Hôm nay,  

“hai Năm Mươi,” Mốc Thời Gian

21/07/200900:00:00(Xem: 164960)

“Hai Năm Mươi,” Mốc Thời Gian

Tác giả: Nguyễn Lê
Bài số 283-16208750- vb372109

Tác giả đã nhận giải viết về nước Mỹ  với loạt bài về kinh nghiệm mở nhà hàng Việt Nam tại Mỹ. Định cư  tại Philadelphia, PA, ông bà là người đầu tiên mở nhà hàng ăn Việt Nam tại đây. Bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, từ kinh nghiệm làm ăn, đời sống xã hội, tới nền nếp gia đình, thường thể hiện tính lạc quan trung hậu. Sau đây là bài viết mới nhất.

***
2x50 là mốc thời gian của 1 đời người. Nói đơn giản là cuộc sống 100 tuổi. Đã  dễ mấy ai sống được tới tuổi này" Có người ra đi rất sớm và bất ngờ. Có người biết mình sắp về chầu Tiên Tổ. Có người muôán về cõi chết sớm cho được rảnh nợ đời. Có người lại muốn sống lâu 100 tuổi. Mỗi người một ý, muôn đường vạn nẻo. Có người lại cho càng sống dai, càng nhục. Có cụ tuyên bố thẳng thừng đa thọ, đa nhục. Một số cụ lại làm thơ ca tụng cuộc sống trên trần là thần tiên.
Còn sống là còn vui
Vì cuộc sống quá đẹp.
Đời đẹp quá đi thôi.
Có  điều đông, tây đều công nhận: Ở đời ai cũng phải qua cửa ải của thần chết.
Ở đời ai cũng phải chết
Socrate là người Socrate phải chết.
Trước cái chết hiển nhiên phải tới, con người hướng về tôn giáo tìm lý do sự sống và sự chết của con người.
Phật Giáo thì cho kiếp người là khổ đau, đau khổ triền miên. Vì đâu mà khổ" Vì tham sân si! Vì ham muốn dục vọng. Muốn hết khổ đau phải diệt dục, diệt những dục vọng xấu xa, đi tìm con đường giải thoát này mấy ai tới được" Thôi thì việc  trước mắt là bảo nhau quyên tiền lập chùa, lấy nơi cùng nhau kinh kệ. Thực tế hơn nữa là làm việc nhân đức, giúp đỡ người hoạn nạn, kém may mắn hơn mình. Ở Việt Nam cũng như hải ngoại, chùa chiền tăng ni chỗ nào có đông người Việt là có chùa, có nơi thờ phượng.
Thiên Chúa Giáo thì tin vào Chúa. Nhìn sự cấu tạo của trời đất, của con người, của vạn vật, thấy mọi sự được dựng lên một cách kỳ diệu, vượt qua tất cả trí tưởng tượng của con người. Họ kết luận phải có đấng tối cao đã dựng nên trời đất và họ thấy chỉ có duy nhất 1 đấng Giê Su đã xuống thế làm người để chuộc mọi tội lỗi của thế gian, đã chịu chết như mọi người và sống lại để ngày tận thế phán xét nhân loại.
Đã biết thần chết hiển nhiên, không ai thoát khỏi nên mỗi người tìm ý nghĩa cuộc đời mỗi người mỗi khác.
Cụ ông vùng Boston, Massachusetts chủ trương sống trên đời hưởng thụ là ăn uống. Cụ thường tuyên bố với con cái là: Ăn đi, chết đến nơi rồi khi cụ tới gần tuổi 80. Cụ cũng nhắn nhủ con cái là các con còn trẻ con có nhiều dịp hưởng thụ ăn uống. Nay cụ tới tuổi già để cho cụ đi ăn uống cho thỏa thích dẫu có chết cũng đáng sống một cuộc đời.
Cụ 75 vùng New York may mắn nhờ trời, lúc tuổi già cụ không phải uống bất cứ thuốc nào để trị mọi biến chứng của tuổi thất thập cổ lai hi. Vừa bước chân vào nước Mỹ, cụ bắt đầu kéo cầy ngay. Cụ làm công chức cho tiểu bang đủ 30 năm, lãnh tiền hưu trí do tiền đóng thuế gần nửa cuộc đời cộng thêm tiền hưu hưởng của chính phủ tiểu bang cụ được ngót ngét gần 4 ngàn đô đều đều mỗi tháng gửi vào trương mục của cụ. Nhà cụ đã trả xong, sức khỏe sung mãn, con cái tốt nghiệp, lập gia đình, tự lo bản thân. Tiền bạc dồi dào, cụ hỏi thăm bạn bè, lục lọi trên internet kiếm mọi loại dược thảo để tẩm bổ cho cuộc sống được trường thọ, trọn hưởng tiền hưu dưỡng cho tới lúc trăm tuổi. Thấy bạn cụ nay nằm trong viện dưỡng lão tháng này qua năm nọ. Tiền bạc điều trị trong nhà thương, trong viện dưỡng lão do chính phủ chi trả nhưng bị trừ vào căn nhà của bạn cụ khi bạn cụ trở về miền đất lạnh. Thấy gương đó, cụ nghe lời cố vấn của các nhà chuyên môn bán bảo hiểm săn sóc sức khỏe dài hạn (long term care) khi thân chủ mắc bệnh hiểm nghèo. Mỗi tháng cụ tốn vài trăm đóng miết cho tới ngày cụ nhắm mắt. Cụ sợ căn nhà mồ hôi nước mắt bị siết chẳng may cụ bị bệnh liệt giường, liệt chiếu.


Chúng tôi thăm vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn tiện dịp ghé thăm người bạn quen biết 50 năm về trước. Hai ông bà khi di tản mang theo một số tiền lớn năm 1977 đã mở tiệm Kim Hoàn. Hai cụ sản xuất được 10 người con. Mặc dầu con nhà kinh doanh nhưng các con cụ đều tốt nghiệp đại học, kỹ sư, dược sĩ, luật sư. Tất cả đều lập gia đình và 2 cụ nay đã lên chức ông nội, bà ngoại. Cụ được hưởng mọi thứ trời ban, danh vọng, tiền bạc, con cháu đầy nhà, thành công tốt đẹp trên thương trường. Tâm sự với tôi cụ cho biết nay đã đóng cửa tiệm vàng, an hưởng tuổi già bên cạnh đại gia đình đầm ấm. Ba nguyên do chính đã thúc đẩy 2 cụ chấm dứt nghề nghiệp do ông bà để lại là sự đe dọa thường trực mỗi ngày của nghành kim hoàn là bạo hành cướp bóc. Thứ hai con cái ngày nay đã tự lập không cần sự giúp đỡ tài chánh của bố mẹ và cuối cùng là nhìn chung quanh cuộc sống, bạn bè thân thuộc gia quyến đã từ từ bảo nhau giã từ cuộc sống kẻ trước người sau xếp hàng về bên kia thế giới mịt mù xa vời.
Hai cụ kết luận công việc hàng ngày của 2 cụ là đi nhà thờ mỗi ngày vào sáng sớm, thể dục bách bộ và tìm sự bình an thanh thản của tâm hồn chờ đợi 1 ngày ra đi vĩnh viễn trong tương lai.
Tôi thường xuyên thăm hỏi 5 ông bạn gần xa. Một ông bạn ở vùng quận Cam
Cali đã hơn 30 năm. Ông thấy đây là vùng đất lành, chim đậu, người Việt tập trung đông đảo. Ông căn dặn các con đi làm ở các tiểu bang khác hãy tập trung về ở vùng quận Cam để được gần ông bà trong lúc tuổi già. Tôi vừa được biết ông giúp đỡ các con trong vòng mấy tháng lúc địa ốc đang xuống giá ào ạt mua một lúc 3 căn nhà. Nay ông đã thực hiện được ước mơ từ lâu hằng ấp ủ và ông đã đạt được toại nguyện. Gặp bạn bè ở xa, ông cũng rủ rê dọn về nơi ông cư ngụ để được gặp bạn hiền thường ngày thăm hỏi và lâu lâu tụ tập bàn chuyện thế sự.
Mỗi sáng ông đều đi lễ nhà thờ để cầu nguyện cám ơn Chúa đã ban ơn cho đại gia đình ông được bình an, mạnh khỏe, của ăn của để, hạnh phúc chan hòa.
Cách đây vài tháng tôi tham dự đám cưới con của một ông bạn vùng New Jersey tổ chức tại nhà hàng Mỹ và đã gặp lại một ông bạn nhà văn. Vừa mở đầu câu chuyện ông đã khoe thành tích bút ông đã cạn mực từ vài năm nay. Tự nhiên ông cảm thấy còn hồi hộp, hứng thú săn đuổi như hồi tứ ngũ thập niên. Thú vui còn lại của ông là đi câu cá phục vụ gia đình và lâu lâu góp bài viết trào phúng về cuộc đời binh nghiệp đã qua và về cuộc sống tị nạn trên vùng đất Hoa Kỳ. Tuy bút ông đã cạn mực nhưng đề tài câu chuyện trào phúng của ông toàn về các bà. Ngòi viết sống động của ông đưa độc giả theo dõi từ trang này qua trang khác.
 Tôi quen biết một ông nhà văn nữa thuộc vùng Maryland. Các bài viết của ông đa số viết về cuộc đời trong quân đội lúc đi hành quân. Máu văn nghệ trong người ông nổi dậy mỗi lần ông dừng quân nghỉ xả hơi. Những bài viết của ông đã gây cảm hứng cho nhiều người và được chia sẻ trên làn sóng đài phát thanh qua sự diễn tả nữ xướng ngôn viên với giọng nói ngọt ngào, hấp dẫn quyến rũ.
Ông lại thêm biệt tài nữa là ghi nhận cảnh đẹp của thiên nhiên của trời đất cây cỏ và chim muông dưới ống kính máy ảnh digital với những hình ảnh đầy góc cạnh, đem lại tất cả hình ảnh sống động của cảnh vật mà ông thu nhận qua ống kính.
Cuộc sống về hưu 2x50 của ông thật êm đềm với cây cảnh, hồ cá bên cạnh người vợ hiền tháo vát và con cháu nội ngoại.
Nhật báo hàng ngày với những bài cáo phó của các gia đình đăng tên, tuổi các cụ. Bạn bè thân bằng quyến thuộc ai ai cũng đều chúc linh hồn các cụ về cõi vĩnh hằng, về hưởng nhan thánh Chúa tùy theo đạo giáo của mỗi cụ. Nhiều cụ đạt tới tuổi thọ 2x50.
Michael Jackson, vua nhạc POP lừng danh hoàn cầu mới đạt được phân nửa của tuổi 100 đã đột ngột ra đi để lại thương tiếc cho hàng triệu người mến mộ một thiên tài âm nhạc.
Bài học cho 2 anh chị bạn ở tuổi 50 là làm việc kiếm tiền và tận hưởng đồng tiền kiếm được vì nhiều cái gương trước mắt là cuộc sống nay còn, mai mất. Chết không mang theo được gì nên còn sống là còn làm việc và cần nhất là lưu tâm, săn sóc, yêu thương, an ủi lẫn nhau trong cuộc sống mà nhiều người gọi là cuộc sống tạm gửi ở cõi đời này.
Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,149,085
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến