Hôm nay,  

Chuyện Người Gửi Điện Thư Rác

13/07/200900:00:00(Xem: 121190)

Chuyện Người Gửi Điện Thư Rác
 
Tác giả: Cánh Chuồn Chuồn
Bài số 276-16208743- vb271309

Tác giả tên thật Hồ Việt Tân, từng nhận giải tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết “Không Được Phép Chết”, hiện sống với cha mẹ già bệnh tại Los Angeles.

***
Có rất nhiều người thân, bạn bè đã hỏi vì sao tôi gởi ra rất nhiều điện thư rác (junk Emails).
Đúng như câu hỏi trên, tôi xin nhận tội là tôi đã gởi ra rất nhiều thư rác từ khi có trương mục điện thư (Email account).  Làm một bài toán để tính sơ số thư rác tôi gởi đi mỗi tuần   năm trăm cái vì tôi gởi đi ít nhứt mười cái thư rác cho năm mươi người thân, và bạn bè. 
Số thư nằm trong trương mục của tôi lên trên năm ngàn rưỡi lá nhân lên cho năm chục người rồi trừ ra số phóng đại và huênh hoang thì ít nhất tôi đã gởi đi khoảng chừng hai mươi ngàn đến hai mươi lăm ngàn lá thư rác.
Những lá thư rác tôi gởi ra hàng tuần thường là những mẫu truyện cười, những câu chuyện ngụ ngôn, những hình ảnh tếu, những đoạn phim ngắn vui, v.v...
Trước khi trả lời câu hỏi trên, tôi xin kể một truyện ngắn. 
Năm 2004, tôi và mười người bạn đã đi du lịch mười ngày ở Tây Tạng.  Một chuyến du lịch rất thú vị và khó quên   tôi tin là những người bạn đi cùng chuyến đó khó quên được những chuyện đã xảy ra.  Hình ảnh và kỷ niệm về chuyến du lịch đó thì rất nhiều   nhưng tôi không muốn kể ra đây. 
Tôi chỉ muốn nói lên điều tôi quan sát và thu thập được của người dân Tây Tạng.  Dân Tây Tạng rất nghèo   một dân tộc thiểu số sống khoảng năm mươi năm dưới ách cai trị nghiệt ngã của Trung Cộng, trên vùng đồi núi lạnh giá, khô cằn; tuy vậy họ có lòng từ bi rất rộng lớn.
Lòng từ bi rất rộng lớn"  Đúng vậy!  Tuy dân Tây Tạng nghèo nhưng nhan nhãn trong thành phố, ngoại ô, và vùng đồi núi chỗ nào cũng có phướn được cắm trên những ụ đá, có chữ viết, sơn hay tạc trên những vách núi với những lời cầu nguyện như Om Mani Pad Me Hum, Nam mô A Di Đà Phật hay Từ, Bi, Hỷ, Xả.


Tại sao một dân tộc theo đạo Phật nghèo đói không đủ ăn, đủ mặc lại bỏ công, của, sức ra cắm phướn, viết chữ, tạc đá trên vách núi với những lời cầu nguyện như vậy"  Xin thưa tại vì dân Tây Tạng cho rằng họ sống trên "nóc nhà" của trái đất nên họ muốn nhờ gió đem những lời cầu nguyện của họ ban rãi ra khắp thế giới.
Truyện tôi muốn kể chỉ có vậy thôi và bây giờ tôi xin trả lời câu hỏi vì sao tôi gởi ra rất nhiều điện thư rác (junk Emails).
Tôi là một kẻ đã sống hơn nữa đời người, vô tướng, bất tài, không công, rỗi nghề, ở nhà với mẹ (biết ngày nào khôn), không đóng góp gì cho xã hội   sống chỉ thêm xấu hổ. 
Với sự xấu hổ đó và tài sức giới hạn, tôi muốn thực tập bài học tôi học được từ người dân Tây Tạng  bằng cách gởi ra thật nhiều thư rác và tôi hy vọng những lá thư rác của tôi sẽ được người thân, bạn bè chuyển tiếp ra cho người thân và bạn bè của họ, và cứ như thế thư rác sẽ được chuyển đi mãi, đi mãi. 
Kèm theo những lá thư rác gởi đi là những lời cầu nguyện chân thành của tôi.  Tôi muốn nhờ gió điện tử đem những lời cầu nguyện của tôi ban rãi ra khắp thế giới thật và thế giới ảo.
Lời cầu nguyện của tôi:  
Cầu chúc cho tất cả chúng sanh không bị tổn hại. 
Cầu chúc cho tất cả chúng sanh không còn phiền não. 
Cầu chúc cho tất cả chúng sanh thân tâm an lạc.

Let all beings be free from harm.
Let all beings be free from sorrow.
Let all beings be free from sufferings

Và tôi nhớ lời nhạc Trịnh Công Sơn:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng ...                             
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi ...”                                                                 

Cánh Chuồn Chuồn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,876,551
Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè
Tôi qua Mỹ theo chương trình O.D.P, vừa được 2 tháng thì lâm bệnh nặng. Kết quả tôi bị tàn tật suốt đời. Mang chứng bệnh tai biến mạch máu
Ăn Tết xong được vài tuần. Gia đình tôi gồm hai vợ chồng, 2 đứa con: Trai lớn 10 tuổi, gái kế được tám tuổi, đánh cây bài quyết định ăn thua. Đi vượt biên.
Mười tám năm sau khi ra đời tôi mới tìm ra câu trả lời cho điều thắc mắc tôi đã mang trong lòng từ lúc còn bé "cộng sản là gì"".
Tôi uể oải trở về văn phòng lúc gần 1 giờ chiều, sau một cuộc họp kéo dài lâu hơn dự tính. Vừa đặt máy "laptop" lên bàn
Tác giả là cư dân New Jersey, vừa cùng gia đình thăm viếng Washington D.C.. Ngoài chuyện thưởng hoa anh đào nở
Nguyễn Duy An  là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President của National Geographic.
Tôi suy đi nghĩ lại cả tuần lễ nhưng không tìm được tựa đề thích hợp cho bài viết này; do đó, để vinh danh tinh thần của những cựu chiến binh Hoa Kỳ
Những giọt mồ hôi nhầy nhụa, chảy từ trán xuống, làm cay cả mắt, đắng cả môi, Bộc đưa bàn tay xương xảu lên vuốt mặt, tiếp theo là tiếng thở dài não nuột
Chiếc xe lăn bằng điện cồng kềnh to lớn hơn xe lăn khổ thông thường nằm ngay trước cửa phòng 828 làm tôi giật mình để ý
Nhạc sĩ Cung Tiến