Hôm nay,  

Sáu Năm Mài Đũng Quần

16/08/200900:00:00(Xem: 251197)

Sáu Năm Mài Đũng Quần

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2699-16208772- vb881609

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là chuyện thời đi học tại Mỹ.

***
Tính tổng cộng thì từ khi tôi quyết định đi học lại khi đặt chân lên đất Mỹ là khoảng trên sáu năm. Đi học lại là tâm nguyện của tôi khi còn bị tù trong các trại cải tạo tròm trèm hết mười năm. Trong những năm trời bị đày đọa, bầm dập đó tôi luôn nhớ đến lời má tôi vẫn thường khuyên bảo tôi. "Ba má không có của cải gì để lại cho con ngoài việc cho con một gia tài kiến thức mà không ai lấy mất của con được." Những lời nhắn nhủ đó vẫn còn văng vẳng bên tai tôi cho đến ngày hôm nay.
Ngay năm đầu tới Mỹ tôi nhờ Nhân, anh bạn trẻ cùng chung ở đảo giúp đỡ ghi danh và hai anh em ngày ngày chở nhau đi học ở trường đại học cộng đồng gần nơi ở. Nhờ có vốn Anh văn khá nên tôi không phải theo học lớp ESL, lớp Anh ngữ dành cho đa số ngươi tỵ nạn, mà lấy mấy lớp có tính credits trong chương trình học 2 năm.
Ngày thường thì đi học, cuối tuần hai anh em lại chở nhau đi làm vườn cắt cỏ để kiếm tiền trả tiền thuê phòng, chưa lúc nào tôi lại thấy mình được hạnh phúc như vầy. Vừa được sống lại cuộc đời sinh viên vừa thực hiện được ước mơ tưởng như không bao giờ có được ở tuổi lúc đó đã trên bốn mươi. Ngày ngày đeo ba lô đầy sách vở đến trường, được ngồi học với tiền trợ cấp của chính phủ sống lại cuộc đời"sách đèn"tôi thấy như mình được hồi sinh.
Những lúc vùi đầu vào sách vở cho những kỳ thi cuối học kỳ, những lần gục đầu ngủ trên cuốn sách tại bàn thư viện vì mệt mỏi đến khi thức dậy thấy chỉ còn mình mình! những giây phút sung sướng khi được điểm cao hay những lần "quê xệ" vì bị bắt đang copy bài của người ngồi kế. Tất cả những hương vị và chất liệu này của đời đi học tôi đều được có dịp hưởng và sống lại. Chẳng những thế mà tôi còn thực sự mài lủng đáy quần của mình ở ghế nhà trường nữa!
Số là tôi hay  mặc cái quần ka ki màu cứt ngựa để đi học cho... đỡ phải giặt vậy mà (xin lỗi các bạn!) đáy quần bị lủng hồi nào tôi không hay. Hôm cuối tuần một bữa nọ tôi được mời đi ăn cưới con của một người bạn thân ở nhà hàng. Thứ nhất vì là chỗ thân tình, kế đến lúc đó tôi chẳng có được một bộ vét nào nên mặc đại cái quần kaki đó mà đi dự lễ ở nhà hàng. Tới chừng tiệc xong khi ra xe  anh bạn mới khều tôi nói nhỏ là "quần của mày bị lủng đáy đó nhe!" tôi quê không biết chỗ nào mà nói.


Sau khi học xong hai năm tôi quyết định chuyển trường qua đại học của tiểu bang để học hai năm nữa. Trường đại học tiểu bang tên là Evergreen nổi danh là một trường "cấp tiến" ở miền Tây Bắc nước Mỹ. Ngoài những phá lệ truyền thống của các đại học khác như chấm điểm sinh viên theo hạng A, B, C vân vân, thì các giáo sư trường này chỉ nhận xét, đánh giá theo lời tự phê bình khả năng học của sinh viên mà cho "đậu"hay "rớt". Còn sinh viên thì thuộc loại sống theo dân hippies của  thập niên sáu mươi, ăn mặc kỳ lạ, xỏ lỗ tai, lỗ mũi, nhuộm tóc đủ màu.
Thời điểm đó mà trường đã có những môn học rất lạ như các vấn đề về môi trường, về văn minh văn hóa các quốc gia trên thế giới, về người Da đỏ... Các giáo sư chia sinh viên trong lớp của mình ra nhóm để họ tự thảo luận đề tài học rồi trình bày cho cả lớp và giáo sư nghe lập luận, ý kiến của mình. Tôi rất là bỡ ngỡ khi chuyển sang trường này, cả năm sau mới làm quen được với lối học ở đây. Trong khi học tôi được làm work study trong phòng phim ảnh và âm thanh thuộc thư viện nhà trường.
Mài đũng quần tiếp hơn hai năm nữa tôi mới tốt nghiệp. Ngành của tôi học rất khó tìm việc toàn thời gian ở tiểu bang tôi sống. Sau một thời gian làm trợ huấn cho trường dạy cho trẻ em Da đỏ tôi lại ghi danh học tiếp cao học.
Thật ra sau bốn năm trời đi học tôi bắt đầu mỏi mệt nhưng vì thôi thúc bởi ý chí nên tôi cố đi cho hết đoạn đường. Sống chật vật lại ít có tiền gởi về giúp đỡ nhà, đoạn đường còn dài tới hai năm chưa biết sẽ ra sao tôi thấy thật đầy căng thẳng.
Tuy nhiên có đi thì sẽ tới. Ngày tôi ra trường tôi cài một ảnh nhỏ của má tôi được đính vào một nút tròn trên ngực áo để nhớ đến lòng mong muốn của má tôi ngày nào mà nay tôi đã thực hiện được. Khi được gọi tên lên nhận bằng tôi thấy người mình lâng lâng nhẹ nhỏm. Trong bộ áo tốt nghiệp tôi đi xuống chỗ ngồi qua hàng ghế đầy chật thân nhân của sinh viên tốt nghiệp tôi thấy như có má tôi mỉm cười ở nơi nào đó trên cao.
Tôi mất rất nhiều cơ hội làm việc để kiếm ra tiền như các bạn khác trong sáu năm trường tôi bỏ ra nơi chốn học đường nhưng tôi rất lấy làm mãn nguyện vì đã thực hiện được ước mơ của đời mình và nhất là đã không làm phụ lòng của ba má tôi đạt kỳ vọng vào tôi. Tôi không hối tiếc chút nào với quyết định trở lại miệt mài nơi ghế nhà trường của mình vì:
Sáu năm đó con nhớ lời dạy dỗ
Để không làm phụ lòng ba má đã hy sinh
Cho con được có ngày ngẩng mặt./.
TRƯƠNG TẤN THÀNH, WA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,399,324
Hai tuần nữa mới Tết, nhưng đã tới lúc lo thức ăn cho ngày Tết sắp tới. Tác giả Nguyễn Viết Tân, thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, muốn chia xẻ với bạn...
Tác giả tên thật: Nông Phiên; Sinh năm 1965 tại Sài gòn. Giáo viên Sư phạm Kỹ Thuật. Công việc hiện tại: Electro-mechanic Technician. Năm 2012, Phi Yên có bài viết về nước Mỹ đầu tiên: một tự sự linh hoạt về công việc lưu trữ ngũ cốc tại Mỹ, lần đầu được đề cập bởi người gốc Việt. Sau hai năm không viết thêm, sau đây là bài mới. Mong tác giả tiếp tục.
Chú Sáu Steve Brown là bút hiện của Steve Brown, một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết về nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 đã phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt.
Tác giả lần đầu dự Viêt Về Nước Mỹ. Bài đầu tiên được ghi là “viết thay lời cầu nguyện cho các linh hồn đã bỏ mình trên đường đi tìm Tự Do và riêng cho bạn tôi”. Mong Phạm Ngọc sẽ tiếp tục viết.
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Và liên tiếp cho thấy sức viết nhanh, viết mạnh. Xin mời đọc bài viết thứ mười một của bà.
Thạnh Hoà là bút hiệu mới của một tác giả từng có bài tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Sau đây là bài đầu tiên khai trương bút hiệu mới của ông.
Bài viết mới của tác giả cho Tết đang đến. Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh trước 1975, đã có nhiều chuyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Sau tháng 4/1975, cô không viết, chỉ chuyên làm công tác nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, Cam Li bắt đầu góp bài cho Việt Báo từ 2009 và đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2010.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả là một bác sĩ Nha Khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007, ông đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Xuất Sắc 2010, với hồi ký “My Life” chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp Y Khoa, Hưng Cao còn là người soạn nhạc và là chủ tịch câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ trong “Ngày Văn Hóa Diêân Hồng” được tổ chức tại thành phố Frankfurt, Đức Quốc. Mời độc giả xem bài mới nhất của ông “To Face or Not To Face?”
Tác giả là nhà báo quen quen thuộc tại Dallas. Phan góp bài cho Viết về nước Mỹ từ lâu và băm nay mới nhận giải vinh danh tác giả 2013. Sau đây là bài mới của Phan.
Nhạc sĩ Cung Tiến