tôi ở bên nước Mỹ vĩ đại có nhiều tình thương này. Chắc sẽ không bao giờ tôi đệ đơn  đòi lại Quán Tao Ngộ cũng dễ thương này đâu.
Hôm nay, tôi xin sao chép một số văn thư, hình ảnh của cựu Tổng Thống George W. Bush và phu nhân Laura Bush, của thượng nghị sĩ John McCain, của cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan đã vinh danh, khen tặng, cám ơn Paul Tran và bà xã kèm theo bức tâm thư này, gửi tặng đến quý bạn và gia đình đọc chơi, xem hình cho vui cái tuổi Bát Tuần Thượng Thọ, Thất Thập Cổ Lai Hy, chưa rũ bụi trần, vẫn còn vương vấn tâm tư trên cõi đời này, để cùng cười to trào nước mắt như tôi đang viết đang nhớ thương quý vị vô cùng trên đất Mỹ.
Thân thương
Kính bút
Trần Văn Hội

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,544,585
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến