Hôm nay,  

Sáu Năm Mài Đũng Quần

16/08/200900:00:00(Xem: 251099)

Sáu Năm Mài Đũng Quần

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2699-16208772- vb881609

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là chuyện thời đi học tại Mỹ.

***
Tính tổng cộng thì từ khi tôi quyết định đi học lại khi đặt chân lên đất Mỹ là khoảng trên sáu năm. Đi học lại là tâm nguyện của tôi khi còn bị tù trong các trại cải tạo tròm trèm hết mười năm. Trong những năm trời bị đày đọa, bầm dập đó tôi luôn nhớ đến lời má tôi vẫn thường khuyên bảo tôi. "Ba má không có của cải gì để lại cho con ngoài việc cho con một gia tài kiến thức mà không ai lấy mất của con được." Những lời nhắn nhủ đó vẫn còn văng vẳng bên tai tôi cho đến ngày hôm nay.
Ngay năm đầu tới Mỹ tôi nhờ Nhân, anh bạn trẻ cùng chung ở đảo giúp đỡ ghi danh và hai anh em ngày ngày chở nhau đi học ở trường đại học cộng đồng gần nơi ở. Nhờ có vốn Anh văn khá nên tôi không phải theo học lớp ESL, lớp Anh ngữ dành cho đa số ngươi tỵ nạn, mà lấy mấy lớp có tính credits trong chương trình học 2 năm.
Ngày thường thì đi học, cuối tuần hai anh em lại chở nhau đi làm vườn cắt cỏ để kiếm tiền trả tiền thuê phòng, chưa lúc nào tôi lại thấy mình được hạnh phúc như vầy. Vừa được sống lại cuộc đời sinh viên vừa thực hiện được ước mơ tưởng như không bao giờ có được ở tuổi lúc đó đã trên bốn mươi. Ngày ngày đeo ba lô đầy sách vở đến trường, được ngồi học với tiền trợ cấp của chính phủ sống lại cuộc đời"sách đèn"tôi thấy như mình được hồi sinh.
Những lúc vùi đầu vào sách vở cho những kỳ thi cuối học kỳ, những lần gục đầu ngủ trên cuốn sách tại bàn thư viện vì mệt mỏi đến khi thức dậy thấy chỉ còn mình mình! những giây phút sung sướng khi được điểm cao hay những lần "quê xệ" vì bị bắt đang copy bài của người ngồi kế. Tất cả những hương vị và chất liệu này của đời đi học tôi đều được có dịp hưởng và sống lại. Chẳng những thế mà tôi còn thực sự mài lủng đáy quần của mình ở ghế nhà trường nữa!
Số là tôi hay  mặc cái quần ka ki màu cứt ngựa để đi học cho... đỡ phải giặt vậy mà (xin lỗi các bạn!) đáy quần bị lủng hồi nào tôi không hay. Hôm cuối tuần một bữa nọ tôi được mời đi ăn cưới con của một người bạn thân ở nhà hàng. Thứ nhất vì là chỗ thân tình, kế đến lúc đó tôi chẳng có được một bộ vét nào nên mặc đại cái quần kaki đó mà đi dự lễ ở nhà hàng. Tới chừng tiệc xong khi ra xe  anh bạn mới khều tôi nói nhỏ là "quần của mày bị lủng đáy đó nhe!" tôi quê không biết chỗ nào mà nói.


Sau khi học xong hai năm tôi quyết định chuyển trường qua đại học của tiểu bang để học hai năm nữa. Trường đại học tiểu bang tên là Evergreen nổi danh là một trường "cấp tiến" ở miền Tây Bắc nước Mỹ. Ngoài những phá lệ truyền thống của các đại học khác như chấm điểm sinh viên theo hạng A, B, C vân vân, thì các giáo sư trường này chỉ nhận xét, đánh giá theo lời tự phê bình khả năng học của sinh viên mà cho "đậu"hay "rớt". Còn sinh viên thì thuộc loại sống theo dân hippies của  thập niên sáu mươi, ăn mặc kỳ lạ, xỏ lỗ tai, lỗ mũi, nhuộm tóc đủ màu.
Thời điểm đó mà trường đã có những môn học rất lạ như các vấn đề về môi trường, về văn minh văn hóa các quốc gia trên thế giới, về người Da đỏ... Các giáo sư chia sinh viên trong lớp của mình ra nhóm để họ tự thảo luận đề tài học rồi trình bày cho cả lớp và giáo sư nghe lập luận, ý kiến của mình. Tôi rất là bỡ ngỡ khi chuyển sang trường này, cả năm sau mới làm quen được với lối học ở đây. Trong khi học tôi được làm work study trong phòng phim ảnh và âm thanh thuộc thư viện nhà trường.
Mài đũng quần tiếp hơn hai năm nữa tôi mới tốt nghiệp. Ngành của tôi học rất khó tìm việc toàn thời gian ở tiểu bang tôi sống. Sau một thời gian làm trợ huấn cho trường dạy cho trẻ em Da đỏ tôi lại ghi danh học tiếp cao học.
Thật ra sau bốn năm trời đi học tôi bắt đầu mỏi mệt nhưng vì thôi thúc bởi ý chí nên tôi cố đi cho hết đoạn đường. Sống chật vật lại ít có tiền gởi về giúp đỡ nhà, đoạn đường còn dài tới hai năm chưa biết sẽ ra sao tôi thấy thật đầy căng thẳng.
Tuy nhiên có đi thì sẽ tới. Ngày tôi ra trường tôi cài một ảnh nhỏ của má tôi được đính vào một nút tròn trên ngực áo để nhớ đến lòng mong muốn của má tôi ngày nào mà nay tôi đã thực hiện được. Khi được gọi tên lên nhận bằng tôi thấy người mình lâng lâng nhẹ nhỏm. Trong bộ áo tốt nghiệp tôi đi xuống chỗ ngồi qua hàng ghế đầy chật thân nhân của sinh viên tốt nghiệp tôi thấy như có má tôi mỉm cười ở nơi nào đó trên cao.
Tôi mất rất nhiều cơ hội làm việc để kiếm ra tiền như các bạn khác trong sáu năm trường tôi bỏ ra nơi chốn học đường nhưng tôi rất lấy làm mãn nguyện vì đã thực hiện được ước mơ của đời mình và nhất là đã không làm phụ lòng của ba má tôi đạt kỳ vọng vào tôi. Tôi không hối tiếc chút nào với quyết định trở lại miệt mài nơi ghế nhà trường của mình vì:
Sáu năm đó con nhớ lời dạy dỗ
Để không làm phụ lòng ba má đã hy sinh
Cho con được có ngày ngẩng mặt./.
TRƯƠNG TẤN THÀNH, WA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,259,900
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến