Hôm nay,  

Tôi Đi Học

12/08/200900:00:00(Xem: 247731)

Tôi Đi Học

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 2695-16208768- vb281209

Tác giả đã dự viết về nước Mỹ từ 2002 với nhiều bài viết  đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, đến Mỹ theo diện HO, từng sông ở Nam California và sau cùng chọn nơi định cư tại Greenville SC. Bài viết mới là một tự truyện thời kinh tế suy thoái: mất việc làm và trở thành học viên đi học nghề,  dù  ở độ tuổi cổ lai hy.

***

Chuyện tưởng như đùa, tôi lại có dịp cắp sách đến trường ở độ tuổi chỉ nên đi du lịch, vui với con cháu vì những ngày còn lại của tôi chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, theo như lời khuyên của hai cô em gái tôi mới từ W. Palm Beach, FL và của cô em họ,  mới ghé thăm tôi.
   Tuổi của anh thì nên nghỉ hưu ở nhà được ngày nào hay ngày ấy, vừa làm "việc nghĩa" vừa vui thú điền viên anh không thấy thích sao mà còn muốn đi làm,  đi học cho mệt cái xác phàm phu tục tử này nữa không biết,  bà xã tôi nhấn mạnh.
Viêc nghĩa đây theo ý kiến của bà xã là giúp bả trông mấy đứa cháu, thế nhưng việc này tôi lại không ham một chút nào cả. Vậy mới chết người chứ!
Nếu cứ theo lời khuyên của mấy bà này và bà xã của tôi thì tôi đành nghỉ nhà trong khi trí óc tôi vẫn còn minh mẫn để nhớ cái câu "La vie c est une lutte. Ceux qui vivent sont ceux qui luttent" (Tôi tạm dịch: "Sống là tranh đấu. Những người đang sống là những người tranh đấu") của bài nghị luận luân lý thuở nào ở bậc trung học.
Hơn nữa cơ thể tôi vẫn còn sung mãn chán,  tạm thời ở nhà môt thời gian để điều chỉnh giấy tờ và chờ đợi ngày cắp sách đến trường cũng làm tôi muốn bịnh.                                                             
Vậy thì cái quyết định đi học trở lại là hợp lý lắm,  theo lẽ những người thân của tôi phải hoan nghênh mới đúng chứ,  đằng này tôi bị không những bà xã càm ràm mà mấy cô em cũng chẳng tán thành ý định của ông anh một chút nào cho vui lòng "chiến sĩ".
Nhớ lại cách đây lối hơn một năm khi hãng C.,  đối diện với hãng của tôi đóng cửa. Hãng C.  là hãng mua các động cơ tân trang do hãng chúng tôi làm lại và sa thải toàn bộ công nhân thì viên manager một người Mỹ gốc Đức an ủi chúng tôi là đừng lo sợ vì tuy hãng C.  bị đóng cửa nhưng khi kinh tế xuống thì người ta sẽ dùng các động cơ tân trang thì phân xưởng này sẽ không thiếu việc làm.
Quả đúng như lời ông manager,  chúng tôi vẫn có việc làm đủ 40 giờ một tuần thế nhưng khi qua năm 2009 thì công việc đã sút giảm thấy rõ và liều thuốc thứ nhất mà hãng cho công nhân "uống   là một tuần chỉ còn có 32 giờ như  các hãng khác.
Với liều thuốc thứ nhất này hình như bệnh tình của hãng cũng không khỏe được bao nhiêu,  hãng bèn kê thêm toa thuốc thứ 2, ai muốn tình nguyện nghỉ phép 1 hay 2 tháng mà vẫn có tiền thất nghiệp thì cứ mại vô. 
Không chần chừ gì cả tôi: "mại vô " liền một khi và tình nguyện nghỉ  1 tháng chơi không ở nhà cho bõ lúc thức khuya dậy sớm để:" đi cầy " Phải nói là với liều thuốc thứ 2 này,  hãng vẫn muốn giữ công nhân vì cô thư ký trong phòng nhân viên căn dặn tôi :
Ông không được đi Việt Nam vì khi có việc,  hãng gọi mà ông không đi làm thì ông sẽ bị cho nghỉ việc.  Ông đừng quên điều này,  nếu vì lý do gì ông cần về Việt Nam thì ông phải xin phép.
Một tháng trôi qua rất mau, tôi trở lại làm việc thì hình như cơn bệnh của hãng vẫn chưa hồi phục và chỉ lối nửa tháng sau thì hãng cho một số công nhân của phân xưởng kế bên nghỉ việc và đến lối trung tuần tháng 5 thì tôi và một số công nhân nữa của phân xưởng kế bên và phân xưởng của tôi bị cho nghỉ việc.
Vì đây là một hãng lớn nên chúng tôi được hãng bồi thường cho một số tiền ít,  nhiều,  tùy theo thâm niên của mỗi người.  Đúng là một cách cư xử có tình có nghĩa với công nhân của hãng,  chẳng may bị nghỉ việc do tình hình kinh tế suy thoái.
  Đối với tôi thì đây là dịp may hiếm có để tôi có thể đi học một nghề hợp với lứa tuổi của tôi để nếu cần thì tôi có thể đi làm theo ý thích của mình. Để đi học nghề, tôi cũng phải làm những thủ tục như lấy hẹn để tham dự một buổi thuyết trình của Sở Thất Nghiệp rồi lấy hẹn để nhận sự hướng dẫn của một case manager. 
  Vì số người thất nghiệp khá đông nên tôi phải chờ đến ngày 28 tháng 7 năm 2009 mới gặp được người phụ trách. Tiếp tôi là một phụ nữ nhỏ nhắn, dịu dàng người Mỹ gốc Mễ. Bà ta đưa ra những ý kiến cũng như luôn tay bấm cái PC để giúp tìm ra những khóa học nghề hợp với số tuổi cũng như tình trạng tài chánh của tôi.


Sau cùng thì bà ấy hướng dẫn tôi nên theo chương trình Plan 60 vì với chương trình này tôi được miễn đóng học phí và chỉ phải trả một số tiền nhỏ cho mỗi một unit mà thôi.                                             Đến đây tôi xin ra ngoài lề một chút, khác với anh L.  bạn cùng bị  laid-off với tôi,  anh này trước đây làm ở hãng S.  chuyên sản xuất mền bán trong nước Mỹ đến khi Mỹ và Tàu ký thương ước WTO thì hãng này phải đóng cửa nên công nhân của hãng được hưởng chương trình TAA.                                                                   Khi anh L.  xin ghi danh đi học thì viên case manager cho biết anh được trả mọi phí tổn do chương trình TAA tài trợ trong thời gian 104 tuần lễ.                                                                                        Như thế thì anh L. cứ yên tâm học mà không phải lo lắng về sinh kế trong thời gian đèn sách. Vậy là sướng hơn tiên rồi còn gì nữa mà không đi học cho đời lên hương.  Đúng là số mệnh đã gõ cửa đúng thời điểm!
Vậy thì chương trình TAA là gì" Xin thưa đó là chương trình giúp công nhân đi học để có một nghề khác do việc nhập cảng quá nhiều loại hàng cùng loại được sản xuất ở Mỹ hay do việc chuyển sự sản xuất ra khỏi nước Mỹ.
Khi tôi qua Trường Đại Học Cộng Đồng để làm đơn theo học thì mọi sự đều hanh thông. Cũng như mọi người,  tôi phải làm đơn,  đóng tiền nhập học,  thi Anh Ngữ,  đóng tiền lệ phí cho mỗi unit vì tiền học đã được miễn và khi bước ra khỏi nơi làm thủ tục thì bây giờ tôi đã là một sinh viên ở độ tuổi "Thất thập cổ lai hy" của Trường  này. Còn gì khoan khoái hơn "
Tôi chợt nhớ cách đây lâu lắm rồi,  tôi đã đọc một bài của một tác giả mà tôi quên tên,  đăng trên vietbao on line trong mục "Viết về nước Mỹ" nói về các Trường thuộc loại này ở Mỹ. Theo tác giả bài này thì bất cứ ai,  tùy theo trình độ, muốn có một nghề hay muốn trau dồi kiến thức thì đây là nơi thích hợp nhất để theo học, và tác giả bài này, quả thật đã không sai một chút nào.     
Nếu bạn muốn tránh sự buồn chán ở độ tuổi mà làm việc nặng thì không thích hợp mà làm việc nhẹ hợp với khả năng của bạn mà bạn kiếm không ra,  thì bạn còn đợi gì mà không :" lên đường" theo học.                                                                                                   
Nước Mỹ quả là thiên đường học vấn cho những ai muốn thay đổi cuộc đời bằng cách học một cái gì trước là để giúp mình sau là có một số kiến thức trong tay để có dịp thì dùng tới, như là một cách để dành tiền có lợi nhất.
Bảo đảm với bạn,  khi bạn đi học, cái không khí tươi vui trong lớp học, những bạn học cùng lớp,  sẽ giúp bạn tươi vui và bạn sẽ trẻ mãi không già.                                                                                    
Bạn có muốn trẻ không,  nếu bạn muốn,  bạn cứ vào vai "học  trò" thì bạn sẽ trẻ ra liền vì các cụ ta đã chẳng có câu "Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò"  là gì!  Là học trò thì lớn hay nhỏ tuổi đều là học trò và sẽ được hưởng cái thi vị của lứa tuổi này,  không ở đâu có, chỉ có ở lớp học mà thôi.
Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,029,424
Từ ngày tôi giúp bác Sa dựng lên cái Tuyệt tình cốc ngoài sân sau nhà bác. Tôi cũng muốn có một cái như vậy để tại ngoại những lúc cần yên tĩnh. Nhưng mỗi người mỗi cảnh
Trên màn ảnh vô tuyến truyền hình, chương trình của Bác Sĩ Phil đang chiếu cảnh một em bé 15 tuổi gào thét trong hậu trường sân khấu: "Tôi muốn Mẹ! Mẹ đâu rồi! Mẹ đừng bỏ con!"
Đầu năm mới Dương lịch 2007, có lẽ mọi người, nhất là người Việt Nam đang nghĩ đến một mùa Xuân ấm áp, thì bỗng dưng tuyết rơi giá lạnh gần khắp nước Mỹ. Thật ra mùa Xuân chỉ đang
Lân, anh bạn đứng thực tập bên cạnh thì thào, anh chàng này là một sinh viên xuất sắc, giờ thực tập anh thường chỉ thêm cho Lan những gì Lan không hiểu, nên anh biết hôm nay Lan bốc phải
Đọc một đọan văn của em, chị giật mình, đọc lại một lần nữa, không giám nghĩ đó là em viết cho em, gửi cho em một PM với cả một sự dè dặt - Em viết đọan văn này cho em hay viết thay cho ai"
Gần bốn mươi ba năm trước, vào ngày 28 tháng 8 năm 1963, từ bậc thềm đài tưởng niệm cố Tổng Thống Lincoln ở Wasington D.C., Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. trong một bài diễn văn
Dạo mới quen Jim, hai đứa đi Costco, An thấy Jim cứ hay tạt vào nơi bán mấy chương trình computer để xem. Không phải xem mấy thứ cho người lớn, mà là xem những chương trình computer
Ánh nắng chói chang ngoài song cửa, tiếng hối hả của các con tôi vang lên. "Bà Ngoại thay đồ nhanh mình ăn sáng, rồi còn đi chơi nữa, Ngoại ơi!” À! Thì ra là mình đã đánh được một giấc ngủ
Thợ làm nail (manicurist), chợt thấy những người thợ tóc (cosmetologist) với thợ dưỡng da hay thợ làm facial (esthetician) chuyên môn nhổ chân mày hay nhổ bât cứ phần lông thừa nào trên mặt
Không nghe tiếng trả lời nào. Chắc là bà đã cùng đi ra ngoài chợ trời Golden West với cô Song Thụy, người bạn già từ trường Đồng Khánh cái thời năm Tỵ năm Tê Giác gì đó của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến