Hôm nay,  

Tâm Điểm: Múa Bút Cùng Hoàng Thy

22/08/200900:00:00(Xem: 19705)

Tâm điểm: Múa bút cùng Hoàng Thy

Hình: Hoàng Thy (áo đỏ) đứng lên trong sự vỗ tay của khán giả

Viết Về Nước Mỹ, một công trình văn chương lịch sử đồ sộ ghi chú lại những kinh nghiệm của hàng ngàn người di cư ra hải ngoại đã được tổ chức hồi tuần qua tại hội trường Việt Báo trong không khí trang nhã, ấm cúng. Chủ tịch học khu Garden Grove, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân đã nhận xét : “Chúng ta phải tiếp tục gíup đỡ con em trên con đường học vấn. Giải thưởng này là một khích lệ lớn để các em tiếp tục phấn đấu trên con đường văn chương và nhân bản.”
Như mọi năm tiếu chí chọn bài của giải năm nay dựa trên những tác phẩm không chỉ sự có sức hút sáng tạo, lạ lẫm trong lối hành văn mà còn chủ yếu xoáy vào những ý nghĩa hướng thượng được đúc kết ở mỗi câu chuyện. Tác giả trẻ nhất trong năm chính là Hoàng Thy đến từ Oregon khi cô vừa tròn mười chín. Một người vừa giàu cảm xúc, vừa đầy ý tưởng. 
Việt Báo: Chào Hoàng Thy và chúc mừng bạn đã đến được với giải Viết Về Nước Mỹ năm nay. Thy có thể cho biết cảm tưởng của bạn sau khi biết tin mình nhận giải"
Hoàng Thy: Có thể nói là khá bất ngờ. Mình thấy rất vui khi nghe tin này từ mẹ của mình. Một phần nào đó cũng cảm thấy tự hào khi được góp công ghi nhận lịch sử của gia đình mình vào trang lịch sử người Việt hải ngoại.
Việt Báo: Đây có phải là lần đầu tiên Thy nhận giải viết văn"
Hoàng Thy: Thưa không, sang đây định cư từ năm 2007 và hiện cư trú tại bang Oregon mình cũng đã từng nhận một giải thưởng vinh dự từ cuộc thi viết văn do tập đoàn Target tổ chức dưới tựa đề “Letters to authors about literature” (tạm dịch: Những lá thư gửi đến các tác giả về văn chương). Lúc đó mình đoạt giải nhất tiểu bang và giải danh dự quốc gia.
Việt Báo: Khi đặt bút viết “Mẹ, Khổ Qua và Đường Mòn Oregon” bạn lấy cảm hứng từ đâu"
Hoàng Thy: Gọi là đặt bút thì không phải, mình thì quen đánh vi tính hơn. Mình lúc ấy nghĩ đơn giản là viết về tình yêu dành cho nước Mỹ. Ở đây mình được đi học, chịu khó chịu khổ một tí dẫu sao cũng đỡ hơn ở quê hương khi cơ hội thăng tiến rất hiếm hoi. Kế đến là mình cũng muốn phần nào đó chia sẻ tâm tư của mình, về tình thương mình dành cho cha mẹ.


Việt Báo: Như vậy ý của bạn là viết văn là một cách để giải tỏa, để tâm sự những cảm nghĩ mà văn hóa người Á Đông không quen bày tỏ với “bậc trên.” Thay vì diễn đạt qua lời nói, Thy sử dụng ngòi bút của mình...
Hoàng Thy: Đúng vậy, mình đã hình thành thói quen tập viết từ hồi học lớp hai lớp khi bắt đầu tập tành viết nhật ký. Đến nay thói quen ấy vẫn còn và đó cũng là lý do mà mình cảm thấy hứng thú khi viết.
Việt Báo: Không phải là nhà văn chuyên nghiệp, nhưng văn của bạn khá cởi mở, theo kinh nghiệm của mình viết văn hay cần những điều gì"
Hoàng Thy: Mình đánh máy cũng thành thạo và ý tưởng lúc nào cũng có trong đầu sẵn nên hành động viết trở nên khá dễ dàng theo thời gian. Như bạn thấy ở câu chuyện mình viết cũng nói lên một chặng đường bao gồm những quan sát và ghi chú trong khoảng thời gian từ lúc ở Việt Nam sang đến Mỹ. Mình viết đều đặn và cũng viết được bằng hai thứ tiếng.
Việt Báo: Vậy bạn thấy sự khác biệt nào giữa viết tiếng Anh và tiếng Việt"
Hoàng Thy: Ừm...khác biệt chính không phải là ngôn ngữ mà chính là đối tượng người đọc. Khi viết tiếng Việt thì mình chỉ nghĩ đến độc giả là người Việt Nam. Còn khi sử dụng tiếng Anh thì mình không chỉ giới hạn chỉ người Mỹ mà đủ mọi sắc dân trong đó có cả người Việt Nam.
Việt Báo: Bạn có nguyện vọng nào cho tương lai"
Hoàng Thy: Mình hy vọng một ngày nào đó, Viết Về Nước Mỹ sẽ được dịch sang bản Anh ngữ và những thứ tiếng khác vì đây là một công trình có tính quy mô và xuyên suốt. Hy vọng điều đó sẽ xảy ra trong một tương lai gần.
Việt Báo: Hy vọng điều đó sẽ xảy ra trong một tương lai gần. Mình hơi đi ra ngoài đề một tí, nhưng cảm nghĩ của bạn như thế nào khi đạt chân đến Little Saigon"
Hoàng Thy: (cười) Cũng thú vị. So với Saigon Việt Nam phố xá ở đây sạch sẽ hơn và con người cũng lịch sự hơn. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt này lại rất ấn tượng với một người lạ lẫm như mình.
Việt Báo: Xin cảm ơn bạn đã có buổi chia sẻ này và chúc bạn thành công trên mọi phương diện!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,947,584
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Hơn tuần nay tình hình chiến sự ở miền nam Lebanon vẫn tiếp tục sôi động, kể từ khi máy bay Do Thái xâm phạm lãnh thổ Lebanon để truy kích các mục tiêu của bọn khủng bố Hezbolla, sau khi bọn này bắt cóc hai người lính Do Thái, rồi liên tục pháo kích vào lãnh thổ của họ. Nhằm bảo vệ tính mạng của công dân Mỹ sinh
Nhạc sĩ Cung Tiến