Hôm nay,  

Tâm Điểm: Múa Bút Cùng Hoàng Thy

22/08/200900:00:00(Xem: 20299)

Tâm điểm: Múa bút cùng Hoàng Thy

Hình: Hoàng Thy (áo đỏ) đứng lên trong sự vỗ tay của khán giả

Viết Về Nước Mỹ, một công trình văn chương lịch sử đồ sộ ghi chú lại những kinh nghiệm của hàng ngàn người di cư ra hải ngoại đã được tổ chức hồi tuần qua tại hội trường Việt Báo trong không khí trang nhã, ấm cúng. Chủ tịch học khu Garden Grove, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân đã nhận xét : “Chúng ta phải tiếp tục gíup đỡ con em trên con đường học vấn. Giải thưởng này là một khích lệ lớn để các em tiếp tục phấn đấu trên con đường văn chương và nhân bản.”
Như mọi năm tiếu chí chọn bài của giải năm nay dựa trên những tác phẩm không chỉ sự có sức hút sáng tạo, lạ lẫm trong lối hành văn mà còn chủ yếu xoáy vào những ý nghĩa hướng thượng được đúc kết ở mỗi câu chuyện. Tác giả trẻ nhất trong năm chính là Hoàng Thy đến từ Oregon khi cô vừa tròn mười chín. Một người vừa giàu cảm xúc, vừa đầy ý tưởng. 
Việt Báo: Chào Hoàng Thy và chúc mừng bạn đã đến được với giải Viết Về Nước Mỹ năm nay. Thy có thể cho biết cảm tưởng của bạn sau khi biết tin mình nhận giải"
Hoàng Thy: Có thể nói là khá bất ngờ. Mình thấy rất vui khi nghe tin này từ mẹ của mình. Một phần nào đó cũng cảm thấy tự hào khi được góp công ghi nhận lịch sử của gia đình mình vào trang lịch sử người Việt hải ngoại.
Việt Báo: Đây có phải là lần đầu tiên Thy nhận giải viết văn"
Hoàng Thy: Thưa không, sang đây định cư từ năm 2007 và hiện cư trú tại bang Oregon mình cũng đã từng nhận một giải thưởng vinh dự từ cuộc thi viết văn do tập đoàn Target tổ chức dưới tựa đề “Letters to authors about literature” (tạm dịch: Những lá thư gửi đến các tác giả về văn chương). Lúc đó mình đoạt giải nhất tiểu bang và giải danh dự quốc gia.
Việt Báo: Khi đặt bút viết “Mẹ, Khổ Qua và Đường Mòn Oregon” bạn lấy cảm hứng từ đâu"
Hoàng Thy: Gọi là đặt bút thì không phải, mình thì quen đánh vi tính hơn. Mình lúc ấy nghĩ đơn giản là viết về tình yêu dành cho nước Mỹ. Ở đây mình được đi học, chịu khó chịu khổ một tí dẫu sao cũng đỡ hơn ở quê hương khi cơ hội thăng tiến rất hiếm hoi. Kế đến là mình cũng muốn phần nào đó chia sẻ tâm tư của mình, về tình thương mình dành cho cha mẹ.


Việt Báo: Như vậy ý của bạn là viết văn là một cách để giải tỏa, để tâm sự những cảm nghĩ mà văn hóa người Á Đông không quen bày tỏ với “bậc trên.” Thay vì diễn đạt qua lời nói, Thy sử dụng ngòi bút của mình...
Hoàng Thy: Đúng vậy, mình đã hình thành thói quen tập viết từ hồi học lớp hai lớp khi bắt đầu tập tành viết nhật ký. Đến nay thói quen ấy vẫn còn và đó cũng là lý do mà mình cảm thấy hứng thú khi viết.
Việt Báo: Không phải là nhà văn chuyên nghiệp, nhưng văn của bạn khá cởi mở, theo kinh nghiệm của mình viết văn hay cần những điều gì"
Hoàng Thy: Mình đánh máy cũng thành thạo và ý tưởng lúc nào cũng có trong đầu sẵn nên hành động viết trở nên khá dễ dàng theo thời gian. Như bạn thấy ở câu chuyện mình viết cũng nói lên một chặng đường bao gồm những quan sát và ghi chú trong khoảng thời gian từ lúc ở Việt Nam sang đến Mỹ. Mình viết đều đặn và cũng viết được bằng hai thứ tiếng.
Việt Báo: Vậy bạn thấy sự khác biệt nào giữa viết tiếng Anh và tiếng Việt"
Hoàng Thy: Ừm...khác biệt chính không phải là ngôn ngữ mà chính là đối tượng người đọc. Khi viết tiếng Việt thì mình chỉ nghĩ đến độc giả là người Việt Nam. Còn khi sử dụng tiếng Anh thì mình không chỉ giới hạn chỉ người Mỹ mà đủ mọi sắc dân trong đó có cả người Việt Nam.
Việt Báo: Bạn có nguyện vọng nào cho tương lai"
Hoàng Thy: Mình hy vọng một ngày nào đó, Viết Về Nước Mỹ sẽ được dịch sang bản Anh ngữ và những thứ tiếng khác vì đây là một công trình có tính quy mô và xuyên suốt. Hy vọng điều đó sẽ xảy ra trong một tương lai gần.
Việt Báo: Hy vọng điều đó sẽ xảy ra trong một tương lai gần. Mình hơi đi ra ngoài đề một tí, nhưng cảm nghĩ của bạn như thế nào khi đạt chân đến Little Saigon"
Hoàng Thy: (cười) Cũng thú vị. So với Saigon Việt Nam phố xá ở đây sạch sẽ hơn và con người cũng lịch sự hơn. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt này lại rất ấn tượng với một người lạ lẫm như mình.
Việt Báo: Xin cảm ơn bạn đã có buổi chia sẻ này và chúc bạn thành công trên mọi phương diện!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,160,446
Tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Nguyễn Văn cho biết ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Cho tới nay, ông đã góp 4 bài: “Chuyện Của Bill”; “Tôi Không Là Ai Cả”; “Ngày Tháng Buồn Hiu”; “Mùa Thu Nashville.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động. Sau đây là bài viết thứ năm.
Sinh năm 1983, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuý,v "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tại đại học Cal State, Kim Trần đã tự sáng lập "School First Learning Center" và hiện có 2 trường dạy kèm rất thành công tại Garden Grove và Westminster. Sau đây là bài cô mới viết.
Đây là bài đầu tiên của một tác giả người Mỹ trực tiếp viết văn bằng Việt ngữ. Email kèm bài viết được ông xưng danh là “Steve Brown tức là Sáu.” Ông chính là “người Mỹ yêu tiếng Việt” mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài “Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu.” Mới đây, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông,
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông có tựa đề “Fasting: Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” gồm nhiều chi tiết đặc biệt sống động về việc điều trị bệnh động kinh. Sau đây là phần đầu.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010 -thường được gọi đùa là giải á hậu- với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu? Bài viết sau đây đã đăng trong báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn, 2012, nhưng chưa có trên online nên xin bổ túc.
Bài viết là chuyện về bé Ti, qua Mỹ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Vì một tai nạn xe hơi, “Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập.” Có thể tác giả cũng chính là nhân vật trong truyện kể, một bé gái còn ở tuổi thiếu niên. Chúc bé an lành và mong Nhật Mai liên lạc lại với Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện gia đình Việt Mỹ và tình yêu đồng tính.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là hai bài viết mới của ông. Tuy tựa đề kêu buồn nhưng không buồn chút nào.
Trước 30/4/1975, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Nhạc sĩ Cung Tiến